Kết quả của quá trình nuôi vỗ, kích thích sinh sản và ấp trứng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của KÍCH CỠCUA mẹlên CHẤT LƯỢNG SINH sản và ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 27 - 32)

Phần IV: Kết Quả Thảo Luận

4.1 Kết quả của quá trình nuôi vỗ, kích thích sinh sản và ấp trứng

Kết quả của thí nghiệm nuôi vỗ cua mẹ thu được các kết quả như sau và được trình bày trong bảng sau.

Bảng 4.1: so sanh các chỉ tiêu sinh sản của cua mẹ

Chỉ Tiêu Sinh Sản NT 1 NT 2 NT 3 NT 4

Trọng Lượng (gam) 276±19a 393±10b 463±10.7c 568±13d CW (cm) 11.57±0.045a 12.94±0.21b 14.23±0.057c 15.5±0.217d

FMI 1.158±0.055 1.153±0.053 1.090±0.001 1.141

Thời gian đẻ (ngày) 47±41.4 50±12.8 10±3.5 9±6,8

Thời gian nở (ngày) 11.3±0.6 11±0.7 10.5±0.7

Tỷ lệ đẻ (%) 80 60 40 60

Đường kính trứng T1(mm) 0.309±0.008 0.316±0.001 0.326±0.008 0.330±0.001 Đường kính trứng T10(mm) 0.400±0.002 0.410±0 0.434±0

SSS tuyệt đối(103trứng/cua) 2289±1067 2040±1433 3917±718 SSS tương đối(trứng/gam) 8185±3693 5277±3875 8467±1930

Tỷ lệ thụ tinh(%) 65.7±45.0 80.5±24.7 94±0

Tỷ nở(%) 46.7±35.2 48.5±49.0 80.8±4.5

Tổng số Zoea1(103/cua) 1188±1123 1548±1983 2925±106

Chiều rộng mai trung bình các nghiệm thức lần lượt là 11,57; 12,94; 14,23;

15,5 tương ứng với trọng lượng trung bình như sau 276; 393; 463; 568gam khác biệt có ý nghĩa kê. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) cua ngoài biển thành thục có độ tuổi từ 1 – 1,5 năm, có CW thấp nhất 83 – 144mm.

Theo Prasad (1989) nhận thấy cua tham giai sinh sản chỉ khi CW 120 – 180mm.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch và ctv (1998) hầu như toàn bộ những cua có CW>10cm và trọng lượng trung bình toàn thân Wtb≥267gam đều thành thục và tham gia sinh sản.

Chỉ số thành thục (FMI)của các nghiệm thức giao động trong khoảng 1,09 – 1,15. Theo Sombat (1991) (trích dẫn Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004) tất cả cua cái đều thành thục khi chúng đạt giá trị chỉ số thành thục con cái 0,88 – 1. còn theo kết quả nghiên cứu Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2006) cua cái có FMI 0,965 thì có buồng trứng ở giai đoạn 5 và có khả năng tham gia sinh sản.

Thời gian đẻ là khoảng thời từ khi cắt mắt đến khí cua đẻ trứng trung bình của

ngày thuộc nghiệm thức 1, và có thời gian đẻ ngắn nhất là 4 ngày thuộc nghiệm thức 4 tuy nhiên sau khi đẻ 2 ngày cá thể này đã chết. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Quyết (2008) thời gian sinh sản của cua ngoài biển là 19,5 ngày và thấp hơn cua nuôi trong ao 29 ngày. Theo Trần Ngọc Hải (1997) cua có thể đẻ trong vòng 5 ngày sau khi cắt mắt tuy nhiên có trường hợp kéo dài đến 111ngày. Theo Nghia (2004)(trích dẫn Phạm Văn Quyết, 2008) tỷ lệ cua đẻ tăng theo thời gian và đa số cua sinh sản trong khoảng 15 đến 60 ngày. Cua đẻ trứng 25ngày sau khi lột xác giao vĩ và đẻ trứng sau 20 ngày sau khi cắt mắt (Hải, 1997), Theo Baylon &

Failaman (1999) cua đẻ 2 – 10ngày sau khi cắt mắt (trích dẫn Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005). ở ghẹ xanh (protunus pelagicus) theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Diệp (2005) thời gian ghẹ cái đẻ trứng lần đầu trung bình là 7,5 ± 7,8 ngày có trường hợp sau khi bất về 1 ngày đã đẻ trứng và chậm nhất 32 ngày, tỷ lệ đẻ 100%. ở kết quả thí nghiệm của chúng tôi tỷ lệ đẻ cao nhất ở nghiệm thức 1 là 80% và thấp nhất 40% ở nghiệm thức 3. kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước đó.

Thời gian ấp trứng khoảng thời gian từ khi cua để trứng đến khi cua nở ấu trùng Zoea1 trong thí nghiệm 1 giao động từ 10 – 12 ngày. yếu tố môi trường ảnh hưởng đến thời gian ấp trứng của cua mẹ nhất là nhiệt độ và độ mặn (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004). Thời gian ấp trứng từ 7 – 10 ngày ở nhiệt độ 23 – 25oC và 34 -35‰ (Marichamy và ctv, 1991), 16 – 17 ngày với nhiệt độ 23 - 25oC (Cowan, 1984)(Trích dẫn Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004).

Ngoài ra một số kết quả nghiên cứu cho kết quả tương tự như sau: thời gian nỡ 12ngày ở 25,5 – 31,5oC và 16 – 17 ngày ở 23 – 25oC (Ong, 1964; Heasman và ctv., 1983) (trích dẫn Trần Thị Hồng Hạnh). Theo Hoàng Đức Đạt (1995) thời gian nỡ từ 10 -12 ngày, 9 – 11 ngày (Trương Trọng Nghĩa và ctv, 1995).

Tỷ lệ đẻ của nghiệm thức 1 cao nhất 80%, nghiệm thức 3 thấp nhất 40%, ở nghiệm thức 2 tỷ lệ đẻ đạt 60%, đối với nghiệm thức 4 đạt 60% tuy nhiên ở nghiệm thức sau khi đẻ được 2 ngày thì cua mẹ chết và không có cua mẹ nào nỡ dẫn đến ở thí nghiệm 2 không có ương ấu trùng ở nghiệm thức 4. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Quyết (2008) sử dụng nguồn cua ngoài biển và cua trong ao có kích cỡ từ 370 – 440gam tỷ lệ đẻ lần lượt đạt được 85,7; 77,5%. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2005) sử dụng thức ăn chế biến và thức ăn tươi sống với các nhóm cua lần lượt như sau 207 – 267 gam, 302 – 376 gam, 375 – 404 gam. Nhận thấy khi sử dụng thức ăn tươi sống tỷ lệ đẻ cao

nhất 60% ở nhóm cua 375 – 404 gam, thấp nhất thức ăn chế biến 3,45% ở nhóm cua 302 – 376 gam.

Đường kính trứng

Sau khi đẻ 1 ngày trọng lượng cua mẹ càng tăng đường kính càng tăng. Cao nhất ở nghiệm thức 4 là 0.330±0.001mm, thấp nhất ở nghiệm thức 1 là 0.309±0.008mm. trứng cua mới đẻ có màu vàng tươi đến ngày thứ 9, 10 có màu xám đen và đường kín trứng tăng lên 0.400±0.002 ở nghiệm thức 1 và 0.434±0 ở nghiệm thức 3. Theo kết quả của Nguyễn Cơ Thạch và ctv (1998) đường kính trứng 1 giờ sau khi đẻ là 270àm. Phạm Văn Quyết (2008) đương kớnh mới đẻ trung bỡnh 287àm. Trương Trọng Nghĩa (2004) trứng cua mới đẻ đường kớn trứng trung bỡnh là 291±11àm và tăng lờn 387±16àm. kết quả đường kớnh nờu trờn tương đối cao hơn so với các công bố trước đó.

Sức sinh sản tuyệt đối

Sức sinh sản tuyệt đối của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê cua nghiệm thức 3 đạt giá trị cao nhất trung bình khoảng3917 (103trứng) nghiệm thức 2 có giá trị trung bình thấp nhất 2040 (103trứng). sức sinh vừa nêu tính trên số trứng dính trên yếm cua. Tuy nhiên trong quá trình đẻ trứng một phần trứng đẻ chảy ra ngoài môi trường vì thế sức sinh sản tuyệt đối nêu trên thấp hơn thực tế.

sau đây là bảng kết quả trình bày sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối dưa trên số trứng dính và trứng gơi:

Bang 4.2: sức sinh sản của cua mẹ tính theo lượng trứng dính và cả lượng trứng gơi.

Tính theo trứng dính Tính theo tổng trứng dính và gơi NT SSS tuyệt đối (103trứng) SSS tương đối SSS tuyệt đối (103trứng) SSS tương đối

NT 1 2289±1067 8185±3693 3027754±140946 10908±517

NT 2 2040±1433 5277±3875 3810643±1323843 9725±3388

NT 3 3917±718 8467±1930 4195635±478242 9056±1442

Dựa vào bảng ta thấy nếu tính trên cả trứng gơi sức sinh sản tuyệt đối của nghiệm thức 3 cao nhất đạt đến 4195635±478242 trứng, nghiệm thức 1 thấp nhất 3027754±140946 trứng. Theo Phạm Văn Quyết (2008) ở nhóm cua từ 370 – 440 gam sức sinh sản tuyệt đối cua ngoài biển đạt từ 1703 – 3940 (103 trứng); cua trong ao đạt 1505 – 3720 (103 trứng). Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2005) ở nhóm cua 207 – 267 gam trung bình đạt được 1,2x106

±6,0x105, ở nhóm cua 302 – 370gam trung bình giao động 3,1x106 ± 1,0x106,

nhóm 375 – 404 gam trung bình đạt 2,1x106± 7,3x105. Theo Nguyễn Cơ Thạch và ctv (1998) cua khu vực miền Trung Việt Nam có kích thước thành thục CW≥10 cm, nhóm cua có CW từ 10 – 11 cm có sức sinh sản thực tế 1123.55 ± 2.8 (103trứng/lần đẻ), nhóm có CW từ 11.1 – 12cm sức sinh sản thực tế 1752.68 ± 7.61 (103trứng/lần đẻ), nhóm có CW từ 12.1 – 13cm sức sinh sản thực tế 1805.81

± 28.48 (103trứng/lần đẻ), nhóm có CW từ 13.1 – 14cm sức sinh sản thực tế 1993.74 ± 19.19 (103trứng/lần đẻ). Theo Ong (1966) tùy vào kích cỡ cua mà sức sinh sản của chúng khác nhau từ 0.3 đến 4 triệu trứng (trích dẫn Phạm Văn Quyết, 2008). Nhìn chung sức sinh sản tuyệt đối của các nghiệm thức được trình bày trên phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó tuy nhiên nếu tính cả trứng gơi thì kết quả tương đối cao hơn.

Sức sinh sản tương đối

Sức sinh sản tương đối của của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cao nhất ở nghiệm thức 3 trung binh 8467trứng/gam, thấp nhất nghiệm thức 2 trung bình 5277trứng/gam nếu tính trên số trứng dính. Tuy nhiên tính trên cả lượng trứng gơi thì khối lượng càng tăng thì sức sinh sản tương đối giãm, nghiệm thức 1 đạt giá trị cao nhất trung bình đạt 10908trứng/gam, nghiệm thức 3 có giá trị thấp nhất đạt 9056trứng/gam. Theo kết quả của Phạm Văn Quyết (2008) sức sinh sản tương đối nhóm cua ngoài biển và cua trong ao giao động từ 6241 – 6770 trứng/gam. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2005) sức sinh sản tương đối trung bình của nhóm cua từ 207 – 267gam là 4100, nhóm cua 375 – 404 là 6000 và nhóm cua 302 – 370 là 8100khi sử dụng thức ăn tươi sống để nuôi vỗ. Theo Nguyễn Cơ Thạch và ctv (1998) nhóm cua có kích thước CW = 10 – 11cm (Wtb= 267gam) sức sinh sản tương đối 4800trứng/gam, ở nhóm cua CW = 12,1 – 13cm (Wtb = 327,2gam) có sức sinh sản tương đối khoảng 6000trứng/gam, ở nhóm cua có CW = 11.1 – 12cm (Wtb = 268,7gam) có sức sinh sản tuyệt đối 1752680±761000 trứng và có sức sinh sản tương đối khoảng 6500trứng/gam. Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Ngân (2005) tương đối cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch và ctv (1998).

Nhìn chung dựa vào kết quả của hai tác giả ta thấy ở nhóm cua có kích cỡ CW = 11,1 – 12cm cao hơn so với các nhóm cua còn lại. kết quả thí nghiệm của chúng tôi tương đối phù hợp với nhận định hai tác giả trên tuy nhiên tương đối cao hơn.

nếu xét cả về trứng gơi. ở nghiệm thức 1 có trường hợp 1 cá thể thời gian đẻ 104 ngày khi đẻ thì lượng trứng chảy ra ngoài rất cao lên đến 2028800 dẫn đến làm giãm sức sinh sản ở nghiệm thức 1 và kết quả thấp hơn nghiệm thức 3, ở nghiệm

thức 2 cũng tương tự như nghiệm thức 1, có 1 trường hợp lượng thảy ra ngoài lên đến 4145831 dẫn đến ở nghiệm thức 2 có sức sinh sản thấp nhất. qua đó ta thấy khi thời gian nuôi vỗ càng kéo dài cua đẻ chảy ra ngoài môi càng tăng. Hiện tượng cua đẻ trứng chảy ra ngoài môi trường thường xảy ra trong điều kiện nuôi nhốt(Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2004).

Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở

Tỷ lệ thụ tinh ở nghiệm 3 đạt cao nhất 94%, nghiệm thức 1 đạt giá trị thấp nhất trung bình đạt 65,7% nghiệm thức 2 giá trị trung bình đạt 80,5% .

Theo kết quả của Phạm Văn Quyết (2008) với nhóm kích cỡ (370 – 420gam) cua ngoài biển trung bình đạt 88,1% với cua trong ao trung bình đạt 78,2%. Theo Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2005) tỷ lệ thụ tinh trung bình đạt 84,6% (Wtb = 207 – 267gam), 81,4% (Wtb = 302 – 370gam), 81,9% (Wtb = 375 – 404). kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước tuy nhiên ở nghiệm thức 1 thấp hơn nhiều so với các nghiệm thức khác, nguyên nhân do có 1 trường hợp thời gian đẻ quá dài 104ngày sau khi cắt mắt tỷ lệ thụ tinh chỉ đạt 13%

kéo theo nghiệm thức 1 có tỷ lệ thụ tinh trung bình thấp. qua đó ta thấy kích cỡ cua mẹ không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ thụ tinh, mà thời gian nuôi vỗ quá dài sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, có thể do trong điều kiện nuôi nhốt quá dài túi tinh lưu trữ trong cua mẹ yếu dẫn đến tinh trùng yếu khi đẻ quá trình thụ tinh kém.

Tỷ lệ nở ở nghiệm thức 3 đạt giá trị cao nhất trung bình 80,8%, thấp nhất ở nghiệm thức 1 trung bình đạt 46,7%.

Tổng số ấu trùng Zoea1

Ấu trùng zoea1 nở ra sau mõi lần đẻ tuỳ thụ vào tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cua ấu trùng. Cao nhất ở nghiệm thức 3 trung bình đạt khoảng 2925000Zoea1 và thấp nhất ở nghiệm thức 1 trung bình đạt khoảng 1188000Zoea1 và nghiệm thức 2 trung bình đạt khoảng 1548000. Theo kết quả của Phạm Văn Quyết (2008) cua ngoài biển có tổng Zoea1 nở ra là 1786000 cao hơn so với cua trong ao là 1236000 (với cỡ cua từ 370 – 420gam). Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2005) tổng số Zoea1 thụ được 1200000 (Wtb=265,5gam), 2100000Zoae1 (Wtb= 387gam), 3100000Zoea1 (Wtb= 376gam) kết thí nghiệm chúng tôi tương đối phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó. Theo nhận đinh của Nghia (2004) (trích dẫn Phạm Văn Quyết, 2008) nhóm cua có trọng lượng 300 – 500gam tạo ra số lượng Zoea1 cao nhất, nhóm cua có trọng lượng lớn hơn 500gam tạo ra số lượng zoea thấp hơn, nếu tính số ấu trùng trên trọng lượng thân thì nhóm cua

<300gam và 300 – 500 gam thì tương đương nhau.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của KÍCH CỠCUA mẹlên CHẤT LƯỢNG SINH sản và ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)