Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về cây Bạch đàn trắng
1.1.2. Đặc điểm cấu tạo cây Bạch đàn trắng (E. camaldulensis Dehn.)
Cây gỗ to và rất lớn, cao từ 10m đến 50 m; thân cây thường có dạng hình cột, dáng đẹp và đường kính thân cũng khá lớn (20 - 80) cm. Vỏ ngoài nhẵn, có dạng sợi, nứt dọc hoặc nứt vuông. Lá mọc cách, đôi khi gần nhƣ mọc đối. Giữa các giai đoạn sinh trưởng khác nhau ở hầu hết các loài bạch đàn thì hình dạng lá của chúng cũng có những biến đổi khác nhau. Bạch đàn trắng có phiến lá đơn, nguyên, dạng hình mác hay hình lƣỡi liềm;
Hình 1.4. Bạch đàn trắng tại Khoa Lâm nghiệp, Lào (Trồng năm 1975)
gân giữa và gân bên thường khá rõ, nhẵn, mang các túi chứa tinh dầu.
Cụm hoa thường dạng tán, dạng xim 2 ngả. Thường có 3 hay nhiều hoa trên mỗi tán, rất ít khi chỉ có một hoa đơn lẻ. Hoa đều, lƣỡng tính, đôi khi chỉ mang tính đực; nhị nhiều, bầu 3-7 ô. Quả nang có vách
mỏng, với đế hoá gỗ. Hình 1.5. Lá Bạch đàn trắng.
Hạt ít hoặc nhiều, có màu nâu xám hoặc đen. Cây con nảy mầm trên mặt đất, hai lá mầm bằng nhau, chiều rộng lá mầm thường lớn hơn chiều dài. Những đôi lá đầu tiên thường mọc chéo chữ thập trên thân vuông 4 cạnh [2; 28].
1.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo
- Thân cây: Hầu hết thực vật thân gỗ mà chúng ta thương gặp đều có ba bộ phận cấu thành: rễ, thân và cành lá (Hình 1.6). Mỗi bộ phận giữ một hoặc nhiều chức năng riêng biệt. Rễ cây không chỉ giúp cây bám chặt vào đất, mà còn hút nước và muối khoáng trong đất. Thân cây không chỉ nâng đỡ tán mang nhiều cành và lá, mà còn vận chuyển nước và khoáng đi qua phần gỗ trong thân. Lá cây hấp thụ khí trong khí quyển, cùng với khoáng chất và ánh sáng mặt trời để tạo ra đường và các chất hữu cơ khác nuôi cây. Các chất dinh dƣỡng này đƣợc chuyển xuống qua phần vỏ sống và đƣa vào trong gỗ nhờ các tia gỗ.
Hình 1.6. Các bộ phận chính của một cây gỗ
Trong quá trình sinh trưởng, kích thước thân cây tăng lên cả theo chiều cao và đường kính. Sinh trưởng chiều cao là nhờ hoạt động của mô phân sinh ngọn hay còn gọi là đỉnh sinh trưởng. Các mô phân sinh này nằm ở đỉnh thân và đỉnh rễ. Phát triển đường kính là nhờ mô sinh thứ cấp hay còn gọi là thƣợng tầng hoặc tầng phát sinh (Hình 1.6). Tầng phát sinh là một lớp tế bào sống nằm giữa phần gỗ và phần vỏ. Tầng phát sinh gồm hai loại tế bào: tế bào hình con thoi, loại tế bào này sinh ra tất cả các tế bào xếp dọc thân cây, và tế bào hình tròn sinh ra tất cả các tế bào cấu tạo nên tia gỗ.
Số tế bào hình con thoi đƣợc sinh ra ở tầng phân sinh theo hai cách: thứ nhất, với các loài gỗ lá kim và một số ít gỗ lá rộng tế bào hình con thoi hình thành vách ngăn ngang hoặc nghiêng một góc nhất định, rồi hai tế bào mới trƣợt lên nhau và xếp so le nhau (Hình 1.8a); thứ hai, ở các loài gỗ lá rộng mà tế bào hình con thoi có chiều dài tường đối đồng đều và ngắn được xếp thành tầng, các tế bào mới sinh đƣợc hình thành do sự phân chia tế bào dọc theo hướng xuyên tâm (Hình 1.8b) vì thế chúng có cùng chiều dài và nằm song song với nhau. Đường kính theo chiều tiếp tuyến của các tế bào mới sinh tăng lên xắp xỉ với đường kính của các tế bào mẹ trước khi phân sinh. Trong
trường hợp này chu vi của tầng phát sinh tăng lên do bề rộng tế bào mới sinh lớn lên hơn là do chiều dài tế bào mới sinh tăng lên. Thực tế cho thấy ở những loại gỗ có cấu tạo lớp chiều dài của tế bào không tăng theo tuổi cây.
Hình 1.7. Cách thức phân sinh tế bào theo chiều tiếp tuyến
Tác giả Bailey đã phát hiện thấy ở những loài cây không có cấu tạo lớp chiều dài trung bình của các tế bào hình con thoi ở các vị trí khác nhau trên thân biến động trong một phạm vi rộng. Cụ thể, ở gỗ Pseudotsuga menziesii tế bào ngắn nhất là 280m và dài nhất là 8600m, chiều dài trung bình biến động từ 900 - 6000m, trong khi đó ở gỗ Robinia pseudoacacia (gỗ có cấu tạo lớp) chiều dài tế bào trong khoảng từ 70 - 320m và chiều dài trung bình biến động từ 150 - 170m [35].
- Câu tạo thô đại: Gỗ lõi có màu từ nâu đỏ sẫm đến nâu đỏ nhạt trừ gỗ bạch đàn chanh (E. citriodora) có màu nâu nhạt đến nâu xám, và đôi khi thấy sáp khi chạm tay lên bề mặt gỗ; gỗ giác màu trắng, hoặc hồng, thường dày khoảng 25 - 60 mm phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng. Thớ gỗ thẳng đến xoắn.
Thớ khá thô có phản quang nhẹ ở gỗ E. deglupta. Vòng năm rõ ở gỗ E.camaldulensis, nhƣng không rõ ở các loài khác. Các rãnh chứa gôm là đặc điểm nổi bật ở gỗ thuộc chi bạch đàn [7].
- Cấu tạo hiển vi: Vòng năm nói chung không rõ, đôi khi thấy rõ ở gỗ Bạch đàn trắng (E. camaldulensis), do các tế bào gỗ muộn có vách dày. Mạch phân tán, số lƣợng (4-)7 - 9(-11)/mm2, đại đa số là mạch đơn ở gỗ E.
camaldulensis và E. deglupta, lỗ mạch kép ngắn đến dài (4-5 lỗ mạch) thỉnh thoảng có mạch nhóm ở gỗ E. alba và E. citriodora, kích thước lỗ mạch biến động từ (90-)160 - 190(-240) àm, đặc biệt lớn ở gỗ E. deglupta (190(-240) àm, lỗ mạch xếp lệch gúc với chiều tia gỗ là phổ biến nhƣng khụng (ớt) nhƣ vậy ở gỗ E. alba ; lỗ xuyên mạch đơn; lỗ thông ngang xếp so le, kích thước 7 - 12 àm; lỗ thụng ngang giữa mạch và tia là đụi lỗ thụng ngang nửa cú vành, với miệng hỡnh trũn hoặc oval cú kớch thước 10 - 12 àm, thể bớt cú khỏ nhiều đến rất nhiều. Quản bào vây quanh mạch gỗ thường nhiều. Sợi gỗ dài (800-) 1000-1300(-1400) àm, đường kớnh 14-16(-18) àm, khụng cú vỏch ngăn ngang, vách mỏng đến dày, với lỗ thông ngang có vành dễ thấy trên vách xuyên tâm. Tế bào mô mềm khá nhiều đến nhiều, vây quanh mạch hoặc phân tán, dạng phân tán và vây quanh mạch hình tròn thấy ở tất cả các loài, vây quanh mạch hình cánh và cánh nối tiếp ở gỗ E. citriodora, xu hướng vây quanh mạch hình cánh quanh các lỗ mạch nhỏ hơn ở gỗ E. alba, dây tế bào mô mềm xếp dọc thân cây có từ 4-8 tế bào. Tia gỗ với số lƣợng (7-)10-14(- 16)/mm, rộng 1-3 hàng tế bào, cao (13)16-21(-26) hàng tế bào, gồm cả tia có cấu tạo đồng nhất và không đồng nhất. Vùng chứa chất kết tinh nổi bật ở gỗ E. deglupta và đôi khi có ở gỗ E. citriodora; tinh thể silic không có. Ống dẫn nhựa bệnh dọc (chứa gôm) thường có ở tất cả các loài [15].