VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cá điêu hồng (Oreochromis sp.) - Rong bún (Enteromorpha spp.) 3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Nguồn gốc rong bún và cá thí nghiệm
- Giống cá điêu hồng (Oreochromis sp.) mua từ trại sản xuất giống ở Hậu Giang. Cá sau khi mua về được thuần dưỡng để thích nghi với điều kiện nuôi trong bể và thức ăn thí nghiệm khoảng 1 tuần trước khi bố trí.
- Rong bún (Enteromorpha spp.) được thu từ kênh dẫn nước tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng.
- Thức ăn viên công nghiệp loại 25% đạm hiệu Aquafeed (dạng viên nổi, Ф = 1,5 mm).
3.2.2 Vật liệu và hóa chất dùng trong nghiên cứu
- Khúc xạ kế, máy đo nhiệt độ và pH, cân đồng hồ, cân điện tử, máy bơm nước, máy thổi khí, dây sục khí, đá bọt…
- Hóa chất phân tích các chỉ tiêu thủy hóa, hóa chất xử lý nước và các hóa chất khác.
- Bể composite chứa nước và cá thí nghiệm.
3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Hệ thống thí nghiệm
Cá thí nghiệm được cho ăn rong bún khô thay thế thức ăn viên, cho ăn xen kẽ với thức ăn viên với tần suất (ngày) như sau:
+ Nghiệm thức 1: thức ăn viên (đối chứng)
+ Nghiệm thức 2: 2 ngày thức ăn viên_1 ngày rong bún + Nghiệm thức 3: 1 ngày thức ăn viên_1 ngày rong bún + Nghiệm thức 4: rong bún khô
15
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Thí nghiệm được bố trí trong bể nhựa, thể tích 100 L/bể, mật độ nuôi 25 con/ 80 ml trong nước ngọt. Bể được bố trí trong nhà có mái che và sục khí liên tục.
- Cá thí nghiệm có kích cỡ trung bình 3,72 g, chọn cá khỏe, không dị tật.
- Rong sau khi thu về rửa sạch bằng nước ngọt, để ráo nước, trải thành lớp mỏng trên báo phơi khô ở trong phòng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. rong bún khô được đựng trong bọc nilon và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC.
- Chiều dài và khối lượng cá ban đầu được xác định bằng cách bắt ngẫu nhiên 30 con cân và đo từng cá thể để tính giá trị trung bình cho tất cả các nghiệm thức của thí nghiệm.
Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm Chăm sóc và quản lý
- Cho cá ăn thỏa mãn theo nhu cầu, cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8:00 và 16:00 giờ.
- Cách cho ăn: rong bún khô được ngâm trong nước 15 phút, sau đó cắt thành đoạn ngắn theo cỡ miệng cá.
- Cách thu thức ăn: sau khi cho ăn 1,5 giờ thu thức ăn thừa bằng vợt và phơi ở nhiệt độ phòng và cân trước khi cho ăn lần kế tiếp để tính hệ số thức ăn.
16
- Thay nước: 3 ngày/lần, mỗi lần thay 50% thể tích nước trong bể.
- Thí nghiệm được tiến hành trong 45 ngày.
Thành phần thức ăn viên và rong bún khô thí nghiệm
Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa (% khối lượng khô) các loại thức ăn thí
nghiệm
3.3.2 Thu thập số liệu
3.3.2.1 Các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ-pH được đo bằng máy đo nhiệt độ-pH 2 lần/ngày vào lúc 7:00 và 14:00 giờ.
- Hàm lượng NO2, TAN được xác định 7 ngày/lần bằng bộ test kit SERA, Đức.
3.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá cá điêu hồng :
- Tăng trưởng của cá: định kỳ thu mẫu cá 15 ngày/lần, 10 con cá ở mỗi bể thí nghiệm được bắt ngẫu nhiên cân khối lượng từng cá thể để xác định khối lượng trung bình.
- Khi kết thúc thí nghiệm, cá điêu hồng thí nghiệm sẽ được cân khối lượng và đo chiều dài từng cá thể. Tỉ lệ sống của cá điêu hồng thí nghiệm sẽ được xác định khi kết thúc thí nghiệm.
3.3.3 Phương pháp phân tích và tính toán số liệu 3.3.3.1 Phương pháp phân tích
- Mẫu rong bún: phân tích thành phần hóa học như: ẩm độ, đạm, béo, tro, xơ và chất bột đường.
- Ẩm độ: được xác định bằng phương pháp sấy mẫu (mẫu đã biết trọng lượng) trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC (khoảng 4-5 giờ) đến khi trọng lượng không đổi.
- Tro: được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung mẫu trong tủ nung ở nhiệt độ 560oC-600oC trong khoảng 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng.
Loại thức ăn Ẩm độ Protein Lipid Xơ
Thức ăn viên 11,0 25,0 3,0 8,0
Rong bún khô 21,5 16,1 1,6 3,5
17
- Xơ: được xác định bằng phương pháp thủy phân mẫu trong dung dịch acid loãng và base loãng, phần còn lại không tan trong dung dịch là xơ.
- Protein: được xác định theo phương pháp Kjeldah qua 3 giai đoạn:
công phá, chưng cất và chuẩn độ. Mẫu được công phá đạm trong 1,5 giờ ở nhiều mức nhiệt độ 110-370oC nhờ xúc tác H2O2 và H2SO4 đậm đặc. Sau khi công phá mẫu được chưng cất giải phóng NH3 trong dung dịch kiềm (NaOH) và hấp thu trong dung dịch axít Boric có sự hiện diện của chất chỉ thị Metyl red. Sau đó chuẩn độ để xác định hàm lượng đạm trong mẫu bằng H2SO4 0,1N.
- Lipid: được xác định bằng phương pháp Soxhlet. Lipid trong mẫu được chiết xuất ra nhờ quá trình rửa hoàn toàn của Chlorofom (nóng).
- Chất bột đường: được tính theo phương pháp ngoại suy 100% - (%đạm + %béo + %tro + %xơ)
3.3.3.2 Tính toán số liệu
- Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số cá thu hoạch/ số lượng cá thả ban đầu) - Tăng trọng (g) = Khối lượng cuối (Wc)–Khối lượng đầu (Wđ) - Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/ngày):
- DWG = (Wc–Wđ)/thời gian thí nghiệm (T)
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc biệt (%/ngày) : - SGR = 100 x (LnWc–LnWđ)/ thời gian thí nghiệm (T) - Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (g/ngày) :
- DWG = (chiều dài cuối (Lc)–chiều dài đầu (Lđ) )/thời gian thí nghiệm - Tốc độ tăng trưởng chiều dài đặc biệt (%/ngày) :
- SGR = 100 x (LnLc–LnLđ)/ thời gian thí nghiệm (T)
- Hệ số thức ăn (FCR) = Tổng lượng thức ăn sử dụng/khối lượng cá gia tăng
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tính toán theo giá trị trung bình (Average), độ lệch chuẩn bằng chương trình excell và phân tích ANOVA một nhân tố tìm sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey ở mức ý nghĩa (p<0,05) sử dụng phần mềm SPSS 18.0.
18