Từ kết quả thí nghiệm, FCR ở nghiệm thức thức ăn viên 1,56, còn nghiệm thức 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô có hệ số thức ăn lần lượt của thức ăn viên và rong 1,15 và 0,27, đến nghiệm thức 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô thì hệ sồ thức ăn chỉ còn 0,97 và rong thì 0,41. Do vậy khi sử dụng xen kẽ rong bún khô thì FCR của thức ăn viên giảm đáng kể, đặc biệt là ở nghiệm thức 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô cho kết quả tốt nhất. Vì vậy sẽ giúp giảm được một phần chi phí thức ăn trong nuôi cá điêu hồng.
Bảng 4.5: Hệ số thức ăn của các nghiệm thức
Nghiên cứu sử dụng rong bún Enteromorpha làm thức ăn cho cá dìa (Siganus canaliculatus), khối lượng cá ban đầu trung bình 0,25g. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 12 tuần với 4 nghiệm thức đều chứa 39%
protein thô và ứng với 4 loại thức ăn với mức đạm bột rong bún trong thành phần thức ăn lần lượt là 0% (đối chứng), 10%, 20% và 30%, loại thức ăn cuối cùng là thức ăn đối chứng kết hợp rong bún tươi. Sau khi kết thúc thí nghiệm, FCR của nghiệm thức rong bún tươi kết hợp thức ăn đối chứng thấp nhất (2,61) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Nghiệm thức Hệ số thức ăn (FCR)
Thức ăn viên Rong bún khô
Thức ăn viên 1,56±0,12
2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô 1,15±0,17 0,27±0,28 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô 0,97±0,09 0,41±0,05
Rong bún khô 2,47±0,35
26
Nghiệm thức đối chứng (4,29), 10% (4,05) và 20% (4,64) rong bún có mức FCR khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Yousif et al., 2004).
Nakagawa et al. (1993) thu được hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả tối ưu protein đạt được trong cá vền Acanthopagrus schlegeli khi mức độ bổ sung Ulva sp. trong khẩu phần ăn từ 2,5 đến 5,0%. Ngoài ra, Nakagawa và Kasahara (1986) và Mustafa et al. (1995a và b), tuyên bố các kết quả tương tự với mức độ 5% Ulva sp.
Chi phí thức ăn thí nghiệm
Do rong bún là nguồn sẵn có ở địa phương nên sẽ không tốn chi phí khi sử dụng rong làm thức ăn cho cá. Do vậy chi phí thức ăn trong thí nghiệm này chính là chi phí mua thức ăn viên công nghiệp.
Trong thí nghiệm này, nghiệm thức thức ăn viên công nghiệp chiếm chi phí thức ăn cao nhất (20294 đ). Ở nghiệm thức 2 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô có FCR và mức chi phí thức ăn viên cho tăng trọng của cá (14930 đ) giảm 27% so với nghiệm thức thức ăn viên, còn mức giảm của nghiệm thức 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô là 38% so với đối chứng , từ đó cho thấy khi sử dụng xen kẻ rong bún và thức ăn công nghiệp thì đã giúp giảm FCR và kéo theo chi phí cho thức ăn đã giảm đáng kể dao động từ 27-38%, ở nghiệm thức 1 ngày thức ăn viên-1 ngày rong bún khô là cao nhất (38%). Vì vậy, có thể ứng dụng vào để nuôi cá điêu hồng để giảm chi phí thức ăn mà cá vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Bảng 4.6: Chi phí thức ăn và mức giảm chi phí khi cho ăn xen kẽ rong bún và thức ăn viên
Nghiệm thức Lượng thức ăn viên cho cá tăng
trọng (kgTA/kg cá= FCR)
Chi phí thức ăn viên cho cá tăng
trọng (đ/kg)
Mức giảm so với đối chứng (%)
TAV (đối chứng) 1,56±0,12 20294±1527 -
2 TAV_1 RBK 1,15±0,17 14930±2156 27±5,72
1 TAV_1 RBK 0,97±0,09 12607±909 38±5,43
RBK - - -
Chi phí thức ăn viên cho cá tăng trọng = FCRTAV x giá thức ăn viên.
Mức giảm chi phí so với đối chứng = 100 - (FCR TAV/FCRĐC) x 100.
Giá thức ăn viên công nghiệp 25% đạm:13.000 VNĐ/kg. ĐC: đối chứng; TAV: thức ăn viên; RBK: rong bún khô.
Sử dụng rong biển làm thức ăn bổ sung cho tôm đã làm thay đổi hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). FCR của tôm sú Penaeus monodon giảm 14% khi khẩu phần ăn chứa 10% rong câu Gracilaria heteroclada (Penaflorida et al., 1996). Trong nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vanamei) với rong Ulva clathrata, đã cải thiện được lượng thức ăn sử dụng và tốc độ tăng trưởng
27
của tôm: lượng thức ăn công nghiệp sử dụng giảm từ 10 đến 45%, cải thiện tốc độ tăng trưởng đến 60%, đồng thời rong bún Ulva clathrata làm giảm độ đục của nước và số lượng thực vật phù du (Cruz-Suarez et al., 2008).
28