Đầu chu kỳ ương thì độ mặn là 30 ‰, độ mặn sẽ giảm dần theo chu kỳ ương để thích hợp với từng giai đọan phát triển của ấu trùng. Từ Zoea 1 đến Zoea 4 độ mặn 30 ‰, đến Zoea 5 thì giảm còn 25 ‰, sang Megalops thì giảm còn 22
‰, đến cua con thì giảm còn 20 ‰. Việc hạ độ mặn một cách chủ động sẽ giúp cho ấu trùng phát triển.
Nguyễn Cơ Thạch (1998) kết luận rằng ở độ mặn 15-25 ‰ không phù hợp cho quá trình phát triển phôi, ở độ mặn 30-35 ‰ thích rất thích hợp cho phôi và giai đoạn ấu trùng phát triển. Theo Dat (1999b) cho rằng giảm độ mặn từ 30
‰ xuống còn 25 ‰ là nâng cao tỷ lệ sống của Zoea 5 đối với loài S.
paramamosain. Baylon và Failaman (2001) đã thử nghiệm hạ độ mặn ở giai đoạn Zoea 5 xuống còn 20-24 ‰ đối với loài S. tranqueberica và 20 ‰ đối với S. olivacea đã cải thiện sự biến thái sang Megalops. Còn ấu trùng cua S.
paramamosain thì Trần Ngọc Hải (1997) đã cho rằng, độ mặn thích hợp cho quá trình lột xác và tăng trưởng của cua con (cua 1-8) nằm trong khoảng 28-30
‰, ở độ mặn 6-12 ‰ thường xuất hiện bẩy lột xác và ăn nhau. Việc hạ độ mặn sẽ làm cho quá trình lột xác của ấu trùng thuận lợi hơn, nguồn nước mới và sạch sẽ kích thích sự lột xác của ấu trùng Cua biển. Zhongli và ctv. (2001) cho kết luận rằng, độ mặn dưới 10 ‰ thì sự biến thái của ấu trùng cua biển S.
serrata kéo dài và tỷ lệ sống không cao.
4.1.2. Nhiệt độ
Trong ương nuôi thủy sản, nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dinh dưỡng, thành thục và phát triển của động vật thủy sản. Nhìn chung nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức dao động trong khoảng 28,5- 28,60C vào buổi sáng, vào buổi chiều nhiệt độ dao động trong khoảng 29,8- 30,00C. Mức nhiệt độ này nằm trong giới hạn phát triển của ấu trùng Cua biển.
Theo Ong (1964) cho rằng nhiệt độ ương ấu trùng cua nằm trong khoảng 24,5- 31,50C. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) cho rằng nhiệt
độ trong khoảng 27-300C thì ấu trùng cua phát triển tốt. Còn Hoàng Đức Đạt (2006) cho rằng nhiệt độ cho ấu trung phát triển tốt nằm trong khoảng 29- 300C. Nhiệt độ của quá trình thí nghiệm mặc dù có mưa nhưng tương đối ổn định, do thí nghiệm được tiến hành trong trại kín, xung quanh được che bằng bạt xanh để ổn định nhiệt độ. Nhiệt đô dao động trong ngày giữa các nghiệm thức không cao từ 1,4-1,50C. Nhiệt độ giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Sự chênh lệch nhiệt độ buổi sáng và chiều không cao, do đó không ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng cua.
Marichamy (1991) trong ương nuôi ấu trùng cua biển nhiệt độ gây chết ở 22- 240C sau 18 ngày và chỉ lột xác đến giai đoạn Zoea 4. Nhiệt độ càng cao thì thời gian biến thái càng nhanh (Chen và Jeng, 1980), mặc dù vậy nhưng phải nằm trong khoảng nhiệt thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Hill (1974) đã tăng nhiệt độ tới 350C và không cho ăn, kết quả là tỷ lệ sống của ấu trùng giảm. Hill (1974) cũng đã đưa ra nguyên nhân là nhiệt độ tăng, quá trình trao đổi chất tăng, cộng thêm không bổ sung thức ăn nên ấu trùng chết nhiều. Khi nhiệt độ tăng thích hợp thì làm tăng tần suất lột xác. Khi nhiệt độ 25-270C thì phải mất 28-35 ngày ương, còn nếu tăng lên 28-300C thì chỉ mất 26 ngày, tối đa là 30 ngày.
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm
Nghiệm Thức Nhiệt độ pH NO2-
TAN Sáng 28,5±0,03a 8,23±0,03b
I Chiều 30,0±0,03a 8,33±0,03b 0,60 1,19
Sáng 28,5±0,03a 8,03±0,03a
II Chiều 29,9±0,06a 8,07±0,03a 1,06 1,80
Sáng 28,5±0,06a 8,20±0,06ab
III Chiều 29,9±0,03a 8,17±0,03ab 0,90 1,56
Sáng 28,5±0,03a 8,17±0,03ab
IV Chiều 30,0±0,03a 8,20±0,10ab 0,90 1,50
Sáng 28,6±0,06a 8,20±0,06ab
V Chiều 29,9±0,03a 8,20±0,06ab 0,80 1,50
Sáng 28,6±0,03a 8,17±0,09ab
VI Chiều 29,8±0,03a 8,20±0,06ab 0,80 1,31
Sáng 28,5±0,03a 8,23±0,03b
VII Chiều 29,9±0,03a 8,30±0,03b 0,75 1,31
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột hoặc có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.
4.1.3. pH
pH giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 8,0-8,3. pH vào buổi sáng thường thấp hơn buổi chiều. pH vào buổi sáng nghiệm thức I và VII bằng nhau 8,23, cao nhất so với các nghiệm thức còn lại, nghiệm thức II thấp nhất là 8,03. Từ kết quả phân tích (Bảng 4.1) cho thấy nghiệm thức II khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với I và VII, khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức III, IV, V, VI có pH nằm trong khoảng 8,17-8,20.
pH vào buổi chiều của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm chỉ ở khoảng 8,0-8,33. Ở đây nghiệm thức I và VII là cao nhất pH lần lượt 8,33; 8,30. Nghiệm thức 2 thấp nhất 8,07 khác biệt có ý nghĩa so với I và VII (p<0,05) nhưng khác không có ý nghĩa với III, IV, V, VI có pH 8,17- 8,20. Hoàng Đức Đạt (2006) cho rằng khoảng pH thích hợp cho ấu trùng là 7,5-8,5.
Như vậy pH của thí nghiệm phù hợp với khoảng pH mà Hoàng Đức Đạt (2006) đã nghiên cứu.
Nguyên nhân làm cho nghiệm thức II có pH thấp là do hàm lượng thức ăn trong bể phân hủy một phần làm ảnh hưởng đến hàm lượng oxy trong bể, mặc dù có bổ sung thêm tảo để ổn định môi trường nhưng một phần do tảo chết nên hàm lượng vật chất hữu cơ tăng làm cho pH giảm.
4.1.4. Chỉ tiêu NO2-
NO2- là yếu tố tác động lớn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển. Theo phân tích số liệu thì hàm lượng NO2
- ở nghiệm thức II là cao nhất 1,06 mg/L. Thấp nhất là nghiệm thức I chỉ ở mức 0,6 mg/L, các nghiệm thức còn lại dao động trong khoảng 0,75-0,90 mg/L. Các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0.05). Với mức dao động từ 0,60-1,06 mg/L thì ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng Cua. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), mức N-NO2- trong bể ương phải <
0,1 mg/L.
Nguyên nhân hàm lượng N-NO2
- ở nghiệm thức II cao hơn so với các nghiệm thức khác là do: Thứ nhất, trong quá trình cho ăn thì một phần thức ăn phân hủy trong nước tạo ra nhiều vật chất hữu cơ, một phần tảo chết rồi phân hủy trong môi trường nước làm cho nước dơ. Thứ hai là do nghiệm thức được cho ăn thức ăn chế biến từ lúc mới bố trí thí nghiệm do đó lượng N-NO2
- càng về cuối chu kỳ càng tích lũy nhiều. Mặc dù có thay nước theo chu kỳ nhưng trong bể ương vẫn còn hàm lượng của đạm nitrit. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), hàm lượng N-NO2
- có thể lên đến 2 mg/L vẫn không ảnh hưởng đến ấu trùng.
Ở nghiệm thức I hàm lượng N-NO2
- thấp do nghiệm thức không cho ăn thức ăn chế biến. Trong bể ương có vỏ trứng Artemia nhưng quá trình phân hủy chậm nên phần lớn hàm lượng N-NO2
- được thoát ra ngoài hoặc được tảo hấp thu. Các nghiệm thức còn lại cũng có bổ sung thức ăn theo từng giai đoạn thí nghiệm nên hàm lượng N-NO2
- tương đối thấp.
4.1.5. Hàm lượng TAN trong quá trình thí nghiệm
TAN của các nghiệm thức nằm trong khoảng 1,19-1,80 mg/L. Nghiệm thức I thấp nhất 1,19 mg/L, cao nhất là nghiệm thức II là 1,80 mg/L. Đối với các nghiệm thức III, IV, V, VI và VII chênh lệch không cao và dao động trong khoảng 1,31-1,56 mg/L. Theo phân tích số liệu thì các nghiệm thức sai khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Phần lớn NH4
+ ít ảnh hưởng đến sự sống của ấu trùng Cua. Ở đầu chu kỳ ương thì TAN chỉ ở khoảng 0-0,5 mg/L, vào cuối chu kỳ ương thì TAN tăng có khi lên tới 5 mg/L do NH4
+ tăng. Theo Boyd (1990) được trích bởi Trương Quốc Phú (2006), hàm lượng NH4
+ thích hợp cho đời sống thủy sản là 0,2-2 mg/L. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) hàm lượng NH4
+ tăng lên đến 5 mg/L vẫn không ảnh hưởng.
Tảo trong bể nuôi sẽ giúp ổn định môi trường nước, làm cho môi trường không thay đổi đột ngột tránh gây hại đến sự sống của ấu trùng.