4.2 Sự biến động kích thước trứng và nauplii từ P đến F1
4.2.2 Ảnh hưởng tương tác của các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, lượng thức ăn và áp lực chọn lọc lên kích thước trứng và ấu trùng Artemia nauplii ở thế hệ F1
Ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, lượng thức ăn và áp lực chọn lọc cũng như mối tương tác giữa các yếu tố này lên kích thước trứng và ấu trùng Artemia nauplii được trình bày trong bảng 4.6 và 4.7
Bảng 4.6 Tác động của các yếu tố chọn lọc, nhiệt độ, độ mặn, thức ăn lên kích thước trứng Artemia
Nhân tố tác động SS df MS F P
Chọn lọc 140 1 140 56,0 0,000000***
Thức ăn 107 1 107 42,7 0,000000***
Nhiệt độ 10 1 10 3,9 0,056964
Độ mặn 13 1 13 5,4 0,026781*
Chọn lọc*thức ăn 17 1 17 6,9 0,013366**
Chọn lọc*nhiệt độ 0 1 0 0,2 0,687103
Thức ăn*nhiệt độ 3 1 3 1,2 0,283523
Chọn lọc*độ mặn 1 1 1 0,2 0,626552
Thức ăn*độ mặn 1 1 1 0,3 0,565486
Nhiệt độ*độ mặn 0 1 0 0 0,863821
Chọn lọc*thức ăn*nhiệt độ 4 1 4 1,8 0,195074
Chọn lọc*thức ăn*độ măn 1 1 1 0,2 0,641949
Chọn lọc*nhiệt độ*độ mặn 0 1 0 0,1 0,730062
Thức ăn*mhiệt độ*độ mặn 0 1 0 0,2 0,675202
Chọn lọc*thức ăn*nhiệt độ*độ mặn 1 1 1 0,4 0,544425
(***: khác biệt có ý nghĩa P<0,001; **: P<0,01 và *: P<0,05)
Dựa vào bảng 4.6 cho thấy bốn yếu tố chọn lọc, nhiệt độ, độ mặn và thức ăn tác động độc lập lên kích thước trứng thì chỉ có chọn lọc, thức ăn và độ mặn là tác động có ý nghĩa thống kê (p<0,05) trong đó chọn lọc và thức ăn đều ở mức rất có ý nghĩa (P<0,001), khi hai yếu tố cùng tác động như: chọn lọc- thức ăn, thức ăn-nhiệt độ, thức ăn-độ mặn và nhiệt độ-độ mặn thì chỉ có chọn lọc-thức ăn là tác động có ý nghĩa thống kê, các yếu tố còn lại không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và khi cả 4 yếu tố cùng tác động thì vẫn không có ý nghĩa thống kê với kích thước trứng Artemia (p>0,05). Điều này có thể thấy yếu tố chọn lọc và thức ăn tác động mạnh lên kích thước trứng làm trứng có xu hướng nhỏ lại.
Như vậy, trong cùng quần thể F1 thì yếu tố về chọn lọc và thức ăn (chế độ dinh dưỡng) là khác biệt có ý nghĩa so với nhiệt độ và độ mặn thì là khác biệt không có ý nghĩa. Từ đó có thể thấy chọn lọc là yếu tố quan trọng tác động mạnh lên kích thước trứng còn yếu tố thức ăn (chế độ dinh dưỡng) góp phần làm kích thước trứng nhỏ lại và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 4.7 Tác động của các yếu tố chọn lọc, nhiệt độ, độ mặn, thức ăn lên kích thước ấu trùng Artemia nauplii ở thế hệ F1
Nhân tố tác động SS df MS F P
Chọn lọc 292 1 292 23,6 0,000030***
Thức ăn 541 1 541 43,7 0,000000***
Nhiệt độ 38 1 38 3,1 0,089178
Độ mặn 30 1 30 2,4 0,129683
Chọn lọc*thức ăn 33 1 33 2,7 0,113065
Chọn lọc*nhiệt độ 0 1 0 0,0 0,892629
Thức ăn*nhiệt độ 1 1 1 0,1 0,745941
Chọn lọc*độ mặn 0 1 0 0,0 0,849384
Thức ăn*độ mặn 3 1 3 0,2 0,630201
Nhiệt độ*độ mặn 1 1 1 0,1 0,811878
Chọn lọc*thức ăn*nhiệt độ 5 1 5 0,4 0,520205
Chọn lọc*thức ăn*độ măn 15 1 15 1,2 0,284527
Chọn lọc*nhiệt độ*độ mặn 0 1 0 0,0 0,925419
Thức ăn*nhiệt độ*độ mặn 11 1 11 0,9 0,345993
Chọn lọc*thức ăn*nhiệt độ*độ mặn 3 1 3 0,3 0,600330 (***: khác biệt có ý nghĩa P<0.001; **: P<0.01 và *: P<0.05)
Qua kết quả thống kê ở bảng 4.7 thì các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, thức ăn và chọn lọc từng yếu tố tác động lên ấu trùng thì có 2 yếu tố chọn lọc và thức ăn là ảnh hưởng lên kích thước ấu trùng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001; P<0,001), còn các yếu tố khác nhiệt độ và độ mặn thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), khi tất cả các yếu tố này kết hợp lại cùng nhau tác động thì không ảnh hưởng đến kích thước ấu trùng và là tác động không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, các yếu tố tác động lớn làm cho kích thước ấu trùng nhỏ đi chỉ có chọn lọc và thức ăn là khác biệt có ý nghĩa nhiệt độ và độ mặn thì tương tác không có ý nghĩa thống kê, có thể các yếu tố còn lại vẫn có tác động lên kích thước ấu trùng nhưng không đáng kể ở một thế hệ nên không biểu hiện ra bên ngoài.
Theo Shirdhankar và Thomas (2003) thực hiện chọn lọc hàng loạt kích cỡ nhỏ và lớn của ấu trùng Artemia qua sáu thế hệ. Một mẫu bao gồm 10 ấu trùng cho kích cỡ nhỏ và lớn, còn dòng đối chứng được chọn tại mỗi giai đoạn sẽ dùng làm cha mẹ của thế hệ kế tiếp. Kết quả cho thấy phản ứng chọn lọc (selction response) thể hiện ở mức độ cao trong dòng chọn lọc với khuynh hướng giảm kích thước nauplii. Các tác giả đã chứng minh bằng việc so sánh giữa dòng chọn
lọc và dòng đối chứng, một khả năng di truyền quan trọng có thể được sử dụng trong việc chọn giống nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh là những tác động của môi trường không thể được loại trừ. Việc có nhiều mức phản ứng chọn lọc tại cấp độ kiểu gen và kiểu hình có thể được giải thích bởi sự thay đổi trong điều kiện môi trường theo thời gian (Garant et al., 2004).