Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn, thức ăn và áp lực chọn lọc lên kích thước trứng và ấu trùng Artemia nauplii ở thế hệ F1

Một phần của tài liệu ẢNH HUỞNG TUƠNG tác của các yếu tố môi TRƯỜNG và THỨC ăn lên KÍCH THƯỚC TRỨNG bào xác và ấu TRÙNG NAUPLII GIAI đoạn i của DÒNG ARTEMIA FRANCISCANAVĨNH CHÂU QUA các THẾ hệ (Trang 27 - 30)

4.2 Sự biến động kích thước trứng và nauplii từ P đến F1

4.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn, thức ăn và áp lực chọn lọc lên kích thước trứng và ấu trùng Artemia nauplii ở thế hệ F1

Sau khi đem thế hệ cha mẹ (P,Ps) đem nuôi trong các NT thí nghiệm thì phân bố kích thước trứng, ấu trùng nauplii trong thế hệ F1 được trình bày trong bảng 4.3 và 4.4

Bảng 4.3 Sự biến động kích thước trứng và ấu trùng từ P đến F1 các nghiệm thức chọn lọc

Nghiệm thức Số

trứng đo (trứng)

Kích thứơc trứng(àm)

Kích thước giảm (àm)

Kích thước Nauplii (àm)

Kích thước giảm (àm)

P 1609 226,54±10,66 431,80±22,7

P≤212àm (Ps) 1000 214,59±13,6 417,30±35,5

F1s,28˚C, 80‰,100% 1500 219,41±14,1abcd -7,13 421,00±36,8abcd -10,80

F1s,28˚C, 80‰,50% 1500 217,73±13,5abc -8,81 413,14±26,9abc -15,52

F1s,28˚C, 120‰,100% 1500 218,37±14,7abc -8,17 419,64±31,6bcd -12,16

F1s,28˚C, 120‰,50% 1500 216,68±14,9a -9,86 411,43±36,5ab -20,37

F1s,32˚C, 80‰,100% 1500 218,56±14,5abc -7,98 418,83±32,8abcd -12,97

F1s,32˚C, 80‰,50% 1500 217,62±14,4ab -8,92 411,18±35,2ab -16,57

F1s,32˚C, 120‰,100% 1500 217,99±15,2abc -8,55 418,64±31,1abcd -13,16

F1s,32˚C, 120‰,50% 1500 215,15±13,1a -11,39 408,89±26,6a -22,91

(Những chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa P>0,05)

Sự thay đổi kích thước trứng các nghiệm thức không chọn lọc được trình bày trong bảng sau

Bảng 4.4 Sự biến động kích thước trứng và ấu trùng từ P đến F1 các nghiệm thức không chọn lọc

Nghiệm thức Số

trứng đo (trứng)

Kích thứơc trứng(àm)

Kích thước giảm (àm)

Kích thước Nauplii (àm)

Kích thước giảm (àm)

P 1609 226,54±10,66 431,80±22,7

P≤212àm (Ps) 1000 214,59±13,6 417,30±35,5

F1ns,28˚C, 80‰,100% 1500 224,68±12,5e -1,86 426,73±37,4d -5,07

F1ns,28˚C, 80‰,50% 1500 219,54±14,3abcd -7,00 417,57±28,0abcd -12,45

F1ns,28˚C, 120‰,100% 1500 223,40±12,7de -3,14 421,51±27,0bcd -10,29

F1ns,28˚C, 120‰,50% 1500 218,48±14,8abc -8,06 418,57±38,1abcd -13,23

F1ns,32˚C, 80‰,100% 1500 221,74±13,5cde -4,80 422,25±27,6cd -9,55

F1ns,32˚C, 80‰,50% 1500 218,31±13,0abcd -8,23 418,09±41,7abcd -13,71

F1ns,32˚C, 120‰,100% 1500 221,70±14,1bcde -4,84 420,73±29,5bcd -11,07

F1ns,32˚C, 120‰,50% 1500 217,72±15,2abc -8,82 416,75±32,0abcd -15,05

(Những chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa P>0,05)

Kết quả ở bảng 4.3 và 4.4 cho thấy kích thước ấu trùng từ thế hệ P ban đầu đến thế hệ F1 có giảm đi với các mức giảm ở các nghiệm thức cũng được trình bày trong bảng. Ấu trùng F1 ở các nghiệm thức chọn lọc và không chọn lọc rõ ràng có sự khác biệt về kích thước, dòng chọn lọc luôn có kích thước nhỏ hơn ở mọi NT so với dòng đối chứng. Hơn nữa thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng vì khi cho ăn thiếu (50% lượng thức ăn) thì kích thước ấu trùng đều nhỏ hơn với các nghiệm thức ăn cho ăn đầy đủ thức ăn (100%) ở cả hai dòng có và không chọn lọc, trong khi các yếu tố nhiệt độ và độ mặn cũng có tác động làm kích thước ấu trùng nhỏ như nhiệt độ cao và độ mặn cao nhưng không giảm nhiều bằng hai nhân tố chọn lọc và thức ăn (Bảng 4.3 và bảng 4.4).

Kết quả ở Bảng 4.3 và Bảng 4.4 cũng cho thấy NT8 với 50% thức ăn, nhiệt độ 32oC, 120‰ và nghiệm thức 120‰_28oC_50% có kích thước trứng trung bình tương ứng là 215,15±13,1 và 216,70±14,9 àm khỏc biệt cú ý nghĩa với cỏc nghiệm thức còn lại, giữa 2 nghiệm thức này thì không có sự khác biệt. Điều này cho thấy do sống trong điều kiện thiếu thức ăn, độ mặn cao đã tạo nên môi trường khắc nghiệt cho Artemia nên trứng có xu hướng nhỏ dần, ở NT9 không chọn lọc với kớch thước trung bỡnh 224,68±12,5 àm khỏc biệt cú ý nghĩa với cỏc nghiệm thức khác do được nuôi trong môi trường thuận lợi nhiệt độ 28oC, độ mặn 80‰ và thức ăn đầy đủ nên kích thước trứng to nhất trong các nghiệm thức.

Như vậy chọn lọc chính là yếu tố quan trọng tạo nên nguồn trứng nhỏ và chế độ dinh dưỡng khác nhau, độ mặn cao cũng cũng góp phần làm cho kích thước trứng giảm về kích thước. Một khuynh hướng như vậy cũng xảy ra đối với kích thước ấu trùng nauplii mặc dù không rõ ràng như đối với kích thước trứng.

Ngoài việc giảm đi về kích thước trứng và ấu trùng còn có sự thay đổi về tỷ lệ trứng lớn (>210 àm)/nhỏ (≤210 àm) trong cỏc quần thể trứng thớ nghiệm ở F1, được trình bày trong bảng 4.5.

Bảng 4.5 Sự phân bố kích thước trứng trong các nghiệm thức theo phân phối chuẩn của trứng thu từ nghiệm thức

Nghiệm thức % trứng

≤210àm

% trứng 220 - 230 àm

% trứng

≥230 àm

Mức tăng trứng nhỏ so với P (lần)

P 8,14

P≤212àm 32,5 61 6,5

F1s,28˚C, 80‰,100% 20,1 65 14,9 2,47

F1s,28˚C, 80‰,50% 40,7 54 5,3 5,00

F1s,28˚C, 120‰,100% 25,4 59 15,6 3,12

F1s,28˚C, 120‰,50% 28,2 59,5 12,3 3,46

F1s,32˚C, 80‰,100% 25,9 62,6 11,5 3,18

F1s,32˚C, 80‰,50% 26,7 62 11,3 3,28

F1s,32˚C, 120‰,100% 29,1 54,5 16,4 3,57

F1s,32˚C, 120‰,50% 33,7 60 6,3 4,14

F1ns,28˚C, 80‰,100% 8,8 67,8 23.4 1,08

F1ns,28˚C, 80‰,50% 24,2 62 13,8 2,97

F1ns,28˚C, 120‰,100% 7,2 69 23,8 -0,94

F1ns,28˚C, 120‰,50% 25,9 62,3 11,8 3,18

F1ns,32˚C, 80‰,100% 15,5 66 18,5 1,90

F1ns,32˚C, 80‰,50% 24 66 10 2,95

F1ns,32˚C, 120‰,100% 17,5 62,8 19,7 2,14

F1ns,32˚C, 120‰,50% 28,3 57,4 14,3 3,48

Bảng 4.5 cho thấy trứng sau khi lọc qua lưới 212 àm, đem thả nuụi thỡ lượng trứng nhỏ trong các nghiệm thức ở F1 chọn lọc có sự khác biêt với P gốc ban đầu.

Trứng <210 àm ở cỏc dũng chọn lọc F1 cú trung bỡnh là 28,7±6,2% so với P gốc ban đầu thì trứng nhỏ tăng gấp 3,5 lần. Ở các dòng không chọn lọc thì lượng trứng nhỏ ít hơn 18,9±8,0%, tăng 2,3 lần so với quần thể gốc. Như vậy, trứng sau khi được lọc qua lưới 212 àm ở thế hệ cha mẹ và đem thả nuụi để thu F1 kết quả thu được là lượng trứng nhỏ nhiều hơn, có thể thấy việc chọn lọc đã tác động đến kích thước trứng Artemia.

Chế độ dinh dưỡng (100 và 50%) ta thấy có sự biến đổi khác biệt có ý nghĩa, các nghiệm thức chọn lọc 50% và 100% trứng nhỏ 210àm lần lượt như sau:

32,3±6,3% và 25,1±3,9%, các nghiệm thức không chọn lọc 50% và 100% là 25,6±1,9 và 12,3±.5,0% so với P gốc ban đầu các dòng chọn lọc tăng gấp 3,9 lần và 3,1 lần, nghiệm thức không chọn lọc tỷ lệ trứng nhỏ củng tăng lên so với bố mẹ của chúng. (tăng 3,1 và 1,5 lần).

Bảng 4.5 cũng cho thấy Artemia khi nuôi với độ mặn khác nhau (80, 120‰) thì khỏc biệt với cha mẹ ban đầu, trứng <210 àm ở cỏc nghiệm thức chọn lọc là : 28,35±8,7% và 29,10±3,45%, so với cha mẹ ban đầu tăng 3,5 và 3,6 lần, các nghiệm thức không chọn lọc 18,13±7,4% và 19,73±9,5%, tăng 2,2 và 2,42 lần.

Như vậy, có thể thấy khi nuôi ở độ mặn khác nhau thì tỷ lệ trứng nhỏ khác biệt không có ý nghĩa.

Tương tự như với yếu tố độ mặn thì các nghiệm thức chọn lọc (28 và 32oC ) lần lượt là 28,6±8,7 và 28,85±3,5%, các nghiệm thức không chọn lọc 16,53±9,9% và 21,33±5,9%, so với cha mẹ ban đầu thì tỷ lệ trứng nhỏ có tăng lên tương ứng với từng nghiệm thức 3,5; 3,5; 2 và 2,6 lần, giữa các nghiệm thức chọn lọc là khác biệt không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu ẢNH HUỞNG TUƠNG tác của các yếu tố môi TRƯỜNG và THỨC ăn lên KÍCH THƯỚC TRỨNG bào xác và ấu TRÙNG NAUPLII GIAI đoạn i của DÒNG ARTEMIA FRANCISCANAVĨNH CHÂU QUA các THẾ hệ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)