Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng thị xã đông triều giai đoạn 2015 2020 và định hướng đến 2030 (Trang 91 - 94)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp thị xã Đông Triều, giai đoạn 2015-2020

3.2.5. Các giải pháp thực hiện

3.2.5.1. Giải pháp về tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển rừng - Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền các xã; quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền cấp xã, các cơ quan chức năng, lực lượng bảo vệ rừng và chủ rừng đúng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Kết hợp các tuyến đường giao thông hiện có (bao gồm cả những tuyến đường được quy hoạch theo quy hoạch chung) để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường sự phối hợp của các ngành trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn thị xã.

- Phát triển các hình thức liên doanh, liên kết giữa các công ty nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng dân cư trong trồng, bảo vệ rừng và chế biến, tiêu thụ lâm sản tạo thành chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

- Phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng thôn bản và hợp tác xã.

- Những diện tích bãi thải khai thác khoáng sản, sau khi không sử dụng cần trồng rừng để bảo vệ đất và môi trường.

3.2.5.2. Giải pháp về giao đất, khoán rừng

Tiếp tục triển khai giao rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cộng đồng đối với những diện tích hiện đang do UBND các xã quản lý trực tiếp.

Khuyến khích phát triển vùng trồng nguyên liệu có diện tích đủ lớn, liền vùng, liền khoảnh bằng các hình thức: hộ gia đình và cá nhân cho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

Tăng cường công tác quản lý sau quy hoạch, tiến hành rà soát và bổ sung mốc giới phân định giữa đất sản xuất nông nghiệp và đất sản xuất lâm nghiệp.

- Chuyển toàn bộ diện tích 81,54 ha đất RSX trên địa bàn xã Hồng Thái Đông do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí (thuộc thành phố Uông Bí) quản lý sang cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều (thuộc thị xã Đông Triều) quản lý để thuận lợi cho công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất.

- Ngoài ra, với những khu vực rừng và đất lâm nghiệp có khoáng sản mà đã cấp phép khai thác cho các doanh nghiệp thì cần xây dựng phương giao rừng, đất lâm nghiệp cho các doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác này. Thông qua đó, thống nhất trong công tác chỉ đạo và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cụ thể như sau:

+ Đối với những diện tích đất lâm nghiệp đang do UBND các xã quản lý:

Doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác khoáng sản trong phạm vi diện tích nào thì làm thủ tục để giao diện tích đó cho doanh nghiệp đó quản lý.

+ Đối với những diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do (đã giao cho) công ty lâm nghiệp và các tổ chức khác thuộc rừng sản xuất:

- Các doanh nghiệp khai khoáng sau khi được giao quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của một chủ rừng; phải thực hiện tốt các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy chế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, dưới sự kiểm soát của hạt kiểm lâm và các ban, ngành chức năng liên quan của thị xã.

3.2.5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng rừng: Lựa chọn và bổ sung tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện hệ sinh thái từng vùng, từng loại rừng, ưu tiên phát triển các loài cây đa mục đích; áp dụng trồng rừng thâm canh,… để nâng cao năng suất rừng trồng.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tin học vào công tác quản lý, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, theo dõi công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Trong quá trình ứng dụng khoa học cần lựa chọn, tiếp thu, làm chủ khoa học - công nghệ hiện đại nhập vào địa phương. Kết hợp khoa học công nghệ hiện đại với khoa học công nghệ truyền thống. Kết hợp thủ công và tiên tiến, sử dụng hợp lý lao động để sản xuất có hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác khuyến lâm, chuyển giao công nghệ mới trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

- Xây dựng mô hình về quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Có chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững;

xây dựng chứng chỉ rừng để nâng cao giá trị sản phẩm lâm nghiệp, đưa sản phẩm lâm nghiệp của thị xã tiếp cận với thị trường thế giới.

- Thiết lập mối quan hệ tốt giữa khoa học với nông dân để đưa những kết quả khoa học đến với nông dân một cách hiệu quả nhất cũng như phải hình thành thị trường bảo hiểm lâm nghiệp.

3.2.5.4. Giải pháp về vốn

- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển RĐD, RPH, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ trồng RSX theo chính sách hiện hành.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và CBLS thông qua chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư.

- Vốn thu từ dịch vụ môi trường rừng. Nguồn vốn này được thực hiện hàng năm trong suốt giai đoạn quy hoạch.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (kể cả các tổ chức phi Chính phủ).

3.2.5.5. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Thực hiện nghiêm túc các cơ chế chính sách của Nhà nước và của tỉnh Quảng Ninh về quản lý rừng, xây dựng và hưởng lợi từ rừng,...

+ Thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất lâm nghiệp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lâm nghiệp trong chu kỳ đầu; miễn giảm thuế cho doanh nghiệp CBLS mới xây dựng, đổi mới công nghệ;

+ Tạo điều kiện cho chủ rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng rừng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp; hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt các hộ nghèo, hộ dân tộc ít người, hộ ở vùng sâu, vùng xa.

- Đơn giản hóa các thủ tục khai thác, lưu thông, thương mại lâm sản; đơn giản hoá các thủ tục đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn thị xã.

- Công khai các quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Có chính sách khuyến khích trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, trồng RSX gỗ lớn.

- Tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách về đất đai phù hợp với chủ trương phát triển, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của thị xã và của tỉnh.

3.2.5.6. Giải pháp về nguồn lực

- Định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, nâng cao trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất, CBLS, trang trại lâm nghiệp và các làng nghề thủ công, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về đổi mới và hội nhập quốc tế.

- Mở các lớp đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề, ưu tiên đào tạo nông dân làm nghề rừng, công nhân lâm nghiệp, thợ thủ công trong các làng nghề, các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và lao động phụ nữ.

- Nâng cao nhận thức cho người dân, đưa giáo dục môi trường rừng, nội dung khuyến nông, khuyến lâm vào chương trình giảng dạy của các trường học.

- Thu hút các cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, bố trí vị trí công tác đúng chuyên môn được đào tạo và năng lực của người được tuyển dụng.

- Đầu tư các trang thiết bị khoa học công nghệ như máy vi tính, GPS,... để nâng cấp vật lực trong quản lý, sản xuất lâm nghiệp.

3.2.5.7. Hợp tác quốc tế

- Thực hiện hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững, xây dựng chứng chỉ rừng bền vững để sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh tiếp cận với thị trường thế giới.

- Tạo điều kiện và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, CBLS và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng thị xã đông triều giai đoạn 2015 2020 và định hướng đến 2030 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)