Biến động của yếu tô môi trường

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của KÍCH CỠCUA mẹlên CHẤT LƯỢNG SINH sản và ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 32 - 36)

Phần IV: Kết Quả Thảo Luận

4.2 Kết quả ương ấu trùng

4.2.1 Biến động của yếu tô môi trường

Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt sống của thuỷ sinh vật.

Các yếu tố môi trường tác động trực tiếp và gián tiếp đến mọi hoạt động sống của thuỷ sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006). Vì thế các yếu tố môi trường luôn được theo dõi xác trong quá trình thí nghiệm. Kết quả các yếu tố thuỷ lý hoá được trình bày trong bảng4.3

Bảng 4.3: Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Yếu Tố MT NT 1 NT 2 NT3

s 26,87±0,72 26,65±0,75 26,50±0,67 Nhiệt ĐộoC

c 30,06±0,84 30,22±0,62 30,06±0,57 s 7,92±0,07 7,94±0,06 7,92±0,06 pH c 8,00±0,07 8,01±0,06 8,00±0,06 s 7,31±0,13 7,38±0,17 6,75±0,23 Oxy (ppm)

c 7,00±0,15 7,06±0,20 6,56±0,21 TAN (ppm) 1,10±0,77 0,74±0,41 1,16±0,55 NO2-(ppm) 2,68±2,09 1,68±1,89 3,31±1,89

Nhìn chung các yếu tố thuỷ lý bíên động không lớn và nằm trong khoảng thích cho sự phát triển của ấu trùng, các yếu tố thuỷ hoá như TAN, NO2- tăng dần vào cuối chu kỳ nuôi.

4.2.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật thuỷ sản, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sống của thuỷ sinh vật như: quá trình trao đổi chất, hô hấp, sinh trưởng, cường độ bất mồi… (Trương Quốc Phú, 2006).

Dựa vào bảng x.x ta thấy nhiệt độ trung bình vào buổi sáng giao động trong khoảng 26,50 – 26,87oC, buổi chiều giao động trong khoảng 30,06 – 30,22oC.

Biến động nhiệt độ sáng chiều giao động trong khoảng 3.19 – 3.57oC. Nhiệt độ thấp nhất là 25oC và cao nhất 31oC Nhìn chung nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm luôn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) nhiệt độ thích cho sự phát triển

của ấu trùng cua biển là 25 – 31oC. Theo Zeng và Li (1992) nhiệt độ thích hợp nhất cho ấu trùng Zoea thuộc họ Portunidea là 25 – 30oC (Trích dẫn Phạm Văn Quyết, 2008).

4.2.1.2 pH

pH trong thí nghiệm biến động không lớn pH trung bình vào buổi sáng giao động trong khoảng 7.92 – 7.94, buổi chiều 8.0 – 8.01. cao nhất 8.1 và thấp là 7.8 và sự giao động của sáng chiều thấp, pH trung bình sáng chiều giao động trong khoảng 0,07 – 0,08. Do nguồn nước đầu vào trước khi ương ấu trùng được điều chỉnh độ kiềm khoảng 120ppm (Sử dung NaHCO3 để tăng độ kiềm trong nước).

Theo Trương Quốc Phú (2006) độ kiềm 80 – 120ppm thích hợp cho sự phát triển động vật thuỷ sản, độ kiềm thích hợp ổn định trách sự giao động của pH trong ngày. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2004) pH thích hợp cho sự phát triển cua biển giao động trong khoảng 7.0 – 8.5. Theo Nguyễn Cơ Thạch (1998) pH thích hợp tối ưu nhất cho sự phát triển của ấu trùng cua biển tư 7.5 – 8.5. Nhìn chung pH trong suốt quá trình thí nghiệm luôn nằm trong khoảng tối ưu nhất cho sự phát triển của ấu trùng.

4.2.1.3 Oxy hoà tan

Oxy hòa tan trung bình vào buổi sáng giao động trong khoảng 6,7 – 7,31ppm, Oxy hoà tan trung bình giao động sáng chiều trong khoảng 0,19 – 0,32ppm buổi chiều thấp hơn vào buổi sáng, do trong điều kiện xục khí trên bể nên oxy luôn ổn định và tương đối cao. Trong quá ương không có bổ sung tảo nên giao động oxy hoà tan sáng chiều thấp, Theo Trương Quốc Phú nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hoà tan của oxy nhiệt độ tăng oxy hoà tan giãm. Theo Boyd (1992) (trích dẫn Trương Quốc Phú, Vũ Ngọc Út, 2008) hàm lượng oxy hoà tan tốt nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm biển từ 3.5ppm đến bảo hoà. Theo Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004) thí nghiệm ương trong mô hình nước xanh oxy hoà tan giao động trong khoảng 6,4 – 7,2ppm ấu trùng phát triển rất tốt Do vậy oxy hoà tan trong suốt quá trình thí nghiệm luôn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng.

4.2.1.4 TAN ( Total Ammonia Nitrogen)

TAN là tổng hàm lượng của NH3 và NH4+, trong đó NH3 gây độc đối với động vật thuỷ sản. Theo Trương Quốc Phú (2004) mức độ gây độc của TAN phụ thuộc vào giá trị của pH, pH càng tăng khả năng gây độc càng tăng.

Bảng 4.4biến động yếu tố thuỷ hóa theo ngày ương.

NT I NT II NT III

Ngày ương

TAN(ppm) NO2-(ppm) TAN(ppm) NO2-(ppm) TAN(ppm) NO2-(ppm) Ngày ương thứ 3 0,23±0,05 0,18±0,21 0,22±0,15 0,05±0,05 0,70±0,24 0,27±0,05 Ngày ương thứ 6 0,78±0,25 0,63±0,61 0,68±0,35 0,30±0,22 1,25±0,42 2,75±2,46 Ngày ương thứ 9 1,25±0,42 2,67±2,56 1,03±0,59 0,42±0,25 1,75±0,42 4,50±0,84 Ngày ương thứ 12 1,23±0,69 4,08±1,02 0,68±0,18 2,57±2,07 1,42±0,38 4,00±0,89 Ngày ương thứ 15 1,92±0,92 4,67±0,82 0,70±0,24 1,08±0,20 1,50±0,45 3,42±1,50 Ngày ương thứ 18 1,30±1,07 3,50±1,38 0,85±0,16 4,00±0,89 0,83±0,61 3,25±1,47

Nhìn chung giá trị TAN luôn tăng càng về cuối chu kỳ ương, Nghiệm Thức I trung bình giao động trong khoảng 0,23 – 1,92ppm, nghiệm thức II 0,22 – 1,03ppm, nghiệm thức III 0,7 – 1,75ppm. ở nghiệm thức I giá trị TAN cao nhất vào ngày thức 15 nguyên nhân có thể do xác của ấu trùng chết nhiều vào giai đoạn Zoea5, nhìn chung thì giá trị trung bình TAN ở các nghiệm thức tương đối cao vào các ngày (T9, T12, T15) nguyên nhân do tích vật chất hữu cơ như Artemia dư, xác ấu trùng, chất thải của ấu trùng.

Càng về cuối chu kỳ ương TAN tăng vượt mức khuyết cáo vẫn chưa thấy ảnh hướng đến ấu trùng nguyên nhân mức độ tăng chất thải xảy ra dần dần. Theo Churchill(2003) (trích dẫn Phạm Văn Quyết, 2008) LC - 50 24 giời là 39,7 ppm ở pH 8.2 của ấu trùng Zoea1 của loài cua Serrata ở nam phi. Theo Trương Trọng Nghĩa (2005) hàm lượng tăng lên 5ppm ấu trùng vẫn phát triển tốt. Theo khuyết cáo của Trương Quốc Phú (2002) thì hàm lượng TAN trong môi trường nên dưới mức 2ppm. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2004) khi ương ấu trùng tôm càng xanh (Marobrachium rosenbari) trong mô hình nước xanh cải tiến hàm lượng TAN có lúc lên đến 5ppm vẫn chưa thấy ảnh hưởng đến ấu trùng. Nhưng theo khuyến cáo của Nguyễn Cơ Thạch và ctv (2004) hàm lượng TAN nên nhỏ hơn 0,1ppm. Nhìn chung hàm lượng TAN tăng càng về cuối chu kỳ có lúc vượt mức khuyến cáo nhưng chưa thấy ảnh hưởng đến ấu trùng.

4.2.1.5 NO2-

NO2- được tạo thành do quá trình oxy hoá amonia và amonium nhờ sự hoạt động của vi khuẩn nitrosomonas, là một chất gây độc đối với động vật thuỷ sản (Trương Quốc Phú, 2006). Chính vì thế mà NO2- là một yếu tố quan trọng cần được theo dõi trong quá trình sản xuất giống.

Giá trị trung bình của NO2- giao động trong khoảng 1,86 – 3,31, cao nhất ở nghiệm thức 3, thấp nhất ở nghiệm thức 2. giá trị của NO2- tăng vào cuối chu kỳ ương, tăng cao vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 15 tăng cao nhất trung bình lên đến 4,67ppm ở nghiệm thưc 1 vào ngày thứ 15. ở nghiệm thức 2 tăng trung bình lên đến 4ppm vào ngày thứ 18, nghiệm thức 3 trung bình tăng lên 4,5ppm vào ngày thứ 9.

Ở môi trường nước lợ mặn khả năng gây độc của NO2- giãm mạnh so với môi trường nước ngọt(Trương Quốc Phú, 2004). ở loài cá măng (chanos chanos) trong môi trường nước ngọt tính độc của NO2- tăng gấp 55lần so với 16‰. LC 50 – 96h của NO2- đối với giáp xác nước ngọt là 8,5 – 14,5ppm, đối với tôm và hậu trùng tôm biển là 204 và 45ppm, nồng độ an toàn đối với hậu ấu trùng tôm sú là 4,5ppm (chen & chin, 1998) (trích dẫn Trương Quốc Phú, 2004). Giá trị của NO2-trong thí nghiệm tương đối cao hơn vượt mức cho phép càng về cuối chu kỳ ương tuy nhiên vẫn cho thấy ảnh hưởng gì đến sự phát triển của ấu trúng và tiên hành thường xuyên thay nước khi giá trị NO2- vượt mức cao, nhận thấy ấu trùng vẫn phát triển tốt.

giátrbiếnthái

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của KÍCH CỠCUA mẹlên CHẤT LƯỢNG SINH sản và ƯƠNG NUÔI ấu TRÙNG CUA BIỂN (scylla paramamosain) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)