Ðặc điểm môi trường nước trong mô hình nuôi

Một phần của tài liệu THỰC NGHIỆM NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii) THÂM CANH TRONG AO đất ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG (Trang 23 - 28)

Quạt nước Lưới chắn

1.5-2.5 m

3m Bờ ao

Lưới đăng

24

Bảng 4.1 Các yếu tố lý học trong ao nuôi tôm càng xanh thâm canh Tháng nuôi Nhiệt độ (0C) Độ trong (cm) pH nước

Tháng 1 28,5 20 7,8

Tháng 2 31 21 7,5

Tháng 3 29 39 7,7

Tháng 4 28 25 7,5

Tháng 5 28,5 39 7,8

Tháng 6 31 29 7,2

4.2.1.1 Nhiệt độ nước (°C)

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003) cho rằng, tôm càng xanh là loài có khả năng thích nghi với điều kiện biên độ nhiệt độ dao động rộng (18 – 34 oC) và tôm nuôi sẽ phát triển tốt trong khoảng giới hạn nhiệt độ dao động từ 25 - 31oC.

Theo Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2000) trong giới hạn ở khoảng dao động nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ càng cao, chu kỳ lột xác của tôm càng xanh nuôi càng ngắn, tôm nuôi sẽ phát triển nhanh. Khoảng thời gian thu mẫu các ao tôm khoảng 9h-11h, lúc này trong ao đã hấp thu nhiệt độ, nhìn chung các khoảng nhiệt độ đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Do ao có độ sâu tương đối lớn cộng với hàm lượng tảo lam nhiều nên giữ cho nhiệt độ ở tầng đáy ao ít biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm sinh sống.

4.2.1.2 Độ trong (cm)

Kết quả khảo sát độ trong ở mô hình nuôi cho thấy, trong quá trình nuôi độ trong của ao nuôi dao động từ 20 – 39 cm. Trong giai đoạn đầu độ trong thấp do hàm lượng chất hữu cơ cao, tảo và các phiêu sinh đông vật phát triển nhiều do ao bón phân hữu cơ kết hợp với phân hữu cơ tạo ra nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho tôm giống phát triển tốt. Các tháng về sau độ trong biến động lên xuống liên tục do ao được thay nước định kì mỗi tháng và tuy không được bón phân nữa nhưng lượng thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp còn dư nhiều trong ao giúp cho tảo lam phát triển mạnh làm giảm độ trong của ao. Tuy nhiên nhìn

25

chung độ trong vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho tôm càng phát triển theo nghiên cứu của Vũ Thế Trụ (1994) khoảng giá trị độ trong thích hợp là 25 - 40 cm.

4.2.1.3 pH nước

Nghiên cứu về môi trường ương và nuôi tôm càng xanh, Nguyễn Thanh Phương (2003) cho rằng trong các hệ thống nuôi tôm càng xanh thương phẩm, khi pH dưới 5 sẽ làm tổn thương mang cùng các phụ bộ, tôm nuôi rất khó lột xác và có thể chết sau vài giờ. pH trung bình của hộ ở xã Mỹ Hòa Hưng đo được là 7,6 đều nằm trong khoảng thích hợp trên. Tuy có sự dao động về các giá trị pH nước trong các hệ thống nuôi, nhưng giá trị biến động trung bình qua các tháng nuôi là tương đối nhỏ (từ ± 0,3 - 0,4). Điều này được lý giải là do ảnh hưởng của sự biến đổi môi trường nước từ mùa khô sang mùa mưa, cùng với sự phát triển quá mức của tảo lam làm cho pH thay đổi theo. Đồng thời cùng với đó là các hoạt động bón vôi (khi pH thấp hoặc khi trời mưa), thay nước đã làm cho pH nước thay đổi và sự thay đổi này là không lớn, không gây sốc cho tôm nuôi trong mô hình.

4.2.2 Các yếu tố thủy hoá

Kết quả khảo sát các yếu tố thủy hóa ở mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh ở xã Mỹ Hòa Hưng được trình bày qua bảng sau:

4.2.2.1 Hàm lƣợng Oxygen (DO ppm)

Hàm lượng oxygen giảm thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển của tôm càng xanh trong môi trường nuôi là 4 ppm. Hàm lượng Oxygen trung bình đo được ở ao tôm Mỹ Hòa Hưng là 4,5 ppm. Như vậy, từ kết quả trên cho thấy hàm Tháng nuôi DO N-NH4 + COD P-PO4 3- H2S Chlorophyll-a

Tháng 1 4 5 8 0,25 0,047 26,3

Tháng 2 5 4 15 0,5 0,063 36,4

Tháng 3 4 2 19,6 0,5 0,078 44,2

Tháng 4 4 4 25 0,5 0,086 46,8

Tháng 5 4 2.5 28,5 0,35 0,093 58,1

Tháng 6 6 5 29,4 0,1 0,084 57,4

Bảng 4.2 Các chỉ tiêu thủy hóa trong ao tôm càng xanh

26

lượng Oxygen trong mô hình nuôi ít biến động và luôn ở mức cao thuận lợi cho quá trình hô hấp, trao đổi chất và lột xác của tôm nuôi. Trong 2 tháng đầu tiên của mô hình nuôi, hàm lượng Oxygen hòa tan trong nước chủ yếu nhờ quá trình khuếch tán từ không khí vào nước, qua quá trình quang hợp của tảo và thay nước cho ao tôm, lúc này do tôm còn nhỏ nên nhu cầu Oxygen chưa cao. Từ tháng thứ 3 trở đi hàm lượng Oxygen luôn cao và ổn định nhờ vào hệ thống quạt nước được lắp đặt trong ao, giúp tôm có đầy đủ lượng Oxygen cần thiết khi nuôi ở mật độ cao. Đây là yếu tố cực kì quan trọng trong mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh. Đồng thời quạt nước giúp gom các chất lắng tụ vào giữa nền đáy ao tạo khu vực thông thoáng cho tôm sinh sống và thuận tiện cho việc hút mùn bã ra khỏi ao nuôi.

4.2.2.2 N-NH4+ (ppm)

Ðạm là thành phần dinh dưỡng và cũng là nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho quá trình tạo nên vật chất hữu cơ của thủy sinh vật trong các loại hình thủy vực, đồng thời nó cũng được các loài thủy sinh vật và vi sinh vật sử dụng để tạo nên vật chất sống hiện diện trong thủy vực. Theo Đặng Hữu Tâm (2003) yếu tố amonium trong môi trường nước thường tồn tại và gia tăng về hàm lượng theo thời gian nuôi. Trong ao nuôi ở xã Mỹ Hòa Hưng, kết quả khảo sát hàm lượng ammonium dao động từ 2.5 – 5ppm. Hàm lượng ammonium cao nhất (5 ppm) xuất hiện ở tháng nuôi đầu và tháng cuối do trong khoảng thời gian ban đầu ao được bón lượng phân vô cơ và hữu cơ tương đối nhiều để cho thức ăn tư nhiên phát triển nên làm cho hàm lượng N-NH4+ tăng cao, ở tháng nuôi cuối cùng lượng thức ăn dư thừa, thực vật phiêu sinh phát triển và suy tàn nhiều là nguyên nhân làm tăng cao hàm lượng ammonium trong ao. Tuy nhiên trong quá trình quản lí hệ thống nuôi, việc kịp thời thay nước cho ao nuôi (ước lượng 30 – 40

%/lần) kết hợp kiểm soát tốt lượng thức ăn cung cấp cho ao nuôi với khẩu phần ăn thích hợp đã giúp xử lí, cải thiện chất lượng nước ao nuôi.

4.2.2.3 COD (ppm)

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước trong các lọai hình thủy vực giàu hay nghèo dinh dưỡng của Đặng Ngọc Thanh (1979) như sau:

1 Hàm lượng COD từ 2 – 5 mg/l: Nghèo dinh dưỡng.

2 Hàm lượng COD từ 5 – 10 mg/l: Dinh dưỡng trung bình.

3 Hàm lượng COD từ 10 – 20 mg/l: Dinh dưỡng khá.

4 Hàm lượng COD từ 20 – 30 mg/l: Giàu dinh dưỡng.

5 Hàm lượng COD > 30 mg/l: Rất giàu dinh dưỡng.

27

Dựa kết quả bảng 4.4 ta thấy ao nuôi tôm ở Mỹ Hòa Hưng ở mức giàu dinh dưỡng dao động từ 8-29.4 mg/l . Càng về những tháng cuối hàm lượng COD trong ao càng tăng cao, điều này có thể lí giải do lượng thức ăn cho tôm tăng dần, dẫn đến lượng thức ăn dư thừa tăng, trong đó với thức ăn chế biến là cá cơm biển có hàm lượng đạm cao, đã góp phần đáng kể làm môi trường ao trở nên giàu dinh dưỡng.

4.2.2.4 P- PO43- (ppm)

Lân và đạm là 2 yếu tố dinh dưỡng giúp cho phiêu sinh thực vật phát triển, hình thành hệ đệm giúp cho tôm nuôi phát triển ổn định, tuy nhiên hàm lượng lân càng cao thì môi trường nước càng dễ bị ô nhiễm . Qua khảo sát chất lượng nước trong mô hình ao nuôi cho thấy hàm lượng P-PO 43- (ppm) trung bình dao động từ 0.1 - 0.4 ppm. Theo Boyd (2000) chất lượng nước trong các ao nuôi với hàm lượng P- PO4 3- dao động từ 0.02 – 0.05 ppm thể hiện ao nuôi có hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú, giá trị này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của PSTV hình thành 1 hệ đệm góp phần làm ổn định độ pH trong môi trường ao nuôi. Qua kết quả ở bảng trên hàm lượng PO43- trong ao nuôi biến động tương đối cao, nhưng với giải pháp điều tiết nước hợp lý, các hàm lượng PO43- này vẫn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển tôm nuôi trong hệ thống.

4.2.2.5 H2S (ppm)

Trong quá trình nuôi, hàm lượng H2S có thể tăng cao và sự tăng cao hàm lượng này được xảy ra từ từ, tạo sự thích nghi dần cho tôm nuôi trong hệ thống, nhưng cũng chỉ dừng lại ở giới hạn ngưỡng chịu đựng hàm lượng H2S < 0,09 pp. Khảo sát chất lượng nước trong ao nuôi cho thấy hàm lượng H2S do động từ 0,047 – 0.093 nằm trong mức ngưỡng chịu đựng. Càng về những tháng cuối hàm lượng H2S càng tăng cao, một trong những nguyên nhân là do sự lắng tụ của thức ăn có hàm lượng cao dưới đáy ao, làm phân hủy ra một lượng lớn H2S. Bên cạnh đó, do ao được thiết kế để nuôi cá tra nên cống thoát nước đặt tương đối cao so với đáy ao ( cách đáy ao khoảng 1m) nên không thể thay được tầng nước ở đáy để giảm hàm lượng H2S. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, giá trị pH trong ao nuôi ổn định ở mức pH bằng 7,1 – 8,2 nên tính độc của H2S (ppm) thể hiện ở mức tương đối chưa tác hại lớn đến tôm trong hệ thống nuôi.

4.2.2.6 Chlorophyll-a

Hàm lượng Chlorophyll-a được quyết định bởi nhiều nhân tố như nguồn dinh dưỡng trong thủy vực, tính chất của đất, phân bón, độ sâu của ao, thức ăn. Đối với tôm càng xanh hàm lượng Chlorophyll-a ở mức cho phép sẽ giúp cho ao có

28

đủ oxy cho tôm nuôi hô hấp và làm cơ sở tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm trong giai đoạn ương giống.

Hàm lượng Chlorophyll-a tăng dần qua các tháng nuôi và đạt cao nhất ở tháng nuôi thứ 5 là 58,1 mg/m3. Điều này có thể lý giải là do hàm lượng dinh dưỡng trong ao tôm các tháng cuối tăng cao do lượng thức ăn dư thừa làm tảo phát triển mạnh, nhưng với hoạt động trao đổi nước liên tục nên vẫn kiểm soát được mật độ tảo. Hàm lượng Chlorophyll-a của ao nuôi vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho ao nuôi tôm cá từ 30 – 60 g/L (Nguyễn Thị Thanh Thảo 2005).

Một phần của tài liệu THỰC NGHIỆM NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii) THÂM CANH TRONG AO đất ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)