Các chỉ tiêu biến thái, chiều dài và tỷ lệ sống

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sử DỤNG THỨC ăn CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 29 - 37)

Bảng 4.2: Chỉ số biến thái của ấu trùng cua biển

NT Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6

I 1,37±0,03b 2,40±0,06b 3,53±0,19b 4,50±0,06c 5,57±0,07c 6,77±0,03c II 1,17±0,03a 1,90±0,06a 2,80±0,06a 3,93±0,03a 4,97±0,03a 5,93±0,09a III 1,33±0,03b 2,03±0,03a 2,90±0,01a 4,00±0,01a 5,03±0,03a 6,10±0,06a IV 1,33±0,07b 2,43±0,03b 3,03±0,09a 4,03±0,03a 5,07±0,03a 6,13±0,07a V 1,33±0,03b 2,43±0,09b 3,43±0,07b 4,20±0,01b 5,30±0,01b 6,50±0,06b VI 1,37±0,03b 2,53±0,03b 3,43±0,03b 4,50±0,06c 5,37±0,03b 6,50±0,10b VII 1,32±0,03b 2,53±0,03b 3,50±0,06b 4,50±0,06c 5,57±0,03c 6,53±0,03b

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột hoặc có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Trong thí nghiệm có 6 lần thu mẫu chỉ tiêu biến thái. Ở lần thu thứ nhất chỉ số biến thái của nghiệm thức II là thấp nhất, LSI trung bình là 1,17, sai khác có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Nghiệm thức I và VI có chỉ số bằng nhau và bằng 1,37, nghiệm thức III, IV, V và VII có chỉ số LSI trung bình nằm trong khoảng là 1,33- 1,32. Nguyên nhân dẫn đến nghiệm thức 2 có chỉ số biến thái thấp là do: Nghiệm thức 2 cho ăn thức ăn chế biến từ giai đoạn Zoea 1, lượng Artemia bổ sung với số lần (2 lần/ ngày) ít hơn các nghiệm thức khác (4 lần/ ngày). Lượng thức ăn bổ sung thường bị lắng do đáy bể không phẳng, thức ăn một phần bị tan, một phần bị Artemia sử dụng, nên lượng thức ăn sẽ thiếu cho ấu trùng cua.

Yunus (1992) đã làm thí nghiệm sử dụng luân trùng mật độ 60 cá thể/L bổ sung vào giai đoạn Zoea 1 và Zoea 2 sẽ nâng cao tỷ lệ sống hơn 55%. Thêm nữa hàm lượng thức ăn cho vào bể một phần đã tan trong nước và khả năng bắt mồi của một số ấu trùng chưa cao nên khả năng lột xác tương đối thấp.

Ở lần thu thứ 2 thì có thêm 1 nghiệm thức thấp là nghiệm thức III, LSI trung bình 2,03; nhưng vẫn cao hơn nghiệm thức II (LSI =1,90), nghiệm thức II và III khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), nhưng lại có ý nghĩa khác biệt so với các nghiệm thức I, IV, V, VI, VII với chỉ số LSI trung bình trong khoảng 2,40- 2,53.

Sang lần thu thứ 3, nghiệm thức II, III, IV có chỉ số biến thái tăng dần là 2,80;

2,90; 3,03; 3 nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) thấp hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức I, V, VI, VII có chỉ số LSI cao, dao động trong khoảng 3,43- 3,50.

Nghiệm thức II, III, IV ở lần thu thứ 4 vẫn thấp, chỉ số trung bình của LSI tăng dần theo thứ tự 3,93; 4,00; 4,03, các nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Nhưng so với các nghiệm thức còn lại thì có ý nghĩa (p<0,05).

Nghiệm thức V có LSI trung bình 4,20 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức VI, VII, I.

Nhìn chung từ lần thu thứ nhất đến lần thu thứ 4 đều giống nhau ở chỗ:

Nghiệm thức nào cho ăn thức ăn chế biến thì sẽ làm cho quá trình lột xác biến thái kém hơn các nghiệm thức cho ăn Artemia hoàn toàn. Ngoài 2 nguyên nhân đã được trình bày ở lần thu thứ nhất thì các lần thu này lại có thêm nguyên nhân nữa là: trong quá trình chuyển đổi từ Arteima hoàn toàn (4 lần/ngày) sang thức ăn chế biến (4 lần/ ngày) có bổ sung Artemia (2 lần/ngày)

nên ấu trùng không thích nghi kịp dẫn đến lột xác không đồng bộ. Một phần là do lượng Artemia trong bể còn dư nên đã cạnh tranh với ấu trùng cua làm giảm lượng thức ăn trong môi trường nước. Li và ctv. (1999) đã khuyên là nên cho ăn Artemia từ Zoea 3 trở đi sẽ tốt hơn, Trương Trọng Nghĩa (2001b) cũng đã khuyên như thế.

Lần thu thứ 5, nghiệm thức II, III, IV vẫn thấp có LSI dao động từ 4,97- 5,07, có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức V, VI LSI ở mức 5,30; 5,37, so với nghiệm thức I, VII lại có ý nghĩa (p<0,05). Marichamy và Rajapackiam (2001) cho rằng, nếu ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng thì ấu trùng có thể xảy ra hội chứng bẩy lột xác, tỷ lệ chết cao trong suốt quá trình lột xác hoặc lột xác chuyển tiếp từ Zoea 5 sang Megalops. Ở lần thu này là giai đoạn rất quan trọng của ấu trùng Zoea 5 chuyển sang Cua con, nên việc đảm bảo dinh dưỡng cho lột xác là quan trọng. Sang lần thu thứ 6 nghiệm thức II, III, IV có LSI thấp từ 5,93- 6,13 có ý nghĩa so với các nghiệm thức V, VI, VII. Nghiệm thức I là cao nhất có LSI 6,77, có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.

4.2.2. Chỉ tiêu chiều dài của ấu trùng cua

Bảng 4.3: Chiều dài các giai đoạn của ấu trùng cua biển

N.T Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Megalops Cua

I 1,28±0,03b 1,63±0,03b 2,50±0,03b 3,21±0,09b 4,18±0,01c 3,79±0,01b 2,77±0,03a II 1,26±0,06a 1,60±0,03a 2,43±0,03a 3,15±0,06a 4,13±0,06a 3,74±0,03a 2,76±0,05a III 1,28±0,03b 1,61±0,03a 2,44±0,03a 3,18±0,02a 4,14±0,03a 3,75±0,07a 2,76±0,03a IV 1,28±0,03b 1,63±0,03b 2,44±0,03a 3,16±0,03a 4,14±0,03a 3,75±0,06a 2,76±0,07a V 1,28±0,03b 1,64±0,03b 2,51±0,03b 3,15±0,06a 4,14±0,07a 3,75±0,09a 2,76±0,06a VI 1,29±0,03b 1,64±0,03b 2,51±0,03b 3,22±0,06b 4,16±0,06b 3,75±0,06a 2,76±0,04a VII 1,28±0,03b 1,63±0,03b 2,50±0,03b 3,21±0,09b 4,18±0,01c 3,78±0,07b 2,77±0,06a

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột hoặc có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Chiều dài Zoea 1 của nghiệm thức II trung bình 1,26 mm thấp hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức I, III, IV, V, VI, VII có chiều dài trung bình từ 1,28- 1,29 mm. Đối với loài giáp xác việc tích lũy dinh dưỡng cho quá trình lột xác tăng trưởng là rất quan trọng. Nếu không đủ dinh dưỡng tích lũy sẽ làm cho sức tăng trưởng của ấu trùng cua giảm. Do nghiệm thức 2 cho ăn thức ăn chế biến (4 lần/ngày) có bổ sung Artemia (2 lần/ngày),

nên quá trình tích lũy dinh dưỡng không đủ cho quá trình lột xác dẫn đến quá trình tăng trưởng không cao, thấp hơn so với các nghiệm thức khác.

Sang Zoea 2 nghiệm thức III có chiều dài 1,61 mm cao hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức II, nghiệm thức III thấp hơn so với các nghiệm thứ I, IV, V, VI, VII và sai khác có ý nghĩa (p<0,05). Nghiệm thức 3 lúc này có bổ sung thức ăn chế biến, nhưng giảm lượng Artemia chỉ còn 2 lần/ngày thay gì 4 lần/ngày so với các nghiệm thức khác.

Ở Zoea 3 nghiêm thức II, III, IV có chiều dài lần lượt 2,43; 2,44; 2,44 mm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Khi chuyển sang Zoea 4, nghiệm thức V có chiều dài 3,15 mm thấp, không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức II, III, IV. Nhưng nghiệm thức V có ý nghĩa khác biệt so I, VI và nghiệm thức VII.

Ở Zoea 5 Nghiệm thức I và VII là cao nhất có chiều dài bằng nhau 4,18 mm, có ý nghĩa đối với nghiệm thức VI, II, III, IV, V. Nghiệm thức VI có ý nghĩa (p<0,05) so với II, III, IV và V. Trung bình chiều dài của nghiệm thức II là 4,13 mm,cònnghiệm thức III, IV có chiều dài trung bình bằng nhau 4,14 mm, nghiệm thức V có chiều dài 4,14 mm. Khi Zoea 5 chuyển sang Megalops thì chắc hẳn cần rất nhiều năng lượng tích lũy.

Marichamy và Rajapackiam (2001) cho rằng, nếu ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng thì ấu trùng có thể xảy ra hội chứng bẩy lột xác, tỷ lệ chết cao trong suốt quá trình lột xác hoặc lột xác chuyển tiếp từ Zoea 5 sang Megalops.

Theo bảng phân tích số liệu (Bảng 4.3) khi sang Megalops, nghiệm thức II, III, IV, V, VI là nhóm có chiều dài thấp nhất khoảng 3,74-3,75 mm, các nghiệm thức này khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nhau, Nếu so với I và VII thì các nghiệm thức II, III, IV, V, VI thì có ý nghĩa (p<0,05). Nghiệm thức I có chiều dài lớn nhất đến nghiệm thức VII là 3,79; 3,78 mm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiều dài của các nghiệm thức ở các giai đoạn thấp.

Các nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến mặc dù có bổ sung Artemia (2lần/ngày), nhưng thành phần dinh dưỡng có trong Artemia cũng không đảm bảo đủ chất và lượng cho ấu trùng Cua phát triển. Artemia trong các có khả năng bơi lội nhanh hơn ấu trùng Cua nên khó cho việc bắt mồi (Ong, 1964).

Sang giai đoạn cua con thì chiều dài của các nghiệm thức khác biệt không có ý

nghĩa thống kê (p>0,05). Chiều dài các nghiệm thức dao động trong khoảng 2,76-2,77 mm.

4.2.3: Tỷ lệ sống từng giai đoạn phát triển của ấu trùng Bảng 4.4: Tỷ lệ sống các giai đoạn của từng nghiệm thức

NT Z1 (%) Z2 (%) Z3 (%) Z4 (%) Z5 (%) Megalops (%) Cua (%)

I 97,1±0,58b 91,6±0,48c 88,3±0,44c 85,2±0,51c 83,5±0,33c 41,4±0,36c 8,15±0,04d II 89,0±0,26a 80,3±0,34a 77,5±0,57a 70,6±0,41a 68,8±0,47a 33,6±0,98a 5,42±0,08a III 97,2±0,34b 85,6±0,99b 78,9±0,53a 71,9±0,99a 69,1±0,97a 34,0±0,97a 6,34±0,08b IV 97,9±0,16b 93,0±0,78c 84,3±0,82b 72,1±0,50a 69,9±0,36a 34,2±0,71a 6,40±0,08b V 97,5±0,38b 93,5±1,07c 88,3±0,21c 79,3±0,27b 70,4±0,42a 34,5±0,69a 6,60±0,10b VI 98,2±0,30b 93,0±0,90c 87,9±0,13c 85,2±0,17c 79,7±0,27b 39,2±0,16b 7,40±0,10c VII 98,0±0,41b 93,8±0,59c 89,3±0,26c 85,8±0,28c 81,8±0,25c 41,4±0,27c 7,46±0,09c

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột hoặc có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Qua bảng phân tích số liệu (Bảng 4.4) cho thấy tỷ lệ sống của Zoea 1 ở nghiệm thức II là thấp nhất 89,0 % khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Trong đó nghiệm thức I, III, IV, V, VI, VII có tỷ lệ sống trung bình khoảng 97-98%. Các nghiệm thức này khác biệt không ý nghĩa (p>0,05). Nghiệm thức II có tỷ lệ sống thấp do thức ăn chế biến được bổ sung ngày từ đầu của quá trình thí nghiệm, mặc dù nhiệt độ và pH nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng (Bảng 4.1), nhưng NO2-

và TAN cao hơn so với các nghiệm thức khác. Điều này cũng làm một phần ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng. Quan trọng ở đây là nguồn thức ăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tích lũy năng lượng cho lột xác biến thái.

Thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 48%, lipid 9% nhưng khả năng bị hòa tan trong nước cao, dễ bị lắng, khả năng bắt được Artemia rất khó, thành phần chất béo trong cơ thể Artemia cũng chưa đảm bảo, nên ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống. Suprayudi và ctv. (2002b) đã ghi nhận sự cải thiện có ý nghiã đối với tỷ lệ sống của ấu trùng S. serrata sau khi giàu hóa lượng acid béo cao phân tử không no (n-3) cho luân trùng ở mức 3-8 mg/L (Trích bởi Phạm Văn Quyết, 2008). Theo bảng phân tích số liệu (Bảng 4.4) cho thấy sang nghiệm thức III tỷ lệ sống ở Zoea 2 giảm còn 85,6 %, nhưng cao hơn nghiệm thức II, 2 nghiệm

thức này khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức I, IV, V, VI, VII có tỷ lệ sống 91-93%.

Khi nghiệm thức IV cho ăn thức ăn chế biến thì tỷ lệ sống cuối Zoea 3 thấp trung bình 84%, cao hơn và có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức II, III. Các nghiệm thức I, V, VI, VII tỷ lệ sống không khác biệt nhau (p>0,05), nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức IV, II và III. Đến cuối Zoea 4 thì nghiệm thức IV có tỷ lệ sống trung bình 72% gần bằng với nghiệm thức II, III và không có ý nghĩa (p>0,05) với II và III. Lúc này nghiệm thức V tỷ lệ sống giảm nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức II, III, IV. Nghiệm thức I, VI, VII có tỷ lệ trung bình 85,2; 85,2; 85,8 % và khác nhau không ý nghĩa (p>0.05).

Tỷ lệ sống của nghiệm thức VI giảm còn 79,7%. Nghiệm thức VI khác có ý nghĩa với nghiệm thức II, III, IV, V, I, VII. Nghiệm thức I và VII có tỷ lệ sống cao 83,5%, khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức II, III, IV, V. Ở nghiệm thức VII tỷ lệ sống 41,4% bằng với nghiệm thức I.

Đầu giai đoạn Megalops nghiệm thức VII bắt đầu cho ăn thức ăn chế biến nhưng vẫn không làm giảm tỷ lệ sống. Lúc này Megalops sống bám và sống đáy nên khả năng bắt được mồi cao hơn các giai đoạn Zoea. Thêm nữa Megalops có đôi càng có thể bắt được mồi mà không cần di chuyển. Trong sản xuất giống, nhiều trại giảm cho ăn Artemia, thay vào đó là thức ăn chế biến có kích thước lớn hoặc tôm, nghêu, sò băm nhỏ. Nghiệm thức II, III, IV, V có tỷ lệ sống thấp, trung bình trong khoảng 33-34%, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức VI, I và VII. Tỷ lệ sống nghiệm thức VI trung bình 39,2%

khác biệt (p<0,05) với nghiệm thức I và VII.

Nghiệm thức II tỷ lệ sống của Cua là thấp nhất 5,42%, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống nghiệm thức III và IV tương đương nhau trung bình 6,40%, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức VI, VII và I. Nghiệm thức VI và VII có tỷ lệ sống trung bình 7,40%; 7,46% khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức I. Nghiệm thức I có tỷ lệ sống cao nhất 8,15%.

8.15

5.42

6.34 6.4 6.6

7.4 7.46

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7

Nghiệm thức Tỷ lệ %

Hình 4.1: Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ sống cua con của các nghiệm thức

Tóm lại, các nghiệm thức cho ăn chế biến tỷ lệ sống thấp, nguyên nhân là do thức ăn tan trong nước, lắng đáy, bị Artemia cạnh tranh thức ăn, nguồn Artemia không đủ hàm lượng dinh dưỡng, nên không đủ dinh dưỡng để tích lũy cho quá trình lột xác biến thái, dẫn đến tỷ lệ sống thấp.

4.2.4: Hiệu quả kinh tế

Lượng thức ăn chế biến sử dụng không nhiều nên giá vốn đầu tư thấp, chủ yếu là lượng Artemia giá thành cao, sử dụng nhiều.

- Cơ sở để tính giá thành thức ăn

Dựa vào bảng giá của cửa hàng Thu Hồng

Địa chỉ: Hẻm 10, Mậu Thân- P. Xuân Khành-Q. Ninh Kiều-Tp. Cần Thơ (ĐT:

07103833752).

Giá thức ăn trong quá trình thí nghiệm

- Lansy ZM hộp 500 gr giá 520,000 đồng => 1040 đồng/1 gr.

- Artemia Vĩnh Châu hộp 181 gr giá 600,000 đồng => 3400 đồng/1 gr.

Bảng 4.5: Chi phí thức ăn đầu tư 30000 ấu trùng của các nghiệm thức Ghi chú: “AT” là viết tắt của Ấu trùng, “Đ” viết tắt của từ Đồng

Nghiệm Thức

Lượng TA sử dụng

Thành tiền (đồng)

Tổng tiền (đồng)/30000 AT

Chi phí đầu tư 1 AT (đ)

I 98.4 gam Artemia 334,560 334,560 11,15 II 16.8 gam Artemia

7.35 gam TACB

57,120

7,644 64,764 2,16

III 19.8 gam Artemia 6.75 gam TACB

67,320

7,020 74,340 2,48

IV 25.8 gam Artemia 6.00 gam TACB

87,720

6,240 93,960 3,13

V 34.8 gam Artemia 5.10 gam TACB

118,320

5,304 123,624 4,12

VI 46.8 gam Artemia 4.05 gam TACB

159,120

4,210 163,330 5,44

VII 75.6 gam Artemia 2.85 gam TACB

257,040

2,964 260,004 8,67

Trong thí nghiệm, mật độ bố trí 100 ấu trùng/ lít. Tổng số ấu trùng với 3 lần lập lại trong nghiệm thức là 30,000 ấu trùng/3 bể.

Theo bảng chi phí (Bảng 4.10), chi phí đầu tư cho 30,000 ấu trùng được tính theo công thức:

Lượng thức ăn sử dụng (gr)* Giá thành 1 gr (đồng)

Ở nghiệm thức II mức đầu tư cho 1 ấu trùng là thấp nhất, nghiệm thức I là cao nhất.

PHẦN V

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sử DỤNG THỨC ăn CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)