Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng thị xã đông triều giai đoạn 2015 2020 và định hướng đến 2030 (Trang 36 - 66)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cơ sở quy hoạch phát triển lâm nghiệp thị xã Đông Triều

3.1.2. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

3.1.2.1. Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng ảnh hưởng đến quy hoạch lâm nghiệp thị xã Đông Triều

a. Vị trí địa lý

Thị xã Đông Triều nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích tự nhiên là 396,58 km2 (39.658 ha), trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 19.717,94 ha (chiếm 49,7% diện tích tự nhiên). Có tọa độ địa lý (từ 21029’04’’ đến 21044’55’’ vĩ độ Bắc và từ 106033’’ đến 106044’57’’ kinh độ Đông). Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Phía Tây giáp thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Phía Đông giáp thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

b. Đặc điểm địa hình, địa thế

Đặc trưng địa hình của thị xã Đông Triều là đồi núi trung du xen lẫn đồng bằng. Phía Bắc và Đông Bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía Nam là vùng đồng bằng thấp.

Vùng đồi núi phía Bắc gồm các xã: An sinh, Bình Khê, Tràng Lương. Địa hình chủ yếu thuộc dạng đồi và núi thấp, độ cao trung bình 300 – 400m, đỉnh cao nhất là Am Váp cao 1.031 m. Địa hình vùng đồi núi phía Bắc thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp (trồng cây ăn quả, cây công nghiệp...) và du lịch.

Vùng giữa: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, kéo dài từ dốc Đỏ thuộc xã Hồng Thái Đông qua phía bắc phường Mạo Khê, phường Kim Sơn, xã Tràng An, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng thích hợp phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ.

Vùng đồng bằng phía Nam: là vùng tiếp giáp với sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc, địa hình khá bằng phẳng phù hợp cho phát triển đô thị, nông nghiệp, đặc biệt là lúa và chăn nuôi thủy sản, dịch vụ.

3.2.1.3. Khí hậu

Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông. Theo trung tâm dự báo khí tượng, thủy văn Quảng Ninh, khí hậu Đông Triều có những đặc trưng cơ bản sau:

Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C, dao động từ 16,60C đến 29,40C. Vào mùa đông nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 160C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-50C. Mùa hè trị số trung bình tháng 7 đạt trên 290C, cao nhất lên tới 39-400C.

Lượng mưa bình quân ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1444,0 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm khoảng 10 - 15% tổng lượng mưa.

Độ ẩm không khí tương đối ở Đông Triều có sự phân hóa theo mùa (mùa mưa và mùa khô); tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%. Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 82%.

Gió: Hướng thịnh hành là Bắc - Đông Bắc vào mùa đông và hướng Nam - Đông Nam vào mùa hạ. Tốc độ gió trung bình năm là 3m/s, tốc độ gió lớn nhất là 45m/s. Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 3 - 5 cơn bão. Bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 - 40m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100 - 200mm, có nơi lên tới 500mm. Bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

Sương muối: Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung ở các vùng đồi núi thuộc các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, khi đó nhiệt độ có nơi xuống tới 30C.

c. Thủy Văn

Đông Triều có số lượng sông, suối khá lớn, bao gồm: Sông Kinh Thầy qua đoạn qua Đông Triều dài 26,2 km; Sông Vàng chảy theo hướng bắc - nam, đổ vào sông Kinh Thầy; Sông Cầm: bắt nguồn từ vùng núi phía đông bắc chảy qua xã Xuân Sơn, Hưng Đạo rồi đổ ra sông Kinh Thầy; Sông Đạm: chảy từ vùng núi phía bắc qua các xã Tân Việt, Việt Dân, Thủy An rồi đổ ra sông Kinh thầy.

Bên cạnh các sông lớn, còn có hệ thống các sông suối nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi phía bắc. Các sông suối này đều ngắn, dốc, uốn khúc, diện tích lưu vực nhỏ, ít bồi tụ.

d. Đất đai

Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hóa tỉnh Quảng Ninh năm 2005, đất đai trên địa bàn thị xã Đông Triều gồm các nhóm đất sau:

Nhóm đất phèn: diện tích khoảng 861,25 ha, chiếm 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn thị xã, phân bố chủ yếu ở địa hình trũng thấp các xã ven sông Kinh Thầy như Hồng Thái Tây, Yên Đức, Hưng Đạo, Thủy An, Nguyễn Huệ.

Nhóm phù sa: diện tích khoảng 5.927,9 ha, chiếm 14,92% diện tích đất tự nhiên toàn thị xã, phân bố chủ yếu ở xã Hồng Thái Tây, Yên Đức, Kim Sơn, Hưng Đạo, Thúy An, Bình Dương.

Nhóm đất xám: diện tích 2.570,6 ha, chiếm 6,47% diện tích tự nhiên, bao gồm đất xám điển hình (737,48 ha, chiếm 28,69 %) và đất xám glây (1.833,2 ha, chiếm 71,31%).

Nhóm đất vàng đỏ: diện tích 22.869,5 ha, chiếm 57,58% diện tích đất tự nhiên, bao gồm Đất vàng đỏ (15.174,17 ha, chiếm 66,35%, phân bố chủ yếu ở xã Tràng Lương, Xuân Sơn, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân...) và đất vàng nhạt (diện tích khoảng 7.695,39ha, chiếm 33,65%, phân bố chủ yếu ở Xuân Sơn, Bình Khê, Tràng Lương, Việt Tân, Tân Việt, Bình Dương...).

Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi: diện tích khoảng 224,29ha, chiếm 0,56%

diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao tuyệt đối > 700m, thuộc các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương.

Nhóm đất tầng mỏng: diện tích khoảng 268,06 ha, chiếm 0,67% diện tích đất tự nhiên. Đặc điểm nhóm đất này là bị rửa trôi, xói mòn mạnh, tầng đất cứng, chặt, tầng đất mịn rất mỏng (<30cm).

Nhóm đất nhân tác: có diện tích khoảng 981,11ha, chiếm 2,46% diện tích đất tự nhiên. Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như san ủi làm ruộng, khai thác mỏ..., tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm.

3.1.2.2. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp thị xã Đông Triều

a. Nguồn nhân lực

Về dân số: Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2015 cho thấy, dân số Đông Triều có 175.066 người, trong đó nữ 86.907 người. Dân số thành thị là 75.898 người, chiếm 43,35%, dân số ở khu vực nông thôn là 99.168 người, chiếm 56,65%

dân số toàn thị xã.

Mật độ dân số trung bình của toàn thị xã là 436 người/km2; tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,35%, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%; thành phần dân tộc bao gồm: Kinh chiếm 97,56%, Sán Dìu chiếm 0,5%, Tày chiếm 1,32%, và Dao chiếm 0,04%, các dân tộc khác chiếm khoảng 0,58%. Dân số phân bố không đồng đều giữa vùng nông thôn và thành thị. Tại các xã nông thôn, mật độ dân số trung bình từ 0,4 -11 người/ha, trong khi đó tại các phường, mật độ dân số từ 8-70 người/ha. (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 2333/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh).

Về lao động: Tổng số lao động toàn thị xã là 72.547 người, trong đó lao động khu vực đô thị là 38.092 người, khu vực nông thôn là 34.455 người. Trong khu vực đô thị, lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 8.528 người (chiếm 22,4%); lao động phi nông nghiệp là 29.564 người (chiếm 77,6%). Cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động thị xã Đông Triều đang nghiêng theo hướng già hóa. Lực lượng lao động trẻ (dưới 35 tuổi) chỉ chiếm 30% tổng số lực lượng lao động, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả tỉnh (35%).

Thực trạng kinh tế - xã hội: Tăng trưởng kinh tế trong 5 năm (2010-2015) kinh tế ổn định, phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 14,2%/năm (so với mục tiêu là 14,5 - 15,0%/năm). Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ, và nông- lâm ngư nghiệp có sự gia tăng ở một số ngành, cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng các ngành so với mục tiêu

TT Ngành Tốc độ tăng trưởng

BQ/năm (%)

So với mục tiêu (%)

1 Công nghiệp 15,8 16,7

2 Dịch vụ 16,1 16,6

3 Nông - lâm - ngư nghiệp 2,8 2,4

15.816.7

2.8 2.4 16.1 16.6

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Công nghiệp Dịch vụ Nông - lâm - ngư nghiệp

Tốc độ tăng trưởng BQ/năm (%)

So với mục tiêu (%)

Hình 3.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng các ngành so với mục tiêu

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.972 USD, tăng 2,0 lần so với năm 2010.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2015 tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm 62,6%, tăng 3,2% so với năm 2010. Ngành dịch vụ chiếm 27,2%, tăng 1,9% so với năm 2010. Ngành Nông- lâm - ngư nghiệp chiếm 10,3%, giảm 4,84%

so với năm 2010.

Nhìn chung cơ cấu chuyển dịch tích cực qua các năm, tỷ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp theo xu hướng giảm dần, thay vào đó công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh.

Hiện trạng phát triển các ngành nghề: Ngành nông- lâm- ngư nghiệp: Giá trị sản xuất nông- lâm- nghiệp năm 2015 đạt 407,3 tỷ đồng, tăng 70,3 tỷ so với năm 2010:

(1) Về Nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, đưa giống lúa chất lượng cao đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt kết quả tốt, đã hình thành vùng tập trung chuyên canh. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác năm 2015 đạt khoảng 117 triệu đồng (tăng 57 triệu so với năm 2010).

(2) Hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo các dịch vụ về giống, phân bón, làm đất, thủy nông... Công tác tập huấn

chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được duy trì thường xuyên. Hơn nữa, hệ thống thủy lợi, kênh mương được đồng bộ hóa (tỷ lệ cứng hóa kênh mương đạt trên 50%).

(3) Về Lâm nghiệp: Trên địa bàn Đông Triều, rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, rửa trôi đất; BVMT sinh thái;

cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Trong những năm qua, lâm nghiệp đã có bước chuyển hướng tích cực từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhằm khai thác tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ, tu bổ rừng, nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 52,8% (gồm diện tích rừng và diện tích cây ăn quả), cao hơn so với năm 2010 (51%).

(4) Nuôi trồng thủy sản: Năm 2015, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản thực hiện 1.465 ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt 19.689 triệu đồng, tăng 5.233 triệu đồng so với năm 2006. Sản lượng đạt 3.600 tấn, tăng gần 3 lần so với năm 2006 và có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo.

+ Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trong những năm gần đây, sản xuất công nghiệp của thị xã không ngừng được đẩy mạnh. Với việc triển khai đồng bộ thực hiện chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 2.912 tỷ đồng, tăng 17,7% cùng kỳ. Sản lượng một số sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ, như:

Điện thương phẩm (2.324 kwh, tăng 23,4%), Than sạch 3.606 tấn, tăng 17,2%, gạch ngói quy chuẩn 588,2 triệu viên, tăng 19,1%...

+ Thương mại và dịch vụ: Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng và có mức tăng trưởng khá, ngày càng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của nhân dân. Năm 2015 ngành dịch vụ - thương mại ước đạt 1.250 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 5 năm trước ước đạt 16,1% (mục tiêu là 16,6%). Thị trường giao lưu hàng hóa và các loại hình dịch vụ được mở rộng, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho mọi nhu cầu xã hội.

c. Thực trạng cơ sở hạ tầng

Về giao thông: thị xã Đông Triều có các tuyến đường liên thông với các tỉnh bạn do vị trí nằm liền kề với các thị xã/huyện của các tỉnh khác như: Chí Linh, Kinh Môn- Hải Dương, Lục Nam- Lục Ngạn, Bắc Giang, Thủy Nguyên- Hải Phòng;

trong nội bộ thị xã có các tuyến đường gồm Quốc lộ 18A chạy dọc từ Bình Dương đến Hồng Thái Đông; tuyến tỉnh lộ bao gồm Đường 332 (nhánh 1, nhánh 2), đường 333 và 345... Hầu hết các tuyến đường có chất lượng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa.

Trên địa bàn thị xã có 3 loại hình giao thông chủ yếu là đường bộ, đường sắt và đường sông, trong đó vận tải đường bộ đóng vai trò chủ chốt trong vận chuyển người và hàng hóa ở địa phương.

d. Văn hóa xã hội

Về y tế: Trên địa bàn thị xã có 24 cơ sở y tế công lập với 473 giường bệnh, tỷ lệ sử dụng giường bệnh năm 2015 đạt 134,5 %, bình quân số giường bệnh trên thị xã là 2,73 giường/1000 dân. 21 trạm y tế của các xã, phường (100% xã, phường trong thị xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã), có 63 giường. Về y tế tư nhân, trên địa bàn thị xã còn có 1 phòng khám y tế tư nhân và 144 cơ sở hành nghề y, dược, y học cổ truyền tư nhân.

Về giáo dục: Trên địa bàn thị xã có trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, có 1 trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên, đã đầu tư và hoàn thiện trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Toàn thị xã có 86 trường học các cấp, trong đó có 29 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở, 7 trường trung học phổ thông.

Về Văn hóa, thể dục thể thao: Trên địa bàn đã có 7 công trình TDTT lớn tại phường Đông Triều và Mạo Khê; 02 bể bơi; 1 trung tâm TDTT thanh thiếu nhi đạt tiêu chuẩn cấp Quốc gia và 179 trung tâm văn hóa thôn.

e. An ninh quốc phòng

Nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa chiến lược quốc phòng- an ninh, vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được thị xã quan tâm, không để xảy ra “điểm nóng”, tội phạm được kiềm chế, tỉ lệ khám phá án cao. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được mở rộng, mang lại hiệu quả thiết thực.

Trong những năm qua, thị xã đã thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tuyển quân, chính sách hậu phương quân đội và giải quyết các tồn đọng về chính sách trong chiến tranh. Tập trung nâng cao chất lượng chính trị, trình độ huấn luyện, khả năng sẵn sàng chủ động, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, giải quyết kịp thời các vấn đề bất cập nảy sinh bảo đảm tốt an ninh để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

3.1.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và hoạt động sản xuất lâm nghiệp a. Hiện trạng quản lý sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất thị xã Đông Triều năm 2015 (theo số liệu của Phòng Tài nguyên và Môi trường - Quyết định số 1074/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của thị xã Đông Triều; Quyết định số 3933/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 thị xã Đông Triều) như sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Đông Triều năm 2015

Đơn vị: ha

TT Loại đất Diện tích (ha) %

I Đất nông nghiệp 30.528,44 76,97

1 Đất xản xuất nông nghiệp 10.810,5 27,25

1.1 Đất trồng lúa 5.905,7 14.89

1.2 Đất trồng cây hàng năm 3.356,28 8.46

1.3 Đất thủy sản 1.450,21 3.66

1.4 Đất nông nghiệp khác 98,31 0.25

2 Đất lâm nghiệp 19.717,94 49.72

2.1 Rừng phòng hộ 10.129,7 25.54

2.2 Rừng đặc dụng 677,6 1.71

2.3 Rừng sản xuất 8.910,6 22.47

II Đất phi nông nghiệp 7.565,55 19.09

III Đất chưa sử dụng 1.564,36 3.94

Tổng 39.658,35

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Đông Triều)

3.94

76.97 19.09

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.2. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Đông Triều năm 2015 Bảng 3.3. Hiện trạng diện tích 3 loại rừng thị xã Đông Triều

Đơn vị: ha

Loại đất, loại rừng Tổng Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất Tổng diện tích đất LN 19.717,94 677,60 10.129,73 8.910,61 1. Rừng tự nhiên 4.320,64 260,70 3.030,29 1.029,65 a) Rừng gỗ lá rộng 4.237,63 260,70 2.952,61 1.024,32

- Rừng nghèo 1.964,95 172,58 1.518,53 273,84

- Rừng PH có TL 2.272,68 88,12 1.434,08 750,48

b) Rừng hỗn giao (gỗ+ tre nứa) 83,01 77,68 5,33

- Gỗ + tre nứa 83,01 77,68 5,33

2. Rừng trồng 12.826,58 234,10 6.463,42 6.129,05

- Rừng gỗ có TL 1.401,75 44,23 872,49 485,03

- Rừng gỗ chưa có TL 11.328,39 189,87 5.589,43 5.549,08

- Rừng trồng khác 60,78 1,50 59,28

- Vườn quả 35,66 35,66

3. Đất chưa có rừng 1.264,52 165,14 484,47 614,92

- Ib 864,26 48,81 319,79 495,65

- Ic 379,76 116,33 164,68 98,77

- Núi đá không cây 20,50 20,50

4. Đất khác trong QH3LR 1.306,20 17,66 151,55 1.136,99 (Nguồn: Phòng Kinh tế Đông Triều)

- Đất Nông nghiệp: Đông Triều quỹ đất nông nghiệp chiếm (88,49%) tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 15.374,86 ha, bình quân 878,2m2/nhân khẩu. Đất lâm nghiệp là 19.717,94ha, đã giao chủ quản lý như: Chủ rừng là các tổ chức quản lý là 11.894,47 ha (chiếm 60,32%); Hộ gia đình, cá nhân với 4.618,58ha chiếm 23,43% và đối tượng UBND xã với 3.204,97ha chiếm 16,25%).

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp là 7.565,55 ha, chiếm 19,08 % diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích: 1.564,36 ha, chiếm 3,94 % diện tích tự nhiên, gồm đất đồi núi chưa sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp, một số diện tích nằm rải rác ở ven đồi, đường, ven các khu dân cư.

* Đánh giá chung:

Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã được thực hiện ngày càng ổn định và cơ bản đảm bảo theo các quy định hiện hành; cơ cấu sử dụng đất tương đối phù hợp, việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được triển khai đồng bộ, rộng rãi. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn hạn chế như: Công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa được chặt chẽ, còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích. Để quản lý và sử dụng hợp lý quỹ đất trên địa bàn thị xã, cần phải có sự kết hợp với nhiều ban ngành khác nhau trên địa bàn thị xã, vấn đề này được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 3.3. Sơ đồ Venn - Mối quan hệ giữa Lâm nghiệp với các ngành khác Kinh tế

Du lịch

Môi trường

Q.lý đất đai Văn

hoá

Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng thị xã đông triều giai đoạn 2015 2020 và định hướng đến 2030 (Trang 36 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)