TH: TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG (tt)

Một phần của tài liệu GIAO AN CONG NGHE 6 CA NAM (Trang 50 - 53)

* Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị nguyên liệu: rau muống, lạc, tôm, thịt, giấm, ớt, tỏi...

- Chuẩn bị đồ dùng: bát đĩa, dụng cụ thực hành.

GV: gọi 1HS nhắc lại qui trình kĩ thuật chế biến trộn hỗn hợp- nộm rau muống GV: bổ sung, nhấn mạnh yêu cầu kĩ thuật.

- Yêu cầu của giờ TH làm sản phẩm: HS biết thực hiện hoàn chỉnh một món ăn đơn giản, ngon, trình bày đẹp, hấp dẫn.

- Yêu cầu an toàn lao động trong khi TH: HS làm việc nghiêm túc, không đùa nghịch, giữ vệ sinh nơi TH gọn gàng, sạch sẽ.

* Thực hành hoàn thành sản phẩm - Các tổ nhóm TH theo sự phân công

- Thực hành theo đúng qui trình, đúng kĩ thuật chế biến a/ Sơ chế

- Nguyên liệu đã được sơ chế ở nhà

- GV kiểm tra, nhận xét rút kinh nghiệm cho HS ở giai đoạn 1 b/ Chế biến

* Làm nước trộn: pha chế ngon, vừa miệng: độ chua, cay, mặn, ngọt hợp khẩu vị

* Trộn nộm và trình bày: nguyên liệu thực vật không héo, giòn, ngon, vừa miệng, phù hợp, hấp dẫn

c/ Trình bày sản phẩm

HS trình bày sản phẩm sáng tạo, màu sắc hấp dẫn, giữ được màu sắc đăc trưng của nguyên liệu.

* Tổng kết- dặn dò:

- GV chấm sản phẩm của các nhóm TH chú ý về kĩ thuật, chất lượng, thẩm mĩ - HS làm vệ sinh nơi TH sạch, gọn

- Xem lại nội dung 2 bài TH, PP chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. Tiết sau kiểm tra TH.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần: 26 Tiết: 50 ÔN TẬP Câu hỏi:

1. Em hãy nêu cơ sở khoa học và y nghĩa của việc phân nhóm thức ăn 2. Em hãy cho biết thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?

3. Em hãy nêu nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và biện pháp phòng tránh.

4. Em hãy nêu các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

5. Em hãy nêu các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt Hướng dẫn trả lời:

1. Em hãy nêu cơ sở khoa học và y nghĩa của việc phân nhóm thức ăn

a/ Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng phân nhóm thức ăn làm 4 nhóm - Nhóm giàu chất đường bột.

b/ Ý nghĩa:

Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết...mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn

Mỗi ngày trong khẩu phần ăn nên chọn đủ thức ăn của 4 nhóm, để bổ sung cho nhau về mặt dinh dưỡng

2. Em hãy cho biết thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?

a/ Nhiễm trùng thực phẩm: Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm

b/ Nhiễm độc thực phẩm: Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm

3. Em hãy nêu nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và biện pháp phòng tránh.

a/ Nguyên nhân ngộ độc thức ăn

- Do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật - Thức ăn bị biến chất

- Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc

- Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học...

b/ Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn

Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản giữ vệ sinh sạch sẽ ngăn nắp trong quá trình chế biến nấu chín và bảo quản thức ăn chu đáo

4. Em hãy nêu các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

- luộc, nấu, kho, hấp, nướng, xào, rang, rán.

5. Em hãy nêu các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt Trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp, muối chua.

Tuần: 27 Tiết 51:

KIỂM TRA 1 TIẾT

******************************************

Ngày soạn : Ngày dạy:

Tuần: 27 Tiết 52:

THỰC HÀNH TỰ CHỌN A. Mục tiêu: Thông qua bài thực hành

- Củng cố lại kiến thức ở chương III

- Biết được nguyên tắc và qui trình thực hiện 1 món ăn B. Chuẩn bị:

1/GV: Mẫu báo cáo TH

2/ HS: Ôn lại kiến thức ở chương III C. Hoạt động dạy- học

GV: Chép mẫu báo cáo TH HS: Làm báo cáo TH

GV: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH

TH : TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH I. Chuẩn bị:

1/ Nguyên liệu:

2/ Dụng cụ:

II. Qui trình thực hiện

1/ Giai đoạn 1: Chuẩn bị (sơ chế) 2/ Giai đoạn 2: Chế biến

3/ Giai đoạn 3: Trình bày

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần: Tiết

Một phần của tài liệu GIAO AN CONG NGHE 6 CA NAM (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w