Quá trình tăng trọng của cá được chú trọng rất nhiều trong qúa trình thí nghiệm. Cá thí nghiệm được cho ăn với với hàm lượng SBC khác nhau nhằm đánh giá
xem hàm lượng SBC trong khẩu phần thức ăn nào thì sẽ thích hợp nhất cho cá với chi phí thấp nhất.
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng của cá
Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) WG (g) DWG (g/ngày)
SBC ĐC 18,1±0,1a 102,6±0,87a 84,5±0,92a 1,51±0,17a SBC 5% 18,1±0,1a 106,15±5,18a 88,05±5,12a 1,57±0,91a SBC 10% 18,2±0,0a 103,88±0,17a 85,68±0,17a 1,53±0,03a SBC 15% 18,2±0,06a 77,39±8,59b 59,22±8,57b 1,06±0,15b
Giá trị thể hiện số trung bình và độ lệch chuẩn (SE). Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa p > 0,05
Từ kết quả ta thấy ở nghiệm thức SBC 5% cá đạt tăng trưởng tốt nhất với trọng lượng sau 56 ngày thí nghiệm là 106,15(g) tăng 88,05(g) so với khối lương ban đầu khi bắt đầu thí nghiệm, nghiệm thức này thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 2 nghiệm thức SBC DC (102,6g) và SBC 10% (103,88g), ở nghiệm thức SBC 15% cho sinh trưởng thấp nhất khác biệt với 3 nghiệm thức còn lại (p<0,05). Ở nghiệm thức SBC 10% cá đạt tăng trưởng tương đối tốt 103,88g tăng 85,68g so với khối lượng ban đàu trước khi bắt đầu thí nghiệm. Còn ở nghiệm thức SBC 15% thì tăng trưởng thấp nhất trong 4 nghiệm thức 77,39g tăng chỉ có 59,19g so với trọng lượng ban đầu trước khi bố trí thí nghiệm.
Tốc độ tăng trưởng theo ngày (DWG) của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức SBC 5% khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức SBC ĐC và khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức SBC 10% nhưng lại khác biệt có ý nghĩa so với với nghiệm thức ở khẩu phần SBC 15% .Tốc độ tăng trưởng theo ngày cao nhất là ở nghiệm thức sử dụng khẩu phần SBC 5% 1,75g/ngày ,theo sau lần lượt các kết quả SBC 10% 1,53
HÌnh 4.7. Tăng trưởng của cá thí nghiệm Tỷ lệ tăng trưởng
84.5 88.05 85.68
59.22
0 50 100
1 2 3 4
Nghiệm thức
WG(g)
SBC DC SBC 5% SBC 10% SBC 15%
g/ngày, SBC ĐC 1,51g/ngày, thấp nhất là SBC 15% 1,06g/ngày. Do đó mức tăng trưởng của cá tra được cho ăn với khẩu phần ăn SBC 5% thì tăng trưởng cao hơn so với các loài cá cho ăn với khẩu phần ăn không có bổ sung SBC, và những loại cá cho ăn ở khẩu phần ăn SBC 5% thì cũng có mức tăng trưởng lớn hơn ở khẩu phần ăn SBC 10%,15% nhưng khác biệt không có ý nghĩa với SBC 10% nhưng lại có khác biệt với SBC 15%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Ng & Chik (2006) khi nghiêm cứu trên cá rô phi (O.Niloticus) cao nhất ở nghiệm thức SBC 10% 3,01%, thấp nhất là SBC 30% là 2,79%. Một số nghiên cứu cho kết quả gần đây đã chỉ ra rằng: dầu thực vật rất dồi giàu bao gồm dầu cọ có thể được dùng thay thế cho dầu cá trong chế độ dinh dưỡng của cá mà không có tác động tiêu cực nào ảnh hưởng đến sự phát triển của cá (Tortensen et al,2000 trích bởi Ng & Chik, 2006).
Theo Austreng( 1978) đã hợp nhất SBC từ dầu cá biển tinh chế trong khẩu phần thức ăn của cá hồi (Oncorhynchusmykiss) cho rằng lượng thức ăn 30% SBC thì không ảnh hưởng nghiên trọng đến đến sự phát triển, tỷ vong, sự hợp thành acid béo, khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng hoặc tính chất hóa học cuả cơ thể cá (Trích bởi Ng
& Chik, 2006). Nhưng cũng chất SBC đó lại được nghiêm cứu trên đối tượng gà giò khi cho ăn thức ăn có mức SBC 10% thì cũng không có bất cứ một biểu hiện nào tác động tiêu cực lên sự phát triển, sự tử vong hay hiệu quả sử dụng thức ăn nhưng nó lại có trong mức SBC có trong thành phần thức ăn cao hơn (SBC 20% ,SBC 25%) làm cho những con gà sẽ có xương mềm hơn, mất điều hòa trong vận động (Waldroup &
Ragland ,1977 trích bởi Ng & Chik, 2006).
Trong khi đó lại có một số nghiên cứu về việc bổ sung Lipid vào trong thức ăn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của cá (Steffens,1978 trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008). Ở một số thí nghiệm trên cá trơn Mỹ và cá Chép cho rằng khả năng sử dụng lipid hoặc Cacbohydrat như nguồn cung cấp năng lượng cá có khả năng sử dụng lipid từ 5% -12,5% (hổn hợp dầu bắp và dầu cá) mà không gây sự khác nhau về tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Còn ở Cá rô phi mức lipid đề nghị tối đa cho rô phi khoảng 5%-10%, với tỷ lệ dầu thực vật như dầu đậu nành. Theo Guillaumae và ctv (1999) mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn ở cá Trơn Mỹ 7-10% lipid trong thức ăn ,còn cá Rô phi <7% (Trích bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
Kết quả sinh trưởng cho thấy ở nghiệm thức SBC 5% và SBC 10% (88,05g và 85,68g) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhưng để đánh giá mức độ thay thế của SBC trong công thức thức ăn thì cần xem xét thêm vài yếu tố khác.
4.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hệ số thức ăn (FCR) chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thức ăn và khả năng chuyển hóa thức ăn của cá, đông thời cũng cho biết lượng thức ăn cần thiết để
tăng trọng một đơn vị trọng lượng FCR. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số thức ăn như:
thành phần và tính chất thức ăn, giống loài và giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi trường lượng thức ăn và tần sô cho ăn.
Bảng 4.8 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá Tra
Nghiệm thức FCR
SBC ĐC 1,13±0,06a
SBC 5% 1,19±0,05a
SBC 10% 1,17±0,03a
SBC 15% 1,54±0,24b
Ghi chú: giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn(SE)
Từ bảng kết quả trên cho thấy hệ số thức ăn (FCR) cao nhất ở nghiệm thức 15% SBC (1,54) khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với các nghiệm thức ĐC, 5% và 10%. FCR ở nghiệm thức SBC ĐC là thấp nhất (1,13) kế đến là nghiệm thức SBC 10% (1,17) sau đó là nghiệm thức 5% SBC (1,19) sự khác biệt của 3 nghiệm thức này là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả này tương đương khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Ng & Chik (2006) trên đối tượng cá rô phi có FCR dao động (1,02 -1,13) ở nghiệm thức 30%
SBC có hệ số thức ăn cao nhất 1.13, kế đến 0% SBC và 10% là (1,11), thấp nhất là nghệm thức 10% SBC (1,02). Kết quả FCR lại thấp hơn so với kết quả của Mai Trần Hải Đăng (2006) khi sử dụng thức ăn chế biến cho cá Tra thì FCR là 1,57. Nghiên cứu của Trung (2008) kết quả nghiên cứu sử dụng khoai ngọt làm thức ăn cho cá tra có (2,20 -3,49). Khi so sánh kết quả của Phạm Hữu Bon (2007) trên Rô phi có FCR dao động trong khoảng 1,00-1,18 kết quả này lại thấp hơn so với kết quả đang nghiên cứu. Theo Huỳnh Nguyễn Bình Khang (2008) nghiên cứu khả năng sử dụng bột đậu nành làm thức ăn cho cá tra FCR dao động từ (2,39 -2,96). Theo nghiên cứu từ Trung tâm KHCN và kinh tế Thủy sản – Bộ thủy sản (2005) cho biết hệ số thức ăn (FCR) trung bình là 1,94 (Trích Mai Trần Hải Đăng,2006). Trong quá trình cho ăn được quản lý chặc chẻ hạn chế thức ăn thừa. Ta thấy kết quả hệ sô thức ăn không quá cao có thể chấp nhận được.
4.6 Hiệu quả sử dụng Protein (PER)
Hiệu quả sử dụng Protein là chỉ số thể hiện khối lượng cá tăng lên mõi đơn vị khối lượng Protein ăn vào. Chỉ số này cao hay thấp tùy thuộc vào khối lượng Protein ăn vào và tùy thuộc vào loại Protein ăn vào. Mức độ hay hàm lượng Protien trong
thúc ăn không ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như sinh trưởng của. đông vật thủy sản mà nó còn ảnh hưởng đến gía thành sản phẩm của loại thức ăn đó trên thị trường. Cũng như ta nói Protein không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển sinh trưởng của động vật thủy sản mà nó còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Protein.
Hiệu quả sử dụng Protein được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.9 Hiệu quả sử dụng Protein sau 8 tuần thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm PER
SBC ĐC 2,69±0,14a
SBC 5% 2,54±0,11a
SBC 10% 2,59±0,08a
SBC 15% 2,01±0,33b
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.(SE). Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa p > 0,05
Những loài động vật thủy sản khác nhau thì nhu cầu mức Protien cũng khác nhau trong các khẩu phần thức ăn. Từ bảng kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng Protein dao động trong khoảng (2,01 -2,69) cao nhất ở nghiệm thức SBC ĐC 2,69 khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 5% và 10% (p>0,05) nhưng lại khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức 15% SBC. Qua kết quả trên ta thấy hiệu quả sử dụng Protein tương đương với thí nghiệm của Ng & Chik (2006) về việc sử dụng SBC thay thế cho dầu cá trong thức ăn của cá Rô phi có PER dao động (2,45-2,69). Mức sử dụng Protein có hiệu quả nhất của tác giả này ở nghiệm thức 10% SBC( 2,69%), so với những loài cho ăn ở nghiệm thức 20% SBC là (2,45 %) và 30% SBC là (2,45%) nhưng không có ý nghĩa khác so với cá cho ăn ở nghiệm thức SBC ĐC. Nhưng kết quả thí nghiệm lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Bình Khang (2008) khả năng thay thế bột đậu nành trong thức ăn cá tra có hiệu quả sử dụng Protein dao động từ (0,91 -1,2). Hiệu quả sử dụng Protien của thí nghiệm cho thấy khả năng sử dụng Protein của các nghiệm thức trong thức ăn là cao.
4.7 Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của thí nghiệm.
4.7.1 Thành phần sinh hóa của cá trước và sau thí nghiệm.
Bảng 4.10 Kết quả phân tích thành phần hóa học của cá trước và sau khi thí nghiệm Nghiệm thức Ẩm độ (%) Đạm (%) Chất béo (%) Tro (%)
Cá đầu vào 81,67 11,35 2,19 3,48 SBC ĐC 75,02±0,81a 14,54±0,43a 7,60±0,27a 2,84±0,16a SBC 5% 75,29±0,93a 13,89±0,52a 8,09±0,27a 2,72±0,17a SBC 10% 74,95±1,24a 14,13±0,78a 8,02±0,44a 2,90±0,81a SBC15% 75,30±0,42a 14,01±0,19a 7,66±0,41a 3,01±0,15a
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.(SE)
Các số liệu cùng nằm trong một cột có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa p >
0,05
Ẩm độ được tính theo khối lượng tươi
Đạm, tro, chất béo được tính theo khối lượng khô
Kết quả phân tích thành phần hóa học của cá sinh hóa cho thấy ẩm độ cá trước thí nghiệm cao hơn so với cá sau thí nghiệm và ẩm độ cá sau thí nghiệm tương đối đồng đều giữa các nghiệm thức 74,95 -75,30% sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Hàm lượng đạm trong cơ thể cá sinh hóa có sự chênh lêch dao động (13,89% -14,54%) nhưng không đáng kể và kết quả giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) cao nhất ở nghiệm thức SBC ĐC (14,54%), kế đến là SCB 10% 14,13% , SBC 15% 14,01% thấp nhất là SBC 5% 13,89%.
Kết thức thí nghiệm hàm lượng tro ở các nghiệm thức có sự chênh lệch nhưng không đáng kể cao nhất SBC 15% (3,01%), nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với 3 nghiệm thứ còn lại SBC 10% (2,90%), SBC ĐC (2,84%), thấp nhất SBC 5%
(2,72%). Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trương Văn Bền (2005) khi sử dụng cám ly trích và cám gạo làm thức ăn cho cá tra có hàm lượng tro dao động (5,38-6,49%).
Hàm lượng chất béo của cơ thể cá trước thí nghiệm là thấp hơn nhiều so với cá sau thí nghiệm và hàm lượng chất béo của cá ở các nghiệm thức sau thí nghiệm là khác biệt không có ý nghĩa dao động (7,6 -8,09%). Nghiệm thức SBC ĐC chứa hàm lượng chất béo thấp nhất (7,6%) cao nhất là SBC 5% (8,09%) nhưng không có sự khác biệt so với nghiệm thức SBC 10% (8,02%).
Như vậy sự gia tăng mức SBC trong khẩu phần dinh dưỡng thì không gây ra bất cứ sự thay đổi quan trọng nào ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cơ thể cá.
4.7.2 Nồng độ kim loại nặng (mg/kg khối lượng khô) trong cơ và xương của cá Tra
Bảng 4.11 Kết quả phân tích kim loại nặng (As, Pb và Cd ) trong cơ và xương của cá Tra
Kim loại nặng SBC ĐC SBC 5% SBC 10% SBC15%
Cơ
As KT KT KT KT
Pb 0,11 0,16 0,12 0,11
Cd KT KT KT KT
Xương
As 0,52 0,27 0,38 0,29
Pb 0,12 0,26 0,19 0,24
Cd KT KT KT KT
*Kí hiệu KT là không tìm thấy
Trong cơ sự tập trung As, Pb và Cd dường như ít. Nồng độ kim loại Pb thì có xu hướng giảm dần từ (0,16 – 0,11 mg/kg) theo lượng SBC tăng lên trong công thức thức ăn. Ở nghiệm thức (SBC 15%) có cùng giá trị Pb với nghiệm thức đối chứng là 0,11 nmg/kg . Kết quả này tương đương với kết quả của Ng & Chik (2006) khi phân tích sự tồn lưu kim loại có trong cơ thì Pb giảm từ (0,15 -0,08 mg/kg) theo tăng mức SBC từ 10-30% trên đối tượng cá rô phi. Theo quyết định số 46/2007/QĐ- BYT về giới hạn tối đa kim loại có trong thực phẩm ở cá thì Pb là 0,2 mg/kg. Như vậy sự tồn lưu kim Pb trong cơ thì phù hợp không vượt quá quy định của Bộ Y Tế cao nhất ở nghiệm SBC 5% (0,16 mg/kg), Pb tồn lưu trong cơ là chấp nhận được. Trong khí nồng độ 2 kim loại As và Cd thì lại không hiện diện trong cơ.
As và Pb thì được tìm thấy trong xương của cá tra sau 8 tuần thí nghiệm. As dao động từ (0,27 -0,52 mg/kg). Các nghiệm thức có SBC thì sự có mặt của kim loại As cao nhất ở SBC 10% (0,38mg/kg) kế đến SBC 15% (0,29mg/kg) thấp nhất SBC 5% (0,27mg/kg). Kết quả này phù hợp với quy định của Bộ Y tế về sự tồn lưu kim lại có trong cá ở As là < 2 mg/kg. Theo nghiêm cứu của Ng & Chik (2006) thì phân tích
cho rằng As tồn động trong xương thì thấp dao động (0,04 -0,07 mg/kg) cao nhất ở nghiệm thức 0% SBC.
Còn Pb thì nồng độ của Pb tập trung cao nhất ở nghiệm thức SBC 5% (0,26 mg/kg) và SBC ĐC là thấp nhất (0,12 mg/kg). Kết quả này có phần thấp so với kết quả nghiêm cứu của Ng & Chik (2006) Pb ở xương dao động từ (0,26-0,49 mg/kg).
Trong các nghiệm thức thì SBC 10% thì Pb là 0,19mg/kg và SBC ĐC có Pb (0,12 mg/kg) phù hợp với quy định của Bộ Y tế đưa ra( Pb <0,2mg/kg). Mặc dù SBC 5% có Pb (0,26 mg/kg ) vượt qúa quy định nhưng sự chênh lệch không lớn. Trong khi đó Cd thì không được tìm thấy trong xương cá tra.
Sau tám tuần thí nghiệm đã tìm thấy As trong khẩu phần ăn( As, Pb và Cd), trong Cơ (Pb) và Xương (As và Pb) nhưng lại không có khác biệt nào quan trọng nào ở những chế độ ăn khác nhau. Cũng như không có gia tăng đáng kể về sự tập trung kim loại nặng trong cơ thể cá so với những loài cá cho ăn bởi thức ăn không có SBC. Tuy nhiên có khác nhau As và Pb trong xương ở kết quả trên cho thấy có sự khác biệt lớn . Sự tập trung As trong xương cao hơn sự tập trung As trong ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau và Pb trong xương khác biệt có ý nghĩa với sự tập trung Pb trong thức ăn và trong cơ của cá ở các nghiệm thức có SBC.
4.7.3 Thành phần aicd béo trong cơ thể cá sau thí nghiệm
Bảng 4.12 Thành phần acid béo (% của tổng số acid béo) của cá ở bắt đầu nuôi thử nghiệm và sau khi ăn cho 8 tuần khi bổ sung SBC vào thức ăn thí nghiệm.
Ghi chú
* Cá SHDV: Cá sinh hóa đầu vào.
* Saturated : Acid béo bão hòa; Mono-unsaturated: Acid béo không bão hòa có một nối đôi; PUFA: Acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi; n-6PUFA: Acid béo không bão hòa có nối đối đầu tiên ở vị trí 6; n- 3PUFA: Acid béo không bão hòa có nối đối đầu tiên ở vị trí 3.
S au 8
tuần thì sự hợp thành acid béo trong cơ của cá tra có sự thay đổi mạnh mẽ bởi các thức ăn thí nghiệ
m (bảng 4.12).
Từ kết quả ta thấy SBC có 38% acid bão hòa, 15% đơn không bão hòa có một nối đôi và acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi là 47,4% trong đó lượng n-6 PUFA chiếm 37,8%
và n-3 PUFA là 9,6% đã được tìm thấy trong các cơ lipid trong các chế độ dinh dưỡng khác nhau. Lượng aicd béo không bão hòa có nhiều nối đôi được duy trì không có thay đổi lớn ở các thức ăn thí nghiệm khác nhau. n-3 PUFA trong cơ và giảm theo lượng n-3 PUFA có trong thức ăn khi SBC tăng từ 0% đến 15% . Kết quả này thấp hơn kết quả nghiệm cứu của Ng & Chik (2006) trên cá rô phi (O.Niloticus) n-3 PUFA dao động (26-33%) giảm theo lượng SBC tăng dần trong thức ăn (0%,10%,20% và 30% SBC). Còn lượng n-6 PUFA sau thì nghiệm cho ăn với thức ăn thí nghiệm
Acid béo (%) Cá SHDV SBC ĐC SBC 5% SBC 10%
SBC 15%
C12:0 0,7 0,19 0,13 0,20 0,17
C14:0 4,21 6,81 6,35 6,85 7,32
C14:1 0,00 0,02 0,04 0,04 0,13
C15:0 0,38 0,34 0,26 0,29 0,27
C15:1 0,00 0,00 0,01 0,02 0,01
C16:0 24,67 31,45 31,45 31,41 32,99
C16:1 1,71 1,82 2,14 1,74 0,80
C16:2 0,00 0,00 0,00 0,00 0,24
C17:0 0,24 0,18 0,15 0,17 0,09
C17:1 0,00 0,19 0,17 0,14 0,45
C18:0 7,71 6,34 5,88 6,08 5,81
C18.1n-9 10,88 5,23 5,19 4,58 5,20
C18:2n-6 26,45 36,02 39,79 38,90 37,33
C19:0 0,07 0,01 0,01 0,01 0,01
C20:4n-6 11,35 1,26 1,47 1,78 1,71
C20:5n-3 0,00 3,34 2,00 1,98 2,09
C20:0 0.21 0,07 0,13 0,16 0,09
C20:1 2,02 1,94 2,03 2,28 1,27
C22:0 0,00 0,00 0,03 0,14 0,00
C22:6n-3 9,57 4,62 2,63 3,07 3,57
Saturated 37,86 45,39 44,40 45,30 46,76
Mono-
unsaturated 14,61 9,21 9,58 8,78 7,85
PUFA 47,38 45,24 45,89 45,73 44,71
n-6PUFA 37,81 37,28 41,26 40,69 39,04
n-3PUFA 9,57 7,96 4,63 5,05 5,66
(ĐC,5%,10%,15% SBC) thì lượng n-6 PUFA trong cơ cá tăng từ 37,3-39% tăng theo lượng n-6 PUFA có trong thức ăn thí nghiệm khác nhau. Nhưng kết quả này lại cao hơn kết quả nghiêm cứu của Ng & Chik (2006) trên cá rô phi (O.Niloticus) cho kết quả n-6 PUFA (7-11%) tăng theo lượng SBC có trong thức ăn (0%,10%,20% và 30%
SBC). Từ bảng kết quả ta thấy aicd béo không bão hòa có nhiều nối đôi thì linoleic acid (C18:2n-6) chiếm tỷ lệ cao dao động từ (36-39,8%) kết quả này cũng phù hợp với kết quả gần đây trên đối tượng cá Hồi khi cho ăn một lượng lớn dầu bắp (8%) acid béo trong cơ thể sẽ chứa tỷ lệ lớn C18:2n-6 tác giả này cũng cho rằng khi cá ăn một loại acid béo nào thì sản phẩm khi thu hoạch có tỷ lệ cao acid béo đó (Lê Thanh Hùng,2008). Còn acid bão hòa chủ yếu acid panmitic (16 : 0) được tìm thấy trong cơ cá (31-33%) tăng theo mức SBC trong công thức thức ăn.
Theo Chou và Shiau (1999) thì lại cho rằng cả lượng acid béo n-3 và n-6 thì đều cần thiết cho sự phát triển cực đại của cá Rô phi lai (hybrid tilapia) (trích Ng &
Chik, 2006), nhưng theo kết quả nghiệm cứu của Castell (1979) khi phân tích thành hóa học của 30 loài cá nước ngọt và cá biển, thì tác giả cho rằng cá nước ngọt có acid béo n6 cao hơn cá biển (trích Lê Thanh Hùng,2008).
Có một số báo cáo trước đây cho rằng mức n-3 PUFA tăng thì nó sẽ làm giảm sự tăng trưởng cũng như phát triển của cá rô phi lai (Kanazawa et al .1980; Huang et al. 1998), đồng thời theo Takeuchi et al (1983) cũng cho rằng không có sự gia tăng cũng như phát triển một cách đáng kể nào khi mà có lượng 18:3n-3 hoặc n-3 HUFA bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của cá rô phi (O.Niloticus) (Trích Ng & Chik, 2006).
Trong khi đó theo Bell et al ,2002 sự hợp thành acid béo trong cơ thể cá nó có ảnh hưởng trực tiếp bởi sự hợp thành acid béo của dầu trong thức ăn được sử dụng
Qua kết quả trên cho thấy khi cá ăn loại acid béo nào, thì sản phẩm khi thu hoạch có tỷ lệ cao acid béo đó. Cũng như theo tác giả Lê Thanh Hùng (2008) cho rằng thành phần acid béo ở cá chịu ảnh hưởng quan trọng của thành phần acid béo trong thức ăn và phản ánh thành phần chất béo trong thức ăn.