4.7 Kết quả phân tích thành phần hóa học của cá thí nghiệm
4.7.2 Nồng độ kim loại nặng (mg/kg khối lượng khô) trong cơ và xương của Cá Tra
Bảng 4.11 Kết quả phân tích kim loại nặng (As, Pb và Cd ) trong cơ và xương của cá Tra
Kim loại nặng SBC ĐC SBC 5% SBC 10% SBC15%
Cơ
As KT KT KT KT
Pb 0,11 0,16 0,12 0,11
Cd KT KT KT KT
Xương
As 0,52 0,27 0,38 0,29
Pb 0,12 0,26 0,19 0,24
Cd KT KT KT KT
*Kí hiệu KT là không tìm thấy
Trong cơ sự tập trung As, Pb và Cd dường như ít. Nồng độ kim loại Pb thì có xu hướng giảm dần từ (0,16 – 0,11 mg/kg) theo lượng SBC tăng lên trong công thức thức ăn. Ở nghiệm thức (SBC 15%) có cùng giá trị Pb với nghiệm thức đối chứng là 0,11 nmg/kg . Kết quả này tương đương với kết quả của Ng & Chik (2006) khi phân tích sự tồn lưu kim loại có trong cơ thì Pb giảm từ (0,15 -0,08 mg/kg) theo tăng mức SBC từ 10-30% trên đối tượng cá rô phi. Theo quyết định số 46/2007/QĐ- BYT về giới hạn tối đa kim loại có trong thực phẩm ở cá thì Pb là 0,2 mg/kg. Như vậy sự tồn lưu kim Pb trong cơ thì phù hợp không vượt quá quy định của Bộ Y Tế cao nhất ở nghiệm SBC 5% (0,16 mg/kg), Pb tồn lưu trong cơ là chấp nhận được. Trong khí nồng độ 2 kim loại As và Cd thì lại không hiện diện trong cơ.
As và Pb thì được tìm thấy trong xương của cá tra sau 8 tuần thí nghiệm. As dao động từ (0,27 -0,52 mg/kg). Các nghiệm thức có SBC thì sự có mặt của kim loại As cao nhất ở SBC 10% (0,38mg/kg) kế đến SBC 15% (0,29mg/kg) thấp nhất SBC 5% (0,27mg/kg). Kết quả này phù hợp với quy định của Bộ Y tế về sự tồn lưu kim lại có trong cá ở As là < 2 mg/kg. Theo nghiêm cứu của Ng & Chik (2006) thì phân tích
cho rằng As tồn động trong xương thì thấp dao động (0,04 -0,07 mg/kg) cao nhất ở nghiệm thức 0% SBC.
Còn Pb thì nồng độ của Pb tập trung cao nhất ở nghiệm thức SBC 5% (0,26 mg/kg) và SBC ĐC là thấp nhất (0,12 mg/kg). Kết quả này có phần thấp so với kết quả nghiêm cứu của Ng & Chik (2006) Pb ở xương dao động từ (0,26-0,49 mg/kg).
Trong các nghiệm thức thì SBC 10% thì Pb là 0,19mg/kg và SBC ĐC có Pb (0,12 mg/kg) phù hợp với quy định của Bộ Y tế đưa ra( Pb <0,2mg/kg). Mặc dù SBC 5% có Pb (0,26 mg/kg ) vượt qúa quy định nhưng sự chênh lệch không lớn. Trong khi đó Cd thì không được tìm thấy trong xương cá tra.
Sau tám tuần thí nghiệm đã tìm thấy As trong khẩu phần ăn( As, Pb và Cd), trong Cơ (Pb) và Xương (As và Pb) nhưng lại không có khác biệt nào quan trọng nào ở những chế độ ăn khác nhau. Cũng như không có gia tăng đáng kể về sự tập trung kim loại nặng trong cơ thể cá so với những loài cá cho ăn bởi thức ăn không có SBC. Tuy nhiên có khác nhau As và Pb trong xương ở kết quả trên cho thấy có sự khác biệt lớn . Sự tập trung As trong xương cao hơn sự tập trung As trong ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau và Pb trong xương khác biệt có ý nghĩa với sự tập trung Pb trong thức ăn và trong cơ của cá ở các nghiệm thức có SBC.
4.7.3 Thành phần aicd béo trong cơ thể cá sau thí nghiệm
Bảng 4.12 Thành phần acid béo (% của tổng số acid béo) của cá ở bắt đầu nuôi thử nghiệm và sau khi ăn cho 8 tuần khi bổ sung SBC vào thức ăn thí nghiệm.
Ghi chú
* Cá SHDV: Cá sinh hóa đầu vào.
* Saturated : Acid béo bão hòa; Mono-unsaturated: Acid béo không bão hòa có một nối đôi; PUFA: Acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi; n-6PUFA: Acid béo không bão hòa có nối đối đầu tiên ở vị trí 6; n- 3PUFA: Acid béo không bão hòa có nối đối đầu tiên ở vị trí 3.
S au 8
tuần thì sự hợp thành acid béo trong cơ của cá tra có sự thay đổi mạnh mẽ bởi các thức ăn thí nghiệ
m (bảng 4.12).
Từ kết quả ta thấy SBC có 38% acid bão hòa, 15% đơn không bão hòa có một nối đôi và acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi là 47,4% trong đó lượng n-6 PUFA chiếm 37,8%
và n-3 PUFA là 9,6% đã được tìm thấy trong các cơ lipid trong các chế độ dinh dưỡng khác nhau. Lượng aicd béo không bão hòa có nhiều nối đôi được duy trì không có thay đổi lớn ở các thức ăn thí nghiệm khác nhau. n-3 PUFA trong cơ và giảm theo lượng n-3 PUFA có trong thức ăn khi SBC tăng từ 0% đến 15% . Kết quả này thấp hơn kết quả nghiệm cứu của Ng & Chik (2006) trên cá rô phi (O.Niloticus) n-3 PUFA dao động (26-33%) giảm theo lượng SBC tăng dần trong thức ăn (0%,10%,20% và 30% SBC). Còn lượng n-6 PUFA sau thì nghiệm cho ăn với thức ăn thí nghiệm
Acid béo (%) Cá SHDV SBC ĐC SBC 5% SBC 10%
SBC 15%
C12:0 0,7 0,19 0,13 0,20 0,17
C14:0 4,21 6,81 6,35 6,85 7,32
C14:1 0,00 0,02 0,04 0,04 0,13
C15:0 0,38 0,34 0,26 0,29 0,27
C15:1 0,00 0,00 0,01 0,02 0,01
C16:0 24,67 31,45 31,45 31,41 32,99
C16:1 1,71 1,82 2,14 1,74 0,80
C16:2 0,00 0,00 0,00 0,00 0,24
C17:0 0,24 0,18 0,15 0,17 0,09
C17:1 0,00 0,19 0,17 0,14 0,45
C18:0 7,71 6,34 5,88 6,08 5,81
C18.1n-9 10,88 5,23 5,19 4,58 5,20
C18:2n-6 26,45 36,02 39,79 38,90 37,33
C19:0 0,07 0,01 0,01 0,01 0,01
C20:4n-6 11,35 1,26 1,47 1,78 1,71
C20:5n-3 0,00 3,34 2,00 1,98 2,09
C20:0 0.21 0,07 0,13 0,16 0,09
C20:1 2,02 1,94 2,03 2,28 1,27
C22:0 0,00 0,00 0,03 0,14 0,00
C22:6n-3 9,57 4,62 2,63 3,07 3,57
Saturated 37,86 45,39 44,40 45,30 46,76
Mono-
unsaturated 14,61 9,21 9,58 8,78 7,85
PUFA 47,38 45,24 45,89 45,73 44,71
n-6PUFA 37,81 37,28 41,26 40,69 39,04
n-3PUFA 9,57 7,96 4,63 5,05 5,66
(ĐC,5%,10%,15% SBC) thì lượng n-6 PUFA trong cơ cá tăng từ 37,3-39% tăng theo lượng n-6 PUFA có trong thức ăn thí nghiệm khác nhau. Nhưng kết quả này lại cao hơn kết quả nghiêm cứu của Ng & Chik (2006) trên cá rô phi (O.Niloticus) cho kết quả n-6 PUFA (7-11%) tăng theo lượng SBC có trong thức ăn (0%,10%,20% và 30%
SBC). Từ bảng kết quả ta thấy aicd béo không bão hòa có nhiều nối đôi thì linoleic acid (C18:2n-6) chiếm tỷ lệ cao dao động từ (36-39,8%) kết quả này cũng phù hợp với kết quả gần đây trên đối tượng cá Hồi khi cho ăn một lượng lớn dầu bắp (8%) acid béo trong cơ thể sẽ chứa tỷ lệ lớn C18:2n-6 tác giả này cũng cho rằng khi cá ăn một loại acid béo nào thì sản phẩm khi thu hoạch có tỷ lệ cao acid béo đó (Lê Thanh Hùng,2008). Còn acid bão hòa chủ yếu acid panmitic (16 : 0) được tìm thấy trong cơ cá (31-33%) tăng theo mức SBC trong công thức thức ăn.
Theo Chou và Shiau (1999) thì lại cho rằng cả lượng acid béo n-3 và n-6 thì đều cần thiết cho sự phát triển cực đại của cá Rô phi lai (hybrid tilapia) (trích Ng &
Chik, 2006), nhưng theo kết quả nghiệm cứu của Castell (1979) khi phân tích thành hóa học của 30 loài cá nước ngọt và cá biển, thì tác giả cho rằng cá nước ngọt có acid béo n6 cao hơn cá biển (trích Lê Thanh Hùng,2008).
Có một số báo cáo trước đây cho rằng mức n-3 PUFA tăng thì nó sẽ làm giảm sự tăng trưởng cũng như phát triển của cá rô phi lai (Kanazawa et al .1980; Huang et al. 1998), đồng thời theo Takeuchi et al (1983) cũng cho rằng không có sự gia tăng cũng như phát triển một cách đáng kể nào khi mà có lượng 18:3n-3 hoặc n-3 HUFA bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của cá rô phi (O.Niloticus) (Trích Ng & Chik, 2006).
Trong khi đó theo Bell et al ,2002 sự hợp thành acid béo trong cơ thể cá nó có ảnh hưởng trực tiếp bởi sự hợp thành acid béo của dầu trong thức ăn được sử dụng
Qua kết quả trên cho thấy khi cá ăn loại acid béo nào, thì sản phẩm khi thu hoạch có tỷ lệ cao acid béo đó. Cũng như theo tác giả Lê Thanh Hùng (2008) cho rằng thành phần acid béo ở cá chịu ảnh hưởng quan trọng của thành phần acid béo trong thức ăn và phản ánh thành phần chất béo trong thức ăn.