VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của KÍCH CỠCUA mẹlên CHẤT LƯỢNG SINH sản và ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 22 - 27)

3.1. Thời gian và địa điển nghiên cứu Thời Gian: từ 01/09/2008 – 01/12/2008

Địa Điểm : Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ 3.2. Vật liệu và trang thiết bị

3.2.1 Dụng cụ và hóa chất

-20 bể nhựa có thể tích 100lit/bể để nuôi vỗ cua bố mẹ.

- 15 bể nhựa có thể tích 60lit để ương ấu trùng.

- 3 bể nhựa 200lit, dùng làm hệ thống lọc sinh học trong nuôi vỗ cua bố mẹ.

- 2 bể composite xử lý nước 4m3/bể.

- 2 bể composite 500lit dùng nuôi tảo và luân trùng.

- Keo thủy tinh ấp Artemia.

- Bể ấp cua mẹ, bể cho nở ấu trùng.

- Kính hiển vi, kính nhìn nổi.

- Giá thể (chùm Nylon, lưới) cho giai đoạn Megalopa.

- Các dụng cụ cốc thủy tinh, Đĩa petri, Vợt, sô, máy bơm - Dụng cụ độ: Nhiệt độ, pH, DO, Độ mặn…

- Hóa chất : Forlmaline, chlorine, thiosulphate natri, Test chlorine, Test NO2-, test TAN.

3.2.2 Vật Liệu

3.2.2.1 Nguồn Nước và xử lý nước - Nước ngọt: lấy từ nước máy sinh hoạt.

- Nước mặn: là nước ót có độ mặn từ 80‰ - 120‰, xử lý bằng bột tẩy (chlorine) với nồng độ 30 - 50ppm, sục khí liên tục 3 ngày, sau đó kiểm tra bằng bộ test

chlorine và trung hòa hàm lượng chlorine dư bằng Thio-sulfate-natri (nếu có) trước khi bơm qua túi lọc để đưa vào sử dụng.

- Nước lợ: dùng hai nguồn nước ngọt và mặn vừa nêu trên để pha thành nước có độ mặn 30‰ dùng cho nuôi vỗ cua mẹ và ương ấu trùng, 25‰ dùng để nuôi luân trùng, tảo. Nước sau khi pha với độ mặn thích xử lý EDTA 10ppm sục khí liên tục 12 – 24h, bơm qua tỳi lọc 5àm và đưa vào sử dụng.

3.2.2.2 Nguồn Cua Mẹ

Cua mẹ được thu mua từ các ghe cào hoặc trong đằm quảng canh ở Cà Màu. Tiêu chuẩn lựa chọn cua mẹ:

- Có yếm tròn chứa đầy gạch

- Cơ thể nguyên vẹn (càng, chân) không bị xay xát - Có màu sắc sáng, hoạt động mạnh

- Không có dấu hiệu bệnh lý

- Kích cỡ cua cái từ 250g – 600g tùy thuộc vào nhu cầu.

3.2.2.3 Thức Ăn Và Chất Giàu Hóa.

Thức Ăn:

- Thức ăn dùng để nuôi vỗ cua mẹ là Sò Huyết, Nghêu, Vộp, Mực tươi.

- Thức ăn dùng cho ương nuôi ấu trùng gồm: luân trùng Barchionus plicatilis (Nguồn giống từ phòng thức ăn tự nhiên – Khoa Thủy Sản.), Artemia dòng vĩnh châu (Nguồn: Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ - Khoa Thủy Sản).

Chất Giàu Hóa

- Tảo Chlorella được gây nuôi từ cá rô phi (được gây nuôi ở 5‰ sau đó nâng dần lên 25‰.)

- DHA và Sản Phẩm Procomlet (chứa acid amin, khoáng vi lượng), Vitamin C.

3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu.

3.3.1. Thí Nghiêm 1: So Sánh Chất Lượng Sinh Sản Của Cua Mẹ Có Kích Cỡ Khác Nhau.

Thí Nghiệm gồm 4 nghiệm thức với kích cỡ (Trọng Lượng) cua mẹ khác nhau.

-Nghiệm Thức 1: 250 – 300gam.

-Nghiệm Thức 2: 350 – 400gam.

-Nghiệm Thức 3: 450 – 500gam.

-Nghiệm Thức 4: 550 – 600gam.

Mỗi nghiệm thức 5 cua mẹ

Cua mẹ được nuôi trong hệ thống tuần hoàn (được chuẩn bị trước từ 2 - 3 tuần, sử dụng NH4Cl cấy lọc cho vi khuẩn phát triển), 20con cua mẹ được bố trí 20 bể nhựa (mỗi bể bố trí một con) 100lit dưới đáy phủ lớp cát dày khoảng 15cm chia thành 4 dãy với 4 nghiệm thức. Cua mẹ được tắm Formaline 100ppm trong một phút trước khi cho vào bể nuôi, 2 ngày sau tiến hành cắt mắt. Nước nuôi cua mẹ có độ mặn 30‰, xử lý nước nuôi cua mẹ tương tự như ương nuôi ấu trùng. Tốc độ trao đổi lọc khoảng 100 – 200%/ngày. Định kỳ 2 tuần thay 50% nước độ mặn 30‰ cho toàn hệ thống.

Hằng ngày cho cua mẹ ăn bằng Sò Huyết, Mực tươi, Ngêu, Vộp khẩu phần từ 5 – 10% trọng lượng thân, cho ăn 2 lần (Sáng, chiều), thức ăn thừa được loại bỏ sau bữa ăn kế tiếp.

Hàng ngày theo dõi để phát hiện cua để trứng, sau khi cua đẻ một ngày chuyển cua ra bể ấp (100lit), mỗi ngày thay nước 100%, chỉ cho cua trứng ăn buổi chiều sau khi thay nước. Khi trứng chuyển sang nâu đen chuyển cua sang bể nở trước khi chuyển sang bể nở xử lý Formol 100ppm/30s.

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

- Thời gian đẻ (ngày): Thời gian từ khi cắt mắt đến khi cua đẻ.

- Tỷ lệ đẻ (%)= (Số cua đẻ/Số cua nuôi vỗ)x100.

- Thời gian ấp trứng (ngày): thời gian từ khi cua đẻ đến khi nở thành ấu trùng.

- Sức sinh sản tuyệt đối (Trứng): Số trứng có được trên buồng trứng/lần đẻ.

- Sức sinh sản tương đối (trứng/gam): Số trứng/trọng lượng thân

- Tỷ lệ thụ tinh (%):(số trứng thụ tinh/100 trứng quan sát) x 100(lấy mẩu trứng ở ngày thứ 5 quan sát trên kính hiển vi).

- Tổng ấu trùng: tổng số ấu trùng Zoea thu được.

-Tỷ lệ nở (%): Số ấu trùng nỡ trên 100 trứng thụ tinh.

- Đường kín trứng: được đo trên kính nhìn nổi, lấy ngẩu nhiên trứng trên buồng trứng ở ngày thứ nhất sau khi đẻ.

- Số trứng/gam trứng: xác định sô trứng trên gam trứng bằng cách cân 0.2gam trứng đếm lập lại 3 lần.

3.3.2 Thí Nghiệm 2: So Sánh Khả Năng Ương Nuôi Của Ấu Trùng Từ Nguồn Cua Mẹ Có Kích Cỡ Khác Nhau.

Thí Nghiệm với 4 nghiệm thức được tiến hành lập lại 3 lần.

-Nghiệm thức 1: ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ 250 – 300g.

-Nghiệm thức 2: ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ 350 – 400g.

-Nghiệm thức 3: ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ 450 – 500g.

-Nghiệm thức 4: ấu trùng từ nguồn cua mẹ có kích cỡ 550 – 600g.

Sau khi ấu trùng nở hoàn toàn tiến hành thu ấu trùng, định lượng ấu trùng. ấu trùng trước khi bố trí vào bể ương được xử lý Formol 100ppm/30s.

Ấu trùng được ương bể nhựa (đáy bằng) có thể tích 60lit (thể tích ương 50lit), mật độ 150 Zoea1/lit, độ mận 30‰, mõi bể bố trí một cục đá bột mịn, sục khí nhẹ giai đoạn đầu. Bố trí với 3 lần lập lại.

Thức ăn cho ấu trùng

Tùy theo giai đoạn ấu trùng và cho ăn khác nhau để phù hợp với cỡ miệng ấu trùng. Thức ăn sử dụng gồm có luân trùng và Artemia

Luân trùng được nuôi sinh khối ở độ mặn 25‰ bằng men bánh mì, 2 ngày trước khi sử dụng cho ấu Zoea ăn luân trùng được nuôi bằng tảo Chlorella (được gây nuôi từ cá tảo rô phi được chuẩn bị trước.).

Trứng bào xác Artemia được ấp mật độ 1g/lit, ở độ mặn 25‰, sục khí liên tục, chiếu sáng 24/24h (Artemia bung dù: ấp 12h; Artemia nở: ấp18h.). Trứng trước khi ấp được tẩy vỏ bằng dung dịch chlorine 100ppm từ 2 – 5 phút. Chế độ cho ăn được trình bày như bảng:

bảng 3.1liều lượng cho ăn ấu trùng

Giai Đoạn

Thức Ăn Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 Megalopa C1 Lượng cho ăn

Rotifer 20ct/ml

Artemia bung dù 10 - 15ct/ml

Ấu trùng artemia 10 – 15 ct/ml

Thức ăn chế biến Nhu cầu

Ấu trùng cho ăn ngày 2 lần, sáng 6 – 7h, chiều 17 – 18h luôn duy trì mật độ thức ăn như bảng trên.

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi Ấu Trùng

- Tỷ lệ sống của ấu trùng (%) : Tỷ lệ sống cách 3 ngày xác đinh một lần (dùng cốc 250ml, múc 4 cốc ở 4 gốc khác nhau và đếm số ấu trùng có trong cốc) ( Ngày thứ 3, 6, 9, 12). Riêng tỷ lệ sống của megalopa (khi chuyển hoàn toàn sang megalopa) và cua1(chuyển hoàn toàn cua1) được đếm toàn bộ có trong bể.

TLS(%) = (Số ấu trùng còn sống/ số ấu trùng thả ương) x 100.

- Tỷ lệ biến thái ấu trùng (LSI):cách 3 ngày xác định một lần, quan sát cùng lúc định lượng tỷ lệ sống vào các ngày thứ 3, 6, 9, 12.

- Tăng trưởng ấu trùng: kích cỡ ấu trùng ở các giai đoạn Zoea1, Zoea2, Zoea3, Zoea4, Zoea5, Megalopa và cua1. Mỗi bể thu 5con đo trên kích nhìn nổi.

Các Yếu Tố Thủy Lý Thủy Hóa

-Nhiệt độ, pH đo mỗi ngày 2 lần, (sáng (7h); chiều (14h)) - Oxy hòa tan: đo sáng, chiều. 3 ngày đo lần

-N_NO2-, N_NH4+cách 3 ngày đo một lần (đo bằng bộ kit so màu) 3.4 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu

Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm SPSS.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của KÍCH CỠCUA mẹlên CHẤT LƯỢNG SINH sản và ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)