Tổ chức hoạt động dạy học theo b-Learning với sự hỗ trợ của PHT

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 NC theo bLearning với sự hỗ trợ của phiếu học tập (Trang 38 - 41)

Căn cứ vào đặc điểm và các HTTCDH theo b-Learning, vai trò và chức năng của PHT trong DH vật lý, chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức HĐDH theo b- Learning với sự hỗ trợ của PHT

Hình 1.3. Quy trình tổ chức HĐDH theo b-Learning với sự hỗ trợ của PHT

Theo quy trình trên, các giai đoạn được thực hiện cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dạy học

GV cập nhật nội dung chương trình, lớp học theo đúng quy định của nhà trường đồng thời cập nhật các học liệu cần thiết cho chương trình mình đảm nhận thông qua hệ thống e-Learning. Hệ thống hỗ trợ cung cấp mỗi HS một tài khoản đăng nhập, dựa vào đó GV quản lý hoạt động của các thành viên khi tham gia vào hệ thống.

Tiến hành lập kế hoạch tổ chức dạy học dựa trên nội dung chương trình và đặc điểm HS từ đó kiến thiết chương trình học phù hợp với người học nhất. Việc lập kế hoạch bao gồm các khâu lựa chọn PPDH, PTDH; phương pháp và công cụ KTĐG; gia công nội dung DH và giao nhiệm vụ chuẩn bị thông qua PHT. Khi gia công nội dung DH cần thống nhất mẫu trong tất cả các bài học khác nhau để HS dễ theo dõi. Trong khâu giao nhiệm vụ, cần xác định rõ công việc cụ thể cho GV và HS trong QTDH được thể hiện thông qua PHT.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tổ chức dạy học + Khâu 1: Kiểm tra nhiệm vụ được giao

Nhiệm vụ của HS trước khi đến lớp là hoàn thành các nhiệm vụ GV giao ở buổi học trước. Hệ thống e-Leaning sẽ hỗ trợ HS hoàn thành các nhiệm vụ đó dưới sự định hướng của GV thông qua PHT điện tử. Đồng thời hệ thống cũng hỗ trợ GV kiểm tra kết quả làm bài tập ở nhà của các HS một cách nhanh chóng.

+ Khâu 2: Đặt vấn đề

Đặt vấn đề trong DH vật lý là khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới. Việc đặt vấn đề trước mỗi nội dung của bài học có vai trò trong việc định hướng hoạt động nhận thức của HS, từ đó giúp HS chủ động nắm bắt vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV. Như vậy để giai đoạn đặt vấn đề tập trung sự chú ý của HS có thể sử dụng PTDH để hỗ trợ. Khi sử dụng PTDH cho mỗi nội dung, GV cần lựa chọn và xác định nên dùng PTDH truyền thống, PTDH hiện đại hay kết hợp các loại PTDH để khai thác hết các tiềm năng của về mặt giáo dục của PTDH.

+ Khâu 3: Giải quyết vấn đề

Trong giai đoạn giải quyết vấn đề GV dẫn dắt HS để họ tự lực tìm tòi tri thức, đồng thời giúp HS quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học trong giải quyết vấn đề.

Hai khâu quan trọng cần thực hiện trong giai đoạn này là xây dựng giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Để HS có thể xây dựng giả thuyết, GV cần rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát có mục đích các sự vật, hiện tượng trong khuôn khổ vấn đề đã đặt ra ở trên; hướng dẫn cho HS vận dụng tri thức sẵn có để xây dựng giả thuyết trên cơ sở những điều quan sát được. GV tiến hành tổ chức thảo luận theo cá nhân hoặc nhóm để tìm ra các giả thuyết, hướng dẫn HS kiểm chứng từng giả thuyết. Sự định hướng của GV có thể là trực tiếp hoặc được thực hiện thông qua nội dung PHT.

+ Khâu 4: Kết luận kiến thức mới

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên PHT, GV dẫn dắt HS đi đến kết luận kiến thức mới một cách chính xác như hình thức khái quát của mô hình- giả thuyết đã được hợp thức hóa.

+ Khâu 5: Vận dụng kiến thức

Sau khi kết luận kiến thức mới, GV định hướng cho HS vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế và luyện tập, như thế không những HS thấy được những ứng dụng của kiến thức vật lý trong đời sống mà từ đó còn có thể làm nảy sinh sự mở rộng giới hạn của mô hình- giả thuyết do sự xuất hiện của sự kiện mới.

Tùy vào mức độ vận dụng kiến thức và thời lượng tiết học mà GV xác định nhiệm vụ cụ thể cho HS gồm: các nhiệm vụ trên lớp (hoàn thành trên PHT thông thường) và các nhiệm vụ ở nhà (PHT điện tử trên hệ thống e-Learning).

Giai đoạn 3: Giai đoạn tổ chức KTĐG

GV có thể tổ chức kiểm tra và đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và cá nhân trong quá trình học tập của từng bài ngay trên lớp. Bên cạnh đó, hệ thống e- Learning hỗ trợ GV tổ chức KTĐG trắc nghiệm hoặc tự luận thông qua PHT điện tử sau từng bài, từng chương thường xuyên và định kỳ. GV cập nhật ngân hàng câu hỏi, hệ thống sẽ xuất đề thi theo đúng thời gian và yêu cầu theo yêu cầu của GV với các mức độ khó, dễ khác nhau. Đồng thời xuất kết quả cho HS biết và lưu kết quả

để GV làm căn cứ để biết được tiến độ học tập của HS, những khó khăn các em gặp phải để hỗ trợ kịp thời.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cải tiến, hoàn thiện

Sau khi hoàn thành một bài hay một chương, GV có thể tổ chức thăm dò ý kiến HS về các mặt của QTDH nhờ hệ thống phát phiếu tới email của HS. Sự phản hồi của HS là cứ liệu để GV rút kinh nghiệm toàn bộ QTDH từ hình thức tổ chức lên lớp, PPDH, phương pháp KTĐG đến từng nội dung cụ thể. Mọi phát sinh trong QTDH không theo dự kiến ban đầu của GV đều phải được chỉnh sửa, bổ sung, cải tiến để hoàn thiện toàn bộ bài giảng.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 NC theo bLearning với sự hỗ trợ của phiếu học tập (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w