Tăng trưởng của cá điêu hồng sau 45 ngày thí nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sử DỤNG RONG bún KHÔ (enteromorpha spp ) làm THỨC ăn TRỰC TIẾP CHO cá điêu HỒNG (oreochromis sp ) (Trang 31 - 34)

Tăng trưởng về khối lượng qua từng đợt thu mẫu

Qua kết quả Hình 4.4, khối lượng cá ở nghiệm thức rong bún khô luôn luôn thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với 3 nghiệm thức còn lại. Sau 15 và 30 ngày thí nghiệm, khối lượng cá ở nghiệm thức thức ăn viên (6,70 g; 8,14 g), 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô (6,37 g; 8,10 g), 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô (6,63 g; 8,08 g) tương đương nhau và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức rong bún khô (5,37 g; 6,04 g). Sau 45 ngày thí nghiệm ta thấy khối lượng ở nghiệm thức rong bún khô là thấp nhất (7,10 g) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức thức ăn viên (10,76 g), 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô (10,63 g), 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô (10,25 g).

0 2 4 6 8 10 12 14

Ngày 0 Ngày 15 Ngày 30 Ngày 45 Ngày thu mẫu

Khối lượng cá (g)

TAV

2 TAV-1 RBK 1 TAV-1 RBK RBK

Hình 4.2: Tăng trưởng về khối lượng qua các đợt thu mẫu Tăng trưởng khối lượng sau 45 ngày thí nghiệm

23

Kết quả từ lúc bắt đầu bố trí đến lúc kết thúc thí nghiệm (45 ngày) cho thấy trung bình khối lượng cuối, tăng trọng, tốc độ tăng trưởng tương đối, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ở nghiệm thức rong bún khô là thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 3 nghiệm thức còn lại. Đối với nghiệm thức thức ăn viên, nghiệm thức 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún, 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với nhau. Nghiệm thức rong bún khô có sự tăng trưởng khối lượng thấp nhất, có thể là do thành phần rong bún có lượng protein tương đối thấp hơn so với nhu cầu protein trong thức ăn cho cá điêu hồng là 25% (Watnabe, 1985 trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008). Nếu sử dụng như nghiệm thức 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô và 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô thì đồng thời lượng protein cần thiết của cá được đáp ứng mà cũng có thể tận dụng những thành phần có trong rong bún như: iod,vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, những khoáng chất quan trọng như (Ca và Fe)và các sắc tố, thành phần acid amin trong rong được tìm thấy là 10-30% trọng lượng khô (Fujiwara-Arasaki et al, 1984). Ngoài ra chứa tất cả các axit amin thiết yếu (EAA) và chiếm 42,1-48,4% tổng hàm lượng axit amin (Wong và Cheung, 2000). Hàm lượng protein thô của Enteromorpha spp. dao động trong khoảng 10% và 26% trọng lượng khô (Fleurence, 1999) nên cá ở 2 nghiệm thức xen kẽ thức ăn viên và rong có sự tăng trưởng không mấy khác biệt so với nghiệm thức chỉ có thức ăn viên.

Xu et al. (1993) tìm thấy rằng sự tăng trưởng của Paralichthys olivaceus được tối đa với Ulva sp. mức 2% của khẩu phần ăn. Trong nghiên cứu khác, Nakagawa và Montgomery (2007) cho rằng việc bổ sung Ulva sp.

với mức 5% trong cá vền đen tăng trưởng về khối lượng của cá tương đối cao.

Ergun et al. (2008) báo cáo rằng cho cá rô phi ăn 5% Ulva sp. trong khẩu phần ăn tăng trưởng cao hơn khi so với cá ăn không Ulva. Valente et al. (2006) bổ sung rong lục vào khẩu phần ăn cho cá chẽm (Dicentrarchus Iabrax ). Trong 10 tuần, tăng trưởng cá đã đạt cao nhất được kết hợp rong biển 10%. Trong khi đó, Elmorshedy (2010) cho thấy rằng trọng lượng cơ thể cuối cùng, tăng trọng và tốc độ tăng trưởng tương đối của cá đã được tăng lên đáng kể với mức độ rong biển tăng lên đến 28% trong khẩu phần ăn của cá. Diler et al.

(2007) đề nghị rằng bổ sung Ulva sp. với các mức 5% đến 15% thay thế lúa mì trong thức ăn cá chép cải thiện sự tăng trưởng và có thể chấp nhận được đối với cá chép. Hơn nữa, Guroy et al. (2007) thấy rằng 5% đến 10% rong lục trong khẩu phần cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt.

24

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu tăng trưởng khối lượng của cá điêu hồng sau thí nghiệm

Nghiệm thức

Khối lượng đầu(g)

Khối lượng cuối (g)

Tăng trọng (g)

DWGkl (g/ngày)

SGRkl (%/ngày) TAV 3,72±0,34 10,76±2,33b 7,04±2,32b 0,156±0,05b 2,31±0,51b 2 TAV-1 RBK 3,72±0,34 10,63±2,59b 6,91±2,59b 0,151±0,06b 2,28±0,51b 1 TAV-1 RBK 3,72±0,34 10,25±2,13b 6,53±2,13b 0,145±0,05b 2,20±0,48b RBK 3,72±0,34 7,10±1,29a 3,38±1,29a 0,075±0,03a 1,40±0,40a Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.Các giá trị trên cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và khác nhau (a,b,…) thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SGRkl: tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối. DWGkl: tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối, TAV: thức ăn viên, RBK: rong bún khô.

4.3.2 Tăng trưởng chiều dài

Chiều dài trung bình ban đầu của cá (6,32 cm). Sau khi kết thúc thí nghiệm chiều dài trung bình của nghiệm thức thức ăn viên (8,35 cm) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô (8,25 cm) và nghiệm thức 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô (8,23 cm). nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức rong bún khô (7,34 cm). Các chỉ tiêu DWG_CD, SGK_CD ở nghiệm thức thức ăn viên (0,61 %/ngày; 0,045 cm/ngày) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô (0,59 %/ngày, 0,043 cm/ngày), 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong khô (0,58 %/ngày; 0,043 cm/ngày). Riêng nghiệm thức rong bún khô(0,33 %/ngày, 0,023 cm/ngày) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với cả 3 nghiệm thức còn lại. Từ thí nghiệm này cho thấy cá điêu hồng có thể sử dụng tối đa 1/2 lượng rong khô trong khẩu phần ăn mà vẫn sinh trưởng phát triển tốt.

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu tăng trưởng chiều dài của cá sau thí nghiệm

Nghiệm thức

Chiều dài đầu (cm)

Chiều dài cuối (cm)

DWG_CD (cm/ngày)

SGR_CD (%/ngày) TAV 6,32±0,44 8,35±0,68b 0,045±0,015b 0,61±0,10b 2 TAV-1 RBK 6,32±0,44 8,25±0,76b 0,043±0,016b 0,59±0,20b 1 TAV-1 RBK 6,32±0,44 8,23±0,50b 0,043±0,013b 0,58±0,16b RBK 6,32±0,44 7,34±0,42a 0,023±0,009a 0,33±0,13a

Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.Các giá trị trên cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và khác nhau (a,b,…) thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). SGR_CD: tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối.

DWG_CD: tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối, TAV: thức ăn viên, RBK: rong bún khô.

25

Guroy et al. (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng 2 loại rong (Ulva rigida hoặc Cystoseira barbata) làm thức ăn đến tăng trưởng cá rô phi Oreochromis niloticus. Đây là thí nghiệm đầu tiên để sử dụng Cystoseira barbata bổ sung vào thức ăn cho cá rô phi. Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần. Cá được bổ sung Ulva với các mức (5%, 10%, hoặc 15%) và Cystoseira (5%, 10%, hoặc 15%) Các giá trị cao nhất cho tăng cân cho cá ăn 5% Cystoseira chế độ ăn uống, chế độ ăn uống kiểm soát, và 5% Ulva chế độ ăn uống (156%, 151%, 150%, tương ứng),). Tác giả nhận thấy thức ăn bao gồm 5, 10% Ulva rigida và 5-15% Cystoseira barbata cho tăng trọng khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng. Tác giả đề nghị có thể bổ sung Ulva rigidaCystoseira barbata trong thức ăn cá rô phi.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG sử DỤNG RONG bún KHÔ (enteromorpha spp ) làm THỨC ăn TRỰC TIẾP CHO cá điêu HỒNG (oreochromis sp ) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)