Năng suất và tỉ lệ sống của tôm càng xanh trong ao nuôi thâm canh

Một phần của tài liệu THỰC NGHIỆM NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii) THÂM CANH TRONG AO đất ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG (Trang 34 - 38)

4.4 Tăng trưởng và năng suất của tôm càng xanh trong mô hình thâm canh

4.4.2 Năng suất và tỉ lệ sống của tôm càng xanh trong ao nuôi thâm canh

35

Kết quả hạch toán hiệu quả mang lại từ mô hình cho thấy cả hộ nuôi thu được lợi nhuận là 93.370.000 đ/ao, tỉ suất lợi nhuận 105,35 %. Nếu so sánh với nuôi cá tra thì trên cùng diện tích lợi nhuận đạt được khi nuôi cá tra sẽ cao hơn rất nhiều so với nuôi tôm càng xanh. Tuy nhiên, tỉ suất lợi nhuận của cá tra ( khoảng 20 – 30%) không ổn định, giá cả bấp bênh, thấp hơn tỉ suất lợi nhuận khi nuôi tôm người nuôi làm ra sản phẩm nhưng không có quyền định đoạt giá trị mình làm.

Người nuôi tôm cũng đầu tư chi phí ít hơn chi phí đầu tư cho ao nuôi cá tra, nguồn vốn ít và xoay vòng nhanh giúp những người dân có vốn tương đối có thể thực hiện mô hình này. Hơn thế nữa, giá tôm càng xanh luôn ở mức cao năm khoảng 270.000đ/ kg tôm loại 1; 245.000 đồng/kg tôm loại 2 vì các loại tôm khác như tôm sú, tôm thẻ chân trắng nuôi trong nước bị dịch bệnh đã làm tôm chết hàng loạt, làm giảm nguồn cung. Mặt khác, thị trường xuất khẩu tôm mở rộng ra nhiều nước như Trung Quốc, Mỹ. Châu Âu… làm tôm luôn hút hàng, giá tôm Tổng Chi Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá Thành tiền

Con giống Con 90.000 180 16.200.000

Thức ăn công nghiệp Kg 900 33.000 29.700.000

Thức ăn tươi sống Kg 760 6.500 4.940.000

Cải tạo ao 2.000.000

Vôi Kg 600 2.000 1.200.000

Dây thuốc cá Kg 80 40.000 320.000

Dàn quạt nước 7.400.000

Năng lượng nhiên liệu KWh 3.550 1.200 4.260.000

Đăng lưới Mét 300 3.000 900.000

BKC, men tiêu hóa 4.500.000

Lưới cước Mét 300 6.000 1.800.000

Công chăm sóc Tháng 6 1.500.000 9.000.000

Tổng cộng 88.630.000

Tổng Thu

Tôm xô Kg 690 170.000 117.300.000

Tôm trứng Kg 105 120.000 12.600.000

Tôm chết Kg 40 80.000 3.200.000

Tổng cộng 133.100.000

Lợi nhuận

Lợi nhuận/ao 3000m2 93.370.000

Lợi nhuận/ha 311.233.333

Tỷ suất lợi nhuận 105,35

Bảng 4.5 Hạch toán chi phí mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh

36

tăng cao, giúp người dân yên tâm sản xuất. Tình hình trên cho thấy mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất rất có tiềm năng ở tỉnh An Giang, Trong bối cảnh hơn 50% diện tích ao nuôi cá tra chuyển sang nuôi các loại cá khác hoặc bị bỏ không, thì kết quả của mô hình nuôi tôm này là hết sức thiết thực và cần thiết. Nó giúp những người nông dân có lựa chọn để tiếp tục sản xuất khi không còn đủ vốn để nuôi cá tra nữa và là lựa chọn cho những ai muốn làm giàu mà không chọn nuôi mô hình cá tra truyền thống với nhiều rủi ro.

So sánh với mô hình nuôi tôm càng xanh công nghiệp ở tỉnh Long An năm 2007 với mật độ 10 con/m2 và 40 con/m2 có tỉ suất lơi nhuận lần lượt là 40% và 55%

thì tỉ suất lơi nhuận của tỉnh An Giang đạt cao nhất mặc dù năng suất tôm nuôi của tỉnh An Giang không cao bằng tỉnh Long An (3,227 kg/ha) nhưng nhờ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cùng với giá thành tôm tăng cao trong những năm gần đây đã giúp tỉ suất lơi nhuận của tỉnh An Giang vượt trội hơn. Theo Trần Thanh Hải (2007) thì hiệu suất đồng vốn ở các mật độ nuôi khá cao dao động 0,69 – 1,03 và cao nhất ở mật độ 6 con/m2, thấp nhất là ở mật độ 8 và 10 con/m2. Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy rằng khi tăng mật độ nuôi thì năng suất tăng lên, lợi nhuận cũng có thể tăng, nhưng khi tăng mật độ thì chi phí cũng tăng lên đồng thời kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ hơn giá bán thấp hơn do đó hiệu quả đồng vốn hay tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm.

Theo Lê Quốc Việt (2005) thì tôm nuôi với mật độ 8 và 12 con/m2 đạt tỉ lệ sống lần lượt là 40% và 32%. Theo Nguyễn Văn Hảo,(2002) thì mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất mật độ 19 và 27 PL/m2 sau 7 tháng nuôi, tỉ lệ sống cao nhất chỉ đạt 23%. Theo Lam Mỹ Lan (2006) thì nuôi tôm mật độ càng cao tỉ lệ sống có khuynh hướng giảm dần. Từ các nghiên cứu trên cho thấy có sự dao động rất lớn về tỉ lệ sống của tôm nuôi ở các mật độ khác nhau, các điều kiện nuôi khác nhau và có xu hướng giảm tỉ lệ sống khi tăng mật độ nuôi. So sánh với nghiên cứu trên thì tỉ lệ sống đạt được ở tỉnh An Giang 29,12% ở mật độ 30 con/

m2 là phù hợp. Nhờ các biện pháp hỗ trợ như đặt chà và căng lưới sát đáy dọc bờ ao (lưới có kích thước mắt lưới khoảng 10 cm, khổ 2,5m) tạo ra nơi ẩn náo và nơi ở lý tưởng cho tôm trú ngụ lúc tôm lột xác. Đồng thời cũng do chất lượng con giống tốt, lớn nhanh đã giúp đạt được tỉ lệ sống tương đối cao này.

Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Hải (2007) cho thấy chi phí nuôi tôm tỷ lệ thuận với mật độ nuôi, nuôi mật độ càng cao chi phí càng tăng và dao động từ 21,7 – 72,1 triệu đồng/ha, mật độ nuôi 6 con/m2 cho lợi nhuận đạt 40,8 triệu đồng/ha. Điều này phù hợp với mô hình tôm càng xanh ở tỉnh An Giang khi mà mật đô nuôi là 30 con/m2 thì chi phí bỏ ra là 88 triệu đồng/ha. Chi phí nuôi tôm ngày càng tăng cao trong những năm gần đây chủ yếu là chi phí từ con giống,

37

thức ăn và mà đặc biệt là hoá chất để xử lý nước, nhiên liệu bơm cấp nước cho hệ thống nuôi. Theo Lam Mỹ Lan (2006) thì chi phí thức ăn chiếm 45 – 55% tổng chi phí sản xuất và chi phí giống chiếm từ 9 – 25%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi nuôi ở mật độ cao thì tốc độ tăng trưởng chậm kích cỡ thu hoạch nhỏ hơn như đã trình bài ở tỉ lệ phân cỡ của tôm nuôi, giá bán thấp hơn là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi tôm.

Để có thể mang lại kết quả khả quang trong mô hình nuôi tôm thâm canh này thì hộ nuôi đã đáp ứng được các yêu cầu đề ra: dự thảo đầy đủ các buổi tập huấn kỹ thuật được tổ chức bởi các cán bộ kỹ thuật thuộc trường đại học Cần Thơ, vận dụng tốt các kiến thức học được vào thực tế trong mô hình nuôi, các trang thiết bị sản xuất đáp ứng đầy đủ, chủ hộ nuôi có nhiệt quyết với mô hình nuôi. Bên cạnh đó vẫn có những sai sót cần phải rút kinh nghiệm để có thể đạt được kết quả cao hơn đó là: chủ hô nuôi không được tự ý quyết định mà không tham khảo ý kiến của các cán bộ kỹ thuật, báo cáo nhanh chóng các vấn đề gặp phải cho cán bộ kỹ thuật trong quá trình nuôi để có phương án xử lý kịp thời, khâu cải tạo ao nuôi cần phải làm cẩn thận và triệt để hơn, chủ hộ cần phải đảm bảo kinh phí như đã đề ra để vận hành tốt mô hình trong suốt quá trình nuôi. Rất mong các sai sót trên sẽ được rút kinh nghiệm để mô hình này ngày càng đạt được nhiều kết quả tốt hơn và được nhân rộng hơn ở các nơi khác.

38

Một phần của tài liệu THỰC NGHIỆM NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii) THÂM CANH TRONG AO đất ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)