Nhiệm vụ và giải pháp

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở (Trang 28 - 38)

II. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện dân chủ ở xã, phờng thị trấn giai đoạn 2011 – 2015

2. Nhiệm vụ và giải pháp

Để đạt được những mục tiêu và những chỉ tiêu đã đề ra nhằm thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trước hết cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

2.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn chưa cao là do một số cấp ủy, Chính quyền nhất là người đứng đầu địa phương chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Pháp lệnh, chưa quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của trung ương và quy định của Nhà nước về xây dựng và thực hiện PLDC ở cơ sở. Tại các địa phương, đa số nhân dân còn bàng quan, thờ ơ, thậm chí không biết mình có những quyền gì. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức cho cả hệ thống chính trị về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là giải pháp quan trọng tạo ra yếu tố đầu tiên cho việc triển khai thành công, hiệu quả Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Mọi công việc đều bắt đầu từ nhận thức và khi nhận thức đúng, đầy đủ sẽ là sự khởi đầu tạo ra hiệu quả cho hành động. Thực tiễn đã chứng minh ở đâu cấp uỷ đảng nhận thức rõ và quan tâm chăm lo đúng mức tới việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thì ở nơi đó, kinh tế sẽ phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được nâng lên, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị được giữ vững, ổn đinh, tạo được niềm tin của nhân dân với đảng, Chính quyền, động viên và huy động được sức lực, trí tuệ của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương đạt hiệu quả cao. Ngược lại, sẽ dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, tình hình kiến nghị, khiếu kiện vượt cấp gia tăng, dễ dẫn đến phát sinh điểm nóng tại cơ sở. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Đảng uỷ và Chính quyền các xã, phường, thị trấn cần tích cực hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo MTTQ, các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân biết, hiểu và làm theo tinh thần Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức phải là những người đi đầu trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại cơ sở, luôn gần dân, lắng nghe dân và tạo được niềm tin trong nhân dân; thấy được phát huy và tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ tại cơ sở là trách nhiệm, là tâm huyết của mình.

Công tác tuyên truyền cần đa dạng về hình thức, bảo đảm về nội dung, tránh hình thức, tác động vào nhận thức, tâm lý và tình cảm của nhân dân để nhân dân không còn thụ động trong việc thực hiện quyền làm chủ của mình, biết và thực hiện hiệu quả những quyền đó.

2.2. Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện PLDC ở xã, phờng, thị trấn.

Việc tổ chức, triển khai thực hiện PLDC ở xã, phường, thị trấn phải tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên quyết, có tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, chặt chẽ từ trên xuống dưới. Mỗi cấp uỷ đảng, Chính quyền, đoàn thể ở cơ sở và cộng đồng dân cư phải coi việc triển khai thực hiện Pháp lệnh là một nội dung quan trọng trong hoạt động của mình, trong đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cơ sở, của Ban chỉ đạo là vô cùng quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là phải nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện PLDC xã, phường, thị trấn. Đó là:

- Hàng năm, các cấp uỷ đảng cơ sở đưa nội dung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ vào chương trình công tác; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện PLDC. Cuối năm tiến hành tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo gửi cấp uỷ cấp trên trực tiếp.

- Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện PLDC gắn với việc thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, các loại phí, lệ phí và các quy định của pháp luật; Nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ trực tiếp, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đối thoại tháo gỡ khó khăn từ cơ sở.

Vấn đề giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho công nghiệp, làm đường giao thông... Cụ thể hoá các nội dung Pháp lệnh 34/2007 thành quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình chấp hành và chỉ đạo thực hiện PLDC ở xã, phường, thị trấn.

- Hình thành quy định phối hợp thực hành dân chủ giữa HĐND - UBND, UBMTTQ các đoàn thể nhân dân nhằm gắn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc chấp hành quy chế dân chủ ở địa phương

- Hàng năm ban chỉ đạo quy chế dân chủ các cấp rà soát bổ sung quy chế hoạt động cho phù hợp, nâng cao vai trò trách nhiệm của các thành viên ban

chỉ đạo chủ động tham mưu giúp cấp uỷ lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt PLDC ở cơ sở.

- Hình thành bộ mẫu đánh giá việc thực hiện PLDC cơ sở, qua đó xây dựng thành tiêu chí cụ thể khi xét thi đua tổ chức Đảng Chính quyền MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở.

- Kiện toàn (nhất là sau đại hội Đảng và bầu cử HĐND) nâng cao vai trò trách nhiệm của ban chỉ đạo thành viên ban chỉ đạo thực hiện PLDC ở xã phường thị trấn; sửa đổi bổ sung quy chế; nâng cao chất lượng hoạt động phân công trách nhiệm gắn với địa bàn các thôn, làng, khu phố.

- Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, giải quyết cơ sở Đảng yếu kém nâng cao chất lượng đảng viên. Chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; mỗi đảng viên đều phải được phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với năng lực, trình độ, sức khoẻ bồi dưỡng đảng viên vững về chuyên môm luôn gương mẫu trong các công việc được giao và tiêu biểu trong các hoạt động của cộng động dân cư gắn bó với nhân dân là công dân gương mẫu; qua đó chi bộ lựa chọn được những đảng viên tốt nhất để giới thiệu và được nhân dân tín nhiệm bầu trưởng thôn trưởng khu phố. Quan tâm tới công tác phát triển đảng viên trong đó phải đặc biệt chú trọng tới phát triển đảng viên trong số các trưởng thôn chưa là đảng viên để bồi dưỡng kết nạp họ vào đảng (nếu đủ điều kiện) nằm đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của chi uỷ, chi bộ đối với các hoạt động chung cũng như việc chấp hành PLDC tại các thôn, làng, khu phố

2.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền về thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Trước hết, cần tiếp tục đổi mới, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục tuyên truyền, làm cho mọi người dân, mọi thôn, xóm đều thấm nhuần, tiếp nhận được nội dung, yêu cầu, mục đích, ý nghĩa của PLDC. Nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Điều gì hợp với nhu cầu, lợi ích chính đáng của dân thì cũng dễ nói, dễ nghe, dễ làm.

Kết hợp giáo dục, tuyên truyền nội dung của PLDC với nội dung đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tăng cường giáo dục, tuyên truyền về pháp luật, về quyền công dân, về nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.

Gắn việc tuyên truyền PLDC với giáo dục tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hoá, phong trào xây dựng thôn, làng, ấp và gia đình văn hoá. Dựa trên Quy chế mẫu, mỗi địa phương cơ sở cần cụ thể hoá cho phù hợp với đặc điểm, phong tục, tập quán, trình độ dân trí ở cơ sở mình. Đa dạng hoá các phương pháp và hình thức giáo dục tuyên truyền, như: Kết hợp tuyên truyền, giải thích thông qua các cuộc họp, qua phổ biến quán triệt của cán bộ, tuyên truyền viên, báo cáo viên, qua các phương tiện thông tin đại chúng; Mở rộng tuyên truyền qua các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thi tìm hiểu... Đặc biệt, thông qua phương pháp tác động tâm lý như dư luận xã hội, nêu gương, phê phán... Để động viên, khơi dậy nhu cầu nhận thức, đồng thời đấu tranh với những nhận thức, thái độ và hành vi sai lệch trong cán bộ đảng viên và nhân dân.

Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có nề nếp. Có thể thông qua sinh hoạt của các tổ dân cư, các đoàn thể nhân dân, các hội nghề nghiệp. Phấn đấu mỗi gia đình có một bản Quy chế để mọi người dân đều được học, tìm hiểu về quy chế. Chú trọng xây dựng các lực lượng cộng tác trong tuyên truyền, giáo dục như Mặt trận tổ quốc, cán bộ hưu, cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên, hội nông dân, trưởng thôn, người già có uy tín... Họ vừa là

"tuyên truyền viên không chuyên" vừa là những tấm gương trực tiếp thực hiện PLDC, những người thẩm định, phản biện, giám sát kết quả triển khai PLDC. Để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp này, cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp cụ thể sau:

Hàng năm, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân xây dựng kế hoạch lồng ghép việc tuyên truyền nội dung Pháp lệnh 34/2007 trong các hoạt động, trong công tác, trong sinh hoạt đoàn, hội cơ sở gắn với triển khai nhiệm vụ chính trị của địa phương; Khuyến khích tổ chức các hội thi, hội diễn, toạ đàm... định hướng và khuyến khích các đoàn thể nhân dân (nhất là Hội phụ nữ, Hội nông dân) xây dựng các đội tuyên truyền, các tuyên truyền viên về nội dung thực hiện dân chủ theo Pháp lệnh 34/2007.

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ đạo đài truyền thanh cấp xã mở rộng chuyên mục hỏi đáp về quyền dân chủ và thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn (với thời lượng và nội dung phù hợp) để tuyên truyền giải đáp

những băn khoan thắc mắc của nhân dân nâng cao hiểu biết khơi dậy tinh thần trách nhiệm ý thức tự giác làm chủ của nhân dân. Hàng năm các xã phường thị trấn rà soát bổ sung thêm những tài liệu về pháp luật, về PLDC cơ sở giúp nhân dân cập nhật kiến thức pháp luật kịp thời.

- Chi bộ thôn khu phố đưa nội dung kiểm điểm việc triển khai và thực hiện dân chủ trong các kỳ sinh hoạt chi bộ nhằm củng cố nâng cao trách nhiệm của cấp ủy trong chỉ đạo triển khai thực hiện đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm và hiểu biết của mỗi đảng viên về thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn.

- Hàng năm Ban Dân vận tỉnh uỷ biên tập in ấn phát tài liệu tuyên truyền giới thiệu các điển hình về thực hiện tốt PLDC về điển hình "dân vận khéo" ở cơ sở nhằm tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức sống và làm việc theo pháp luật; là

"cẩm nang" để cán bộ công chức đảng viên trưởng thôn trưởng khu phố nâng cao nhận thức và năng lực thực hành dân chủ ở cơ sở.

- Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục tuyên truyền, phổ biến PLDC cơ sở cũng phải chú ý tăng cường cơ sở vật chất cho công tác này. Trước hết, mỗi xã, phường, thị trấn cần chỉ đạo và huy động tối đa các phương tiện truyền thông, bảo đảm một thời lượng thông tin cần thiết trên báo, đài, vô tuyến truyền hình.

Tăng kinh phí cho việc in ấn, xuất bản tài liệu gửi đến cho các hộ dân, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động của tuyên truyền viên, báo cáo viên, cho các cuộc sinh hoạt chính trị, văn hoá, văn nghệ, hoạt động kiểm tra, giám sát.

2.4. Nâng cao hiệu quả "biết, bàn, giám sát" của nhân dân

Mục đích của việc thực hiện PLDC ở cơ sở đã được nêu rõ trong điều 1 chương I của quy chế: "Nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, phường, thị trấn, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng đảng bộ, Chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở trong sạch vững mạnh; Ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái quan liêu, tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh theo định hướng XHCN". Như vậy, mục đích đó thống nhất với mục tiêu và con đường XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn. Thực hiện PLDC ở cơ sở cũng chính là từng bước thực hiện mục tiêu và con đường XHCN đó. Nội dung PLDC ở cơ sở đề cập đến nhiều vấn đề, trước hết nhằm nâng cao ý thức và năng lực làm chủ cho mỗi người dân. Thông qua việc

thực hiện Pháp lệnh, người dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ công dân của mình đối với thôn, làng và đất nước. Đặc biệt, thông qua việc thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", người dân am hiểu hơn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, am hiểu công việc của Chính quyền, từ đó tăng thêm tính trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời, mỗi người dân thể hiện được chính kiến, nguyện vọng của mình, phát huy trí tuệ sáng tạo của tập thể, của cộng đồng trong công việc chung. Mặt khác mỗi người dân có thể tiếp nhận thông tin, trí tuệ, kinh nghiệm và sự giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để áp dụng vào sản xuất, nâng cao kiến thức cho mình, từ đó có cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho mình, cho quê hương. Cũng qua việc thực hiện tốt phương châm "biết, bàn, giám sát của nhân dân" người dân có thể góp ý trực tiếp nhằm đổi mới phong cách và phương thức lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, Chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Người cán bộ cũng nhận thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình rõ ràng hơn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu lực của bộ máy qua việc giám sát, kiểm tra của nhân dân, buộc cán bộ đảng viên phải có ý thức tôn trọng dân tăng thêm tính trách nhiệm trong công việc, gần gũi, sâu sát giúp đỡ nhân dân... điều đó làm tăng mối quan hệ tốt đẹp, sự tin tưởng của nhân dân đối với đảng, Chính quyền với cán bộ đảng viên góp phần làm cho hệ thống chính trị cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh. ngược lại đây cũng là nhân tố mở đường, thúc đẩy việc thực hiện PLDC đạt kết quả cao hơn. Chính vì vậy, cần phải nâng cao hiệu quả thực hiện phương châm "biết, bàn, giám sát" của nhân dân bằng các biện pháp.

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn vân dụng thực hiện đa dạng các hình thức thông tin để "dân biết, dân bàn, dân giám sát" gắn với số lần tối thiểu phải triển khai cho từng hình thức (trong Pháp lệnh 34/2007 đã quy định các hình thức phải thông tin); Nâng cao hiệu quả thông tin, trưng cầu được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xã hội...

- Có kế hoạch đảm bảo các nội dung niêm yết công khai để nhân dân biết được duy trì tại trụ sở UBND xã phường thị trấn (chọn kiểu phông chữ dễ đọc, to, rõ; chọn địa điểm vị trí niêm yết phù hợp).

- Khuyến khích xã, phường thị trấn tổ chức để nhân dân bàn bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến nhất là những nội dung liên quan đến phát triển kinh tế quy ước hương ước đóng góp về vật chất của nhân dân.

- Tiếp tục rà soát sửa đổi bổ sung thay thế điều chỉnh các quy chế quy ước đã ban hành tại các cơ sở cho phù hợp với Pháp lệnh 34/2007 và các quy định của pháp luật hiện hành theo hướng thiết thực dễ hiểu dễ nhớ dễ thực hiện dễ kiểm tra tránh hình thức.

- Chú trọng làm tốt việc xây dựng và thực hiện PLDC trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân như; quản lý đất đai, xây dựng kinh tế tài chính công tác cán bộ thực hiện các chính sách xã hội... tăng cường việc cung cấp thông tin công khai cụ thể chủ trương chính sách pháp luật của đảng Nhà nước để nhân dân biết.

- Gắn việc thực hiện PLDC ở cơ sở với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";

nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thực hành tiết kiệm phòng chống tham những lãng phí đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Thường xuyên kiện toàn nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của ban thanh tra nhân dân ban giám sát đầu tư cộng động tổ hoà giải tổ an ninh nhân dân tổ tự quản ở cơ sở... Thành lập và thực hiện thí điểm ở các xã phường thị trấn hoạt động của các tổ dân vận ở các thôn làng khu phố.

- Phát huy tiềm năng trí tuệ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng trong đó chú ý xây dựng được những quy định quy chế nội quy quy ước phù hợp với đặc thù ở cơ sở làm cho công dân nhận rõ mình là người chủ để tự nguyện tự giác thực hiện

2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát; Biểu dương, khen thưởng; Xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm thực hiện Pháp lệnh dân chủ.

Thực hiện PLDC không chỉ là vấn đề bảo vệ quyền lợi công dân mà còn nhằm duy trì trật tự xã hội ổn định, ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi các hiện tượng phản dân chủ. Vì vậy thực hiện dân chủ phải đi liền với duy trì kỷ cương, phép nước, quyền lợi phải đi liền với nghĩa vụ và trách nhiệm. Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kết hợp chặt chẽ việc khen, chê,

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w