Phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) một mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên của thủy vực, đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành sức sản xuất sinh học của thủy vực, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sản phẩm của các mô hình nuôi thủy sản (Thanh, 1978).
Kết quả phân tích sự hiện diện của các giống lòai phiêu sinh thực vật trong mô hình nuôi đã xác định được tất cả 43 giống loài, trong đó chiếm ưu thế là ngành tảo Lục 21 loài, chiếm tỉ lệ 48,8 %, ngành tảo Lam 11 loài, chiếm 25.6%, ngành tảo Khuê 6 loài, chiếm 14%, thấp nhất là tảo Mắt 5 loài, tỉ lệ 11.6%. Từ kết quả ghi nhận này cho thấy nếu so sánh thành phần giống loài phiêu sinh thực vật trong mô hình với các ngành đã phát hiện sự có mặt của chúng trong các thủy vực nuôi tôm thì thành phần giống loài phiêu sinh thực vật này là tương đối thấp, không phong phú. Các giống loài phiêu sinh thực vật tiêu biểu gồm có:
0 5 10 15 20 25 30 35
tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 Số loài
Hình 4.2 Biến động thành phần giống loài phiêu sinh thực vật trong ao tôm
Tháng nuôi
29
Staurastrum auspidatum, Aphanizomenon flos-aquae, Cryptomonas erosa, Phachycladon umbrinus, Pediastrum bory anum var. longicorne, Chlodatella quadriseta, Scenedesmus armatus, Phormidium autumnale, Phacus longicauda, Euglena velata, Cocconeis pediculus, Euglena eniculata, Nostoc sphaericum, Spondy losium planum, Merismonedia elegans, Pleurosigma fascicola.
Sự xuất hiện của các loại tảo trong ao nuôi có ý nghĩa rất quang trọng, chúng vừa giúp đảm bảo cho môi trường ổn định, vừa là dấu hiệu cho biết tình trạng của ao nuôi. Chẳng hạn như sự xuất hiện của tảo Lam trong ao về mặt thức ăn và dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn tự nhiên là không tốt, do chúng thường không được chuyển hoá bởi các nhóm động vật không xương cùng nhiều loài tôm cá khác, có thể ví chúng là “ ngõ cụt thức ăn ” (Thanh, 1979). Ngược lại sự phát triển khá phong phú về thành phần loài phiêu sinh thực vật thuộc các ngành tảo Lục và tảo Khuê lại có ý nghĩa rất quan trọng và thuận lợi trong quá trình xử lí, cải thiện chất lượng nước ao nuôi, là thức ăn tự nhiên rất tốt cho các giống loài động vật phiêu sinh và ấu trùng tôm cá trong các hệ thống ao ương nuôi. Do đó cần phải luôn duy trì số lượng cá thể phiêu sinh thực vật ở mức hợp lý sẽ góp phần ổn định chất lượng nước ao nuôi, giúp tôm càng xanh luôn có điều kiện thích hợp nhất để phát triển.
4.3.2 Động vật phiêu sinh (Zooplankton)
4.3.2.1 Thành phần giống loài phiêu sinh động vật hiện diện trong các hệ thống nuôi Tôm càng xanh ở tỉnh An Giang
Kết quả phân tích mẫu đã xác định được 36 giống loài phiêu sinh động vật phân bố ở 4 ngành chính: Ngành Rotatoria với thành phần giống cao nhất 14 giống loài chiếm tỉ lệ 38,9 %, kế đến là ngành Copepoda với 13 giống loài chiếm tỉ lệ 36,1 %, ngành Cladocera với 6 giống loài chiếm tỉ lệ 16,7 % và sau cùng là ngành Protozoa với 3 giống loài chiếm tỉ lệ 8,3 %. Các giống loài tiêu biểu bao gồm: Keratella valga, Keratella cochlearis, Brachionus candatus, Elosa woralli, Brachionus pala, Bosmina coregoni, Filinia terminalis, Trichocerca cylindrica, Tintinnopsis cylindrata, Bosminopsis deitersi, Limnoncaea genuina, Diaptomus pygmaeus, Osphranticum laronectum, Diaphanosoma brachyurum, Macrocyclops fuscus.
30
0 5 10 15 20 25 30
tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6
Thành phần giống loài phiêu sinh động vật hiện diện trong các ao nuôi thể hiện ở mức thông thường trong các vực nước. Trong các giống loài tiêu biểu trên, giống Brachionus thuộc ngành Rotatoria là một trong những loại phiêu sinh động vật có kích thước nhỏ, là thức ăn tươi sống ban đầu trong chuỗi thức ăn rất tốt cho các loại ấu trùng tôm cá phát triển trong các loại hình thủy vực (Thanh, 1979).
So sánh thành phần giống loài động vật phiêu sinh với ao tôm thâm canh ở huyện Thoại Sơn có 35 giống loài với thành phần loài là: Rotatoria 14 loài, Copepoda 12 loài, Cladocera 6 loài và Protozoa 3 loài thì ao tôm thâm canh ở xã Mỹ Hòa Hưng có số lượng gần như tương đương. Kết quả trên cho thấy thành phần giống loài động vật phiêu sinh ở xã Mỹ Hòa Hưng là đặt trưng cho các ao tôm thâm canh được nuôi ở tỉnh An Giang.
4.3.2.2 Số lƣợng và biến động số lƣợng phiêu sinh động vật trong ao tôm Kết quả khảo sát và phân tích số lượng phiêu sinh động vật trong ao nuôi cho thấy trong 4 ngành động vật phiêu sinh đã xác định thì ngành Rotifera có số lượng cá thể cao nhất dao động từ 28.444 – 120.000 Ct/l, trung bình 74.222 Ct/l, kế đến là ngành Copepoda với số lượng dao động từ 17.778 – 116.667 Ct/l, trung bình 67.222 Ct/l, ngành Protozoa với số lượng dao động từ 19.556 – 58.667 Ct/l, trung bình 39.111 Ct/l và sau cùng thấp nhất là ngành Cladocera với số lượng cá
thể biến động từ 3.556– 38.889 Ct/l số lượng trung bình là 21.222 Ct/l.
Hình 4.3 Biến động thành phần giống loài phiêu sinh động vật trong các ao
Số loài
Tháng nuôi
31
Hình 4.4 Biến động số lƣợng phiêu sinh động vật trong ao tôm Số lượng phiêu sinh động vật tồn tại trong các ao nuôi nằm ở mức cao cho thấy điều kiện ao nuôi luôn giàu dinh dưỡng. Các phiêu sinh động vật đặc biệt là các loài thuộc nghành Rotifera có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu thả tôm giống, chúng đảm bảo cho tôm Post luôn có nguồn thức ăn thích hợp sẵn có trong ao để sinh trưởng phát triển ngoài nguồn thức ăn do người nuôi cung cấp. Do đó, rất cần có giải pháp kỹ thuật tác động như bón phân vô cơ và hữu cơ nhằm góp phần cải thiện số lượng phiêu sinh động vật trong ao nuôi trong giai đoạn đầu thả giống.
4.3.2 Động vật đáy (Zoobenthos)
4.3.2.1 Thành phần loài và số lƣợng động vật đáy qua các điểm khảo sát Động vật đáy là nguồn thức ăn tự nhiên rất quan trọng và rất tốt trong quá trình nuôi tôm càng xanh ở ao đất. Kết quả nghiên cứu về thành phần và số lượng động vật đáy trong hệ thống ao nuôi đã xác định được 5 giống loài động vật đáy hiện diện trong các ao nuôi tôm càng xanh, tập trung vào 3 ngành: ngành Annelida và ngành Mollusca đều có 2 loài cùng chiếm tỉ lệ 40 %, ngành Insecta chỉ có duy nhất 1 loài, chiếm tỉ lệ 20 %. Kết quả trên cho thấy thành phần động vật đáy trong ao nuôi là rất nghèo nàn, có thể lý giải nguyên nhân là do nền đáy ao cứng, chủ yếu là lớp đất sét và một ít bùn (ao nuôi tôm trong mô hình tận dụng từ ao cá tra nên đã được sên vét) không tạo được điều kiện thuận lợi cho động vật đáy phát triển nhất là các loài thuộc nghành Annelida.
39,111
74,222 21,222
67,222
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda
32
Khảo sát về sinh lượng động vật đáy trong ao nuôi, kết quả cho thấy trong 3 ngành đã xác định thì ngành Insecta với sự ưu thế của loài Chironomus sp có sinh lượng cao nhất dao động từ 48 – 1160 Ct/m2 bình quân 604 Ct/m2, kế đến là ngành Mollusca với sinh lượng giống Corbicula dao động từ 56 – 176 Ct/m2, bình quân chiếm 116 Ct/m2, thấp nhất là ngành Annelida, sinh lượng dao động từ 15 – 112 Ct/m2, bình quân 63,5 Ct/m2 . Mật độ các loài động vật đáy ở mức tương đối cao, cho thấy tầng đáy ao tôm có chất lượng tốt, thụân lợi cho các loài sống đáy. Động vật đáy không chỉ là loại thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm, chúng còn làm nhiệm vụ dọn sạch tầng đáy ao, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng tồn động dưới đáy, giúp làm môi trường trở nên trong sạch hơn.