Quy trình ôn tập kiến thức Vật lý với sự hỗ trợ bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học của học sinh trong việc ôn tập chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 nâng cao với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (Trang 43 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ BẢN ĐỒ TƯ DUY KHI ÔN TẬP

1.4. Quy trình ôn tập kiến thức theo hình thức phát triển năng lực tự học thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Vật lý

1.4.2. Quy trình ôn tập kiến thức Vật lý với sự hỗ trợ bản đồ tư duy

Quy trình OTKT cho HS trong dạy học Vật lý phải đảm bảo các nguyên tắc đã trình bày trên đây. Để tiết OTKT có hiệu quả cao thì GV cần phải chuẩn bị 6 bước sau:

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần ôn tập

Để xác định nội dung kiến thức Vật lý cần hệ thống, GV phải xác định kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, thông qua quá trình hình thành kiến thức cơ bản là cơ sở để xây dựng những kiến thức trọng tâm của bài học và có thể dựa vào những kiến thức đó để mở rộng kiến thức cho HS nhằm phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Vì vậy, GV cần phải tổ chức,

dựng nên kiến thức trọng tâm của bài, của chương từ đó sẽ đạt được mục tiêu của dạy học đã đề ra.

Mặt khác, GV phải đặt mục tiêu yêu cầu kiến thức bài giảng trong một tổng thể của nội dung chương trình để có cái nhìn khái quát, thấy được mối liên hệ “móc xích”

giữa các phần / chương / mục... Từ đó xác định cụ thể, chính xác những vấn đề, khái niệm cần tập trung tìm hiểu kĩ, cần bổ sung điều chỉnh trong quá trình OTKT.

Nếu GV không biết cách lựa chọn những kiến thức cơ bản, không quan tâm đến những nội dung trọng tâm bài dạy học thì chắc chắn sẽ lúng túng khi OTKT cho HS và sẽ không đạt được mục tiêu của dạy học.

Bước 2: Xác định các mục tiêu trong quá trình HTHKT

Trong dạy học OTKT thì mục tiêu có nhiều cấp độ, từ mục tiêu mỗi bài, mỗi chương và mỗi phần, từ thấp đến cao. Người GV phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ để đặt ra mục tiêu khi thiết kế bài dạy học OTKT, bởi vì chuẩn kiến thức, kỹ năng là một thành phần của chương trình giáo dục phổ thông, là cơ sở để chỉ đạo dạy học và kiểm tra đánh giá...trên phạm vi cả nước.

Việc xác định mục tiêu của dạy học OTKT là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì, từ mục tiêu này, GV mới có phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học; có được ý tưởng rõ ràng về cái cần kiểm tra, đánh giá sau mỗi bài học.

Bước 3: Xây dựng nguồn học liệu nhằm hỗ trợ thiết kế và tổ chức hệ thống hóa kiến thức cho HS

Các tư liệu trong nguồn học liệu phải đảm bảo chính xác về mặt khoa học sư phạm, theo chuẩn kiến thức – kỹ năng.

Nội dung của nguồn học liệu được gồm: Kiến thức HS đã được học thông qua những bài học, chương, phần.... dưới sự truyền đạt từ GV. Ngoài ra những kiến thức HS có thể tự tìm hiểu thông qua các kênh dữ liệu khác như sách tham khảo, báo chí, các thí nghiệm mô phỏng, video clips, các phần mềm, webside...

Bước 4: Thiết kế bài dạy học ôn tập kiến thức

Để thiết kế bài dạy học OTKT cho HS, GV phải thực hiện các công đoạn sau:

- Thứ nhất: Xác định mục tiêu dạy học và đối tượng dạy học, mỗi bài OTKT cụ thể đều được tiến hành với một đối tượng nhất định. GV phải hiểu được tâm lí

chung của lứa tuổi HS, đồng thời phải nắm được trình độ tiếp thu kiến thức của đối tượng tiến hành dạy học. Từ đó, GV tổ chức các hoạt động dạy cụ thể.

- Thứ hai: Xác định được thời lượng, thời điểm, môi trường dạy học (lớp học, hoạt động ngoài trời hay theo nhóm ở nhà) và lựa chọn các hình thức cho tương thích với nội dung kiến thức, với mục tiêu trong OTKT.

- Thứ ba: Tìm và lựa chọn các thông tin (từ SGK, nguồn học liệu và các nguồn khác) rồi sắp xếp các thông tin đó theo một logic. Ở công đoạn này, GV phải bám sát các yêu cầu của chuẩn kiến thức và kỹ năng.

- Thứ tư: Lập kế hoạch tổ chức, diễn đạt nội dung OTKT.

Bước 5: Tổ chức ôn tập kiến thức cho học sinh

Việc tổ chức OTKT được thực hiện trên cơ sở thông tin đã được xử lý qua phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát hoá,... dựa trên nội dung của bài, của chương, đối tượng dạy học và mục đích dạy học. Với hình thức diễn đạt là sử dụng BĐTD, GV có thể tiến hành tổ chức theo các mức độ khác nhau từ thấp đến cao:

- Mức độ thứ nhất: GV trình bày kiến thức đã được hệ thống hóa thông qua BĐTD “mở”. HS đọc, trao đổi, thảo luận hoàn thiện BĐTD “mở” sau đó GV hướng dẫn, HS hoàn chỉnh sản phẩm một cách đầy đủ nhất hoặc đặt câu hỏi để phân tích, giải thích, chứng minh... các kiến thức có trong sản phẩm của GV.

- Mức thứ hai: Mức độ này được sử dụng trong trường hợp HS có kỹ năng OTKT nhưng còn lúng túng chưa thành thạo hoặc thụ động. Trường hợp này, GV phải định hướng cho HS các hoạt động cần thiết, bằng cách GV hướng dẫn HS tạo BDTD kèm theo hệ thống câu hỏi “mở”. Trong mức độ này, HS hình thành khả năng đầu tiên về sử dụng BĐTD trong việc OTKT.

- Mức thứ ba, mức độ này được sử dụng trong trường hợp HS có kỹ năng OTKT tương đối thành thạo, theo các cách mà GV đã hướng dẫn, gần đạt đến mức độ chủ động làm việc độc lập để giải quyết các yêu cầu của GV. Trường hợp này GV có thể giao cho HS làm ở lớp hoặc về nhà làm sau khi kết thúc một bài hay một chương. HS dựa vào sách giáo khoa, các kiến thức đã học lập bảng hệ thống, lập Graph hay BĐTD của trò, GV sửa chữa và đưa ra mẫu chung (nếu cần thiết). Đây là

Bước 6: Kiểm tra, đánh giá

Căn cứ vào quá trình thực hiện quy trình, kết quả quan sát các hoạt động của HS, GV tự đánh giá mức độ mà HS đạt được về kiến thức, kỹ năng thái độ. Từ đó, GV tự tổng kết, phân tích và lập kế hoạch tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học của học sinh trong việc ôn tập chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 nâng cao với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)