Phương pháp bố trí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sử DỤNG THỨC ăn CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 21 - 26)

PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp bố trí nghiệm

Thí nghiệm: Ảnh hưởng của thức ăn chế biến lên sức tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla paramamosain.

Thí nghiệm được bố trí trong bể 120 lít, bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên. Thức ăn chế biến bổ sung ở các giai đoạn khác nhau. Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần.

Nghiệm thức I: Sử dụng Artemia hoàn toàn từ Zoea 1 đến Cua 1

Nghiệm thức II: Sử dụng Artemia từ Zoea 1 đến Cua 1 + thức ăn chế biến từ Zoea 1 đến Cua 1.

Nghiệm thức III: Sử dụng Artemia từ Zoea 1 đến Cua 1 + thức ăn chế biến từ Zoea 2 đến Cua 1.

Nghiệm thức IV: Sử dụng Artemia từ Zoea 1 đến Cua 1 + thức ăn chế biến từ Zoea 3 đến Cua 1.

Nghiệm thức V: Sử dụng Artemia từ Zoea 1 đến Cua 1 + thức ăn chế biến từ Zoea 4 đến Cua 1.

Nghiệm thức VI: Sử dụng Artemia từ Zoea 1 đến Cua 1 + thức ăn chế biến từ Zoea 5 đến Cua 1.

Nghiệm thức VII: Sử dụng Artemia từ Zoea 1 đến Cua 1 + thức ăn chế biến từ Megalops đến Cua 1.

3.2.2. Chuẩn bị hệ thống bể ương, bố trí ấu trùng và chăm sóc

Chuẩn bị bể ương ấu trùng

Hình 3.1. Chuẩn bị bể ương ấu trùng cua biển

Bể trước khi bố trí được khử trùng bằng chlorine, sau đó rữa sạch bằng nước ngọt cho đến khi hết mùi chlorine. Nước ngọt được bơm vào bể sục khí 24 giờ cho lượng chlorine không còn. Bơm nước lợ 30‰ vào, cấp tảo với mật độ 0.8- 1 triệu tế bào/ml, sục khí vừa để trong quá trình cho ăn ấu trùng dễ bắt được mồi.

Thu ấu trùng và bố trí vào bể

Sau khi đẻ, dùng tấm nhựa đen bao xung quanh bể, lấy đèn chiếu sáng phía trên cho ấu trùng mạnh tập trung lên mặt bể. Thu ấu trùng khỏe mạnh và khử trùng bằng formaline 200 ppm trong vòng 30 giây, cho vào xô nhựa 15 lít, định lượng và bố trí vào bể, mật độ bố trí 100 con/L

Cho ăn và chăm sóc

Bảng 3.1: Khối lượng thức ăn chế biến và Artemia từng giai đoạn Giai đoạn Thức ăn chế biến Artemia

Z1 2 g/m3/ngày 2 g/m3/ngày

Z2 2,5 g/m3/ngày 4 g/m3/ngày

Z3 3 g/m3/ngày 6 g/m3/ngày

Z4 3,5 g/m3/ngày 8 g/m3/ngày

Z5 4 g/m3/ngày 10 g/m3/ngày

Megalops 4,5 g/m3/ngày 12 g/m3/ngày Cua 1 5 g/m3/ngày 14 g/m3/ngày Thời gian cho ăn :

- Đối với thức ăn là Artemia (bung dù) hoàn toàn: 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 22 giờ (4 lần/ngày)

- Đối với nghiệm thức có bổ sung thức ăn chế biến: 4 lần thức ăn chế biến và Artemia 2 lần (Khối lượng bằng ẵ của nghiệm thức khỏc)

+ Artemia: 12 giờ, 22 giờ

+ Thức ăn chế biến: 4 giờ, 8 giờ, 16 giờ, 20 giờ

Thức ăn chế biến thì được cà qua vợt Mysis 2 (Vợt của ấu trùng tôm sú) từ Z1 - Z2. Khi sang Z3 và Z4 thì cà qua vợt Mysis 3. Từ Zoea 5 trở đi thì không sử dụng vợt, thức ăn được hòa vào nước rồi dùng vợt tách những hạt có kích thước nhỏ sau đó chia đều cho các nghiệm thức.

Định kỳ 3 ngày thay nước một lần. Đối với nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến thì thay 40-50% lượng nước, các nghiệm thức cho ăn artemia thì thay 30%. Sau mỗi lần thay nước thì mật độ giảm, do đó, phải cấp tảo lại để đảm bảo được mật độ 1 triệu tế bào/lít. Độ mặn thay đổi theo từng giai đoạn của ấu trùng. Siphon không theo định kỳ mà chỉ thực hiện khi đáy bể bị dơ.

3.2.3. Các chỉ tiêu môi trường

- Nhiệt độ và pH đo ngày 2 lần, sáng 8 giờ, chiều 14 giờ.

- Độ mặn đo sau khi thay nước - Kiểm tra lượng đạm N- NO2

-, TAN 3 ngày 1 lần

3.2.4. Thu mẫu

- Chiều dài của ấu trùng được thu ở mỗi giai đoạn, cố định formaline 5%

L = ∑(Li)/i

Trong đó: L là chiều dài của ấu trùng (mm) Li là chiều dài của ấu trùng thứ i

Đối với ấu trùng Zoea thì chiều dài được đo từ cuống mắt đến cuối Carapace (L1) cộng với chiều dài đốt thứ nhất đến Telson (L2)

Hình 3.2: Cách đo chiều dài ấu trùng Zoea và Megalops (http//:

www.google.com)

Hình 3.3: Cách đo chiều dài Cua con (http//: www.google.com)

- Thu chỉ tiêu biến thái, 3 ngày thu 1 lần.

LSI = ∑(Ai)/i

Trong đó: LSI là chỉ số biến thái

Ai là giai đoạn của ấu trùng thứ i

L1 L2 L

L

- Tỷ lệ sống được thu sau khi kết thúc một giai đoạn. Thu bằng cách định lượng.

TLS (%) = (Ấu trùng (cua) thu được /ấu trùng bố trí)*100 3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập sẽ được phân tích giá trị trung bình, độ lệch chuẩn (std), lớn nhất (max), nhỏ nhất (min), phần trăm (%), so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức (ANOVA)…, sử dụng phần mềm Exel, SPSS…

PHẦN IV

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sử DỤNG THỨC ăn CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)