4.1.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu SBC được phối trộn trong thức ăn Chất lượng thủy sản là vấn đề then chốt trong thức ăn thủy sản. Do đó việc tìm hiểu thành phần, tính chất của các nguyên liệu sử dụng trong phối chế là quá trình rất cần thiết.
Bảng 4.1 Kết quả phân tích thành phần hóa học của Spent bleaching clay (SBC ) làm thức ăn
Thành phần Tỷ lệ (%)
Độ khô(%) 94,5
Đạm(%) 0,50
Chất béo(%) 21,5
Tro(%) 68,03
SBC thay thế cho dầu cá được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng. Từ bảng kết quả cho thấy SBC có độ khô cá cao (94,5%). Hàm lượng chất béo của SBC cũng khá lớn (21,5%) trong khi đó hàm lượng đạm chỉ có 0,50% rất thấp.
SBC là sản phẩm của quá trình tinh lọc dầu thực vật. Do trong suốt quá trình tinh lọc, chất lọc được dùng để loại bỏ các tạp chất và chất nhuộm. Quá trình lọc được tiến hành ở nhiệt độ cao gồm dầu và cột lộc, các phân tử nhuộm và tập chất bám vào bề mặt cột lọc dùng trong tinh lọc dầu phần lớn là Bentonoic, nó là Aluminat-silicat thuộc nhóm montmorillonit. Tùy thuộc vào hoạt động và kích cỡ SBC được sinh ra từ 20-75% trọng lượng chất tinh lọc (Ng & Chik, 2006). Theo Ng et al (2006) thì SBC được li trich từ dầu cọ có chứa khoảng 48% acid bão hòa. Điều đó cũng giải thích một phần nào tại sao kết quả phân hàm lượng chất béo lại cao (21,5%).
Từ kết quả phân tích thành phần nguyên liệu SBC làm thức ăn cho cá tra ta thấy hàm lượng tro của SBC rất cao (68,03%). Theo nghiên cứu của Ng & Chik (2006) ở một vài thí nghiệm trên cá rô phi cho rằng giới hạn của việc sử dụng SBC trong 1 nghiệm thức ăn bao gồm hàm lượng tro cao và làm tăng vật chất lơ lửng trong hệ thống ao nuôi thông qua phân.
4.1.2 Kết quả phân tích mẫu thức ăn thí nghiệm Bảng 4.2 Kết quả phân tích thức ăn thí nghiệm
Nghiệm thức Thành phần
SBC ĐC SBC 5% SBC 10% SBC 15%
Đạm (%) 33,4 33,6 33,7 33,8
Chất béo (%) 5,6 5,1 5,2 5,7
Tro (%) 10,5 13,6 16,4 19,7
Xơ (%) 4,22 3,55 3,92 3,75
Năng lượng (Kcal/g) 4,38 4,24 4,1 3,96
Chất đạm là nhu cầu quan trọng của tất cả các sinh vật để duy trì và phát triển đối với cá. Hàm lượng đạm thích hợp trong thức ăn đóng vai trò quan trọng tuy nhiên hàm lượng này thấp hay cao cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển cho cá như sinh trưởng chậm, không bình thường hay dễ bị tấn công bởi mầm bệnh (Tacon,1995 trích bởi Nguyễn Thanh Phương,1997). Từ kết quả phân tích hàm lượng đạm ở 4 nghiệm thức gần tương đương nhau dao động từ (33,4-33,8%) trong đó cao nhất là SBC 15% (33,8%), kế đến là SBC 10% (33,7%), SBC 5% (33,5%) và thấp nhất là SBC ĐC (33,4%). Theo Hiền (2004) nhu cầu Protein cá dao động từ (25- 55%), trung bình 30%. Theo tiêu chuẩn ngành 28 TCN 188 : 2004 thức ăn dành cho cá tra và basa có khối lượng từ 20-200g/con phải có hàm lượng đạm thô không nhỏ hơn 26%. Trong khí cá ban đầu thí nghiệm có trung bình 18,1g/con. Như vậy, ta thấy thức ăn thí nghiệm không những đáp ứng được nhu cầu thí nghiệm mà còn đảm bảo được cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá.
Từ kết quả nghiên cứu hàm lượng chất béo cao nhất ở nghiệm thức SBC 15%
cao nhất (5,7%) kế đến là SBC ĐC 5,6 %, SBC 10% (5,2%) thấp nhất là SBC 5%
(5,1%). Theo Hiền và ctv (2004) cho rằng hàm lượng chất béo ở cá tra ở mức đề nghị là 4-8%, ngoài ra cỡ cá 20-200g thì không nhỏ hơn 5%. Vì vậy kết quả hàm lượng chất béo trong thức ăn thí nghiệm là phù hợp.
Trong phối chế thức ăn hàm lượng tro thường chiếm với tỷ lệ thấp nhưng cũng có không thể thiếu trong thức ăn động vật thủy sản. Hàm lượng tro dao động tương đối cao từ (10.5 – 19.7%) trong đó cao nhất ở nghiệm thức (SBC 15%) ( 19,7%), kế đến SBC 10% (16,4%), SBC 5% (13,6) thấp nhất là SBC ĐC 10,5%. Cũng giống như kết quả nghiên cứu của Ng & Chik (2006) hàm lượng tro cao nhất cũng ở nghiệm
thức có bổ sung SBC nhiều nhất (SBC 30%) là 29% thấp dần cùng với lượng dùng SBC dùng trong các nghiệm thức dó đó tiếp theo sẽ là SBC 20% (21,4%), SBC 10%
là 14,9% và thấp nhất sẽ là 7,96% (SBC ĐC), lí do là SBC có chứa 68% khoáng.
Nhưng cũng có tác giả cho rằng khi hàm lượng tro tăng lên sẽ ứng với sự mất đi của một thành phần dinh dưỡng đồng thời ảnh hưởng đến độ tiêu hóa của thức ăn và ảnh hưởng đến hoạt động sống (Silva ,2006).
Theo tiêu chuẩn ngành thì hàm lượng xơ trong thức ăn có tỷ lệ không lớn hơn 7% (Lưu Thanh Tùng,2008). Hàm lượng xơ trong phân tích thức ăn cho kết quả dao động từ (3,55-4,22%) cao nhất ở nghiệm thức SBC ĐC (4,22%), SBC 10% là 3,92%, SBC 15% là 3,75%, thấp nhất là SBC 5% là 3,55 %. Theo Silva (2006) hàm lượng xơ không nên vượt quá 8-12% trong khẩu phần cá. Tác giả này cũng cho rằng việc tăng hàm lượng xơ tương đương sẽ dẫn đến việc giảm số lượng chất dinh dưỡng được sử dụng trong khẩn phần thức ăn. Theo Hiền (2004) cho rằng chất xơ là chất khó tiêu, nó tham gia tạo vách tế bào thực vật bao bọc chất hữu cơ, ngăn cản tác động của dịch tiêu hóa đối với chất hữu cơ bên trong tế bào nên làm giảm độ tiêu hóa thức ăn.
Nhưng từ kết quả trên cho thấy hàm lượng xơ trong tất cả thức ăn thí nghiệm đều phù hợp với tiêu chuẩn nghành sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh trưởng phát triển của cá nguyên nhân hàm lượng xơ của thức ăn SBC ĐC cao (4,22%) hơn so với 3 nghiệm thức còn lại do có chứa nguyên liệu cám li trích chiếm với tỉ lệ khá cao (24,77%) và bột mì ( 19,45%) (Bảng phụ lục A)
Năng lượng của thức ăn thí nghiệm khi phân tích dao động từ (3,96 - 4,38 kcal/g). Đáp ứng nhu cầu năng lượng của cá tra.
4.1.3 Thành phần kim loại nặng có trong SBC và thức ăn thí nghiệm.
Kết quả phân tích khối lượng (mg/kg khối lượng khô) của kim loại nặng có trong nguyên liệu SBC và thức ăn thí nghiệm.
Bảng 4.3 Khối lượng kim loại nặng (mg/kg) có trong SBC và thức ăn thí nghiệm.
T a thấy nguy
ên liệu SBC có As cao (0,54 mg/kg),Pb (0,26 mg/kg) và Cd thì thấp chỉ có 0,05 mg/kg do đó sự tập trung
Nghiệm thức Kim loại SBC
SBC ĐC SBC 5% SBC 10% SBC 15%
As 0,54 0,16 0,05 0,07 0,21
Pb 0,26 0,12 0,01 0,04 0,06
Cd 0,05 0,08 0,09 0,1 0,1
kim loại nặng As, Pb và Cd trong các nghiệm thức thức ăn có xu hướng gia tăng dần lần lượt từ 0,05-0,21 mg/kg , 0,01-0,06 mg/kg , 0,09-0,1 mg/kg tăng theo lượng SBC được bổ sụng vào trong công thức thức ăn từ 5% đến 15% SBC. Ở nghiệm thức 15%
SBC thì As, Pb và Cd có nồng độ lần lượng là 0,21, 0,06 và 0,1 mg/kg. Kết quả này lại thấp hơn kết quả nghiêm cứu của Ng & Chik (2006) trên cá rô phi (O.Niloticus) có ở nghiệm thức thức ăn SBC 30% thì lần lượt có As (0,39 mg/kg), Pb (4,41 mg/kg) và Cd (0,15 mg/kg). Theo quyết định số 46/2007/QĐ- BYT về giới hạn tối đa kim loại nặng có trong thực phẩm thì dầu (bao gồm dầu thực vật và động vật) và thức ăn thí nghiệm có As , Pb và Cd khối lượng tối đa lần lượt là 0,1 mg/kg, 0,1 mg/kg, 1mg/kg.
Ta thấy lượng Cd có trong nguyên liệu SBC và trong các chế độ dinh dưỡng khác nhau đều phù hợp với quy định của Bộ Y tế (Cd < 1 mg/kg). Còn As, Pb có trong SBC khá cao vượt qua giới hạn tối đa của bộ y tế đưa ra nhưng khi phối trộn SBC vào trong nghiệm thức thức ăn SBC 5%, 10% thì lại phù hợp quy định của bộ y tế. Do đó thức ăn SBC 5% và 10% có khối lượng kim loại nặng không vượt quá quy định của bộ Y tế, không ảnh hưởng đến sinh trưởng, cũng như phát triển của cá mà còn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
4.1.4 Thành phần acid béo có trong nguyên liệu SBC và thức ăn thí nghiệm
Theo Bell et al (2002) sự hợp thành acid béo trong cơ thể cá nó có ảnh hưởng trực tiếp bởi sự hợp thành acid béo của dầu trong thức ăn được sử dụng. Vì vậy trước khi phân tích kết quả của sản phẩm thí nghiệm là trên cơ cá thì trước tiên ta cần xem thức ăn có sự thay thế dầu cá bởi SBC vào trong công thức thức ăn có thành phần acid béo trong các thức ăn thí nghiệm khác nhau. Sau đây là kết quả thành phần acid béo được tìm thấy.
Bảng 4.4 Thành phần acid béo (% của tổng số acid béo) của SBC và thức ăn thí nghiệm
Acid béo (%) SBC SBC ĐC SBC 5% SBC10% SBC15%
C12: 0 0,21 0,14 0,19 0,21 0,18
C14:0 1,19 4,12 3,28 3,40 3,48
C14:1 0,00 0,00 0,00 0,00 0,07
C15:0 0,04 0,39 0,29 0,21 0,21
C16:0 36,43 23,53 25,44 30,60 30,76
C16:1 0,12 4,78 2,83 3,02 0,28
C16:2 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
C17:0 0,05 0,23 0,17 0,14 0,12
C17:1 0,00 0,21 0,16 0,00 0,00
C18:0 2,73 2,88 2,71 2,22 2,40
C18.1n-9 9,51 16,24 9,72 11,29 10,35
C18:2n-6 49,07 26,67 41,38 33,64 41,10
C19:0 0,01 0,00 0,03 0,00 0,01
C20:5n-3 0,00 13,98 7,55 10,90 6,75
C20:0 0,39 0,40 0,32 0,26 0,26
C20:1 0,18 2,18 1,54 1,08 0,78
C22:0 0,05 0,00 0,00 0,00 0,06
C22:6n-3 0,00 3,97 4,18 3,02 3,00
Saturated 41,11 31,69 32,43 37,04 37,49 Mono-
unsaturated 9,81 23,41 14,25 15,39 11,48
PUFA 49,07 44,63 53,11 47,57 50,85
n-6PUFA 49,07 26,67 41,38 33,64 41,10
n-3PUFA 0,00 17,95 11,73 13,92 9,75
*Ghi chú: Saturated : Acid béo bão hòa; Mono-unsaturated: Acid béo không bão hòa có một nối đôi;
PUFA: Acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi; n-6PUFA: Acid béo không bão hòa có nối đối đầu tiên ở vị trí 6; n-3PUFA: Acid béo không bão hòa có nối đối đầu tiên ở vị trí 3.
Sự hợp thành acid béo của SBC thì có chứa 41% acid bão hòa trong đó acid panmitic (C16: 0) chiếm tỷ lệ cao (36,5%) , 9,81% acid không bão hòa có một nối đôi và 49% acid không bão hòa có nhiều nối đôi. Từ bảng kết quả trên cho thấy SBC không có lượng n-3 PUFA (bảng 4.4). Do đó khi phối trộn vào trong các nghiệm thức thì PUFA giảm từ 18% xuống 9,75% khi mà SBC tăng từ 0% đến 15% trong các nghiệm thức thức ăn. SBC có 49% n-6 PUFA (chủ yếu là Linolenic acid) tăng từ 27 – 41,1% n-6 PUFA tăng cùng với mức tăng SBC được phối trộn trong công thức thức ăn. Kết quả này lại thấp hơn so với kết quả nghiệm cứu của Ng & Chik (2006) trên cá rô phi (O.Niloticus) được thí nghiệm với 4 loại thức ăn hàm lượng SBC khác nhau :0%,10% ,20% và 30% thì SBC có tổng PUFA là 7,3% trong đó n-3 PUFA 0,3% cao hơn so với kết quả đang thí nghiệm nhưng sự chênh lệch không đáng kể đồng thời n-3 PUFA giảm từ 23% xuống còn 10% theo mức SBC tăng từ 0% đến 30%. Ngược lại n-6 PUFA chiếm 7 % thì khi đó các nghiệm thức thức ăn tăng từ (8 -10%). Lê Thanh Hùng (2008) cho rằng dầu cá biển và dầu nhuyễn thể có tỷ lệ cao EPA (Eicosapentanoeic acid (C20:5n-3)) và DHA( Docosahexanoeic acid (C22:6 n-3)).
Dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu bắp chứa tỷ lệ cao n-6 PUFA và n-6 HUFA thì các loài cá nước ngọt có nhu cầu cần thiết hơn. Những loại dầu có chứa PUFA cao thì sẽ dể bị oxy hóa nhưng lượng acid béo bão hòa và đơn bão hòa cao trong SBC sẽ là một nguồn năng lượng thức ăn tốt cho cá (Hendenson & Sargent,1985 trích bởi Ng &
Chik,2006).