- Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện PLDC ở cơ sở, đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh ngay từ cơ sở.
- Gắn việc thực hiện PLDC ở cơ sở với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và các nội dung của phong trào thi đua “Dân vận khéo”, “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng” và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chú trọng việc phát huy dân chủ trong Đảng là cơ sở quan trọng để phát huy và mở rộng dân chủ ngoài xã hội; việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh phải được gắn liền với thực hiện cải cách hành chính Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhằm tạo nên động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện PLDC. Ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở phải làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc, sơ kết rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc xây dựng và thực hiện PLDC; đồng thời xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về thực hiện PLDC ở cơ sở bằng nhiều hình thức, biện pháp và sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, gương mẫu đi đầu trong thực hiện PLDC ở cơ sở. Sự thông suốt về nhận thức, sự quyết tâm thực hiện PLDC ở cơ sở thể hiện phẩm chất của cán bộ, đảng viên, sẽ truyền cho nhân dân sức mạnh, đặc biệt là niềm tin của dân đối với Đảng, để từ đó họ thấy được trách nhiệm, quyền lợi của mình trong thực hiện PLDC và một khi nhân dân đã giác ngộ thì "khó trăm lần dân liệu cũng xong".
2. Đối với Chính quyền
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện PLDC ở cơ sở, nâng cao tinh thần trách nhiệm, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường
xuyên, vừa để phát huy dân chủ, vừa nâng cao ý thức, trách nhiệm và ngăn ngừa vi phạm dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Cụ thể hoá các văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện uỷ để lãnh đạo tổ chức thực hiện đồng thời rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế của địa phương cho phù hợp với thực tế.
- Xây dựng dự trù kinh phí phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện PLDC tại địa phương.
- Xây dựng và thực hiện PLDC ở cơ sở phải gắn với việc nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, giữ vững kỷ cương, kỷ luật. Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân. Thường xuyên cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
- Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm bồi dưỡng, trang bị kiến thức và hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thái độ, tình cảm tôn trọng pháp luật để nhân dân hiểu và thực hiện tốt Pháp lệnh 34/2007. Phát động phong trào tìm hiểu nội dung Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại địa phương. Chính quyền hỗ trợ kinh phí in và phát những nội dung mà nhân dân được biết, được bàn và quyết định trong Pháp lệnh cho từng cán bộ thôn, ấp; sau đó cần có sự tổng kết, đánh giá nhận thức của nhân dân trong việc nắm và hiểu về quyền làm chủ của mình tại cơ sở.
- Tổ chức đoàn kiểm tra theo định kỳ và đột xuất để đánh giá chất lượng thực hiện Pháp lệnh ở cơ sở.
- Cụ thể hóa các quyền dân chủ của nhân dân thành các quy định, quy chế cụ thể để thực hiện và giám sát. Đồng Thời, coi việc chỉ đạo xây dựng và thực hiện PLDC ở cơ sở là một trong những giải pháp chủ yếu để xây dựng Chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để nhân dân hiểu và thực hiện đầy đủ về quyền và nghĩa vụ công dân, có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Quan tâm thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Xây dựng chuyên mục hỏi đáp pháp luật về dân chủ, tăng cường tuyên truyền PLDC trên hệ thống thông tin đại chúng như báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, bản tin nội bộ về nội dung của PLDC. Phổ biến lồng ghép trong các buổi hội họp như hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt Đoàn, Hội. Sáng tác các tác phẩm văn học nghệ để ca ngợi những điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt PLDC, phê phán những hành vi, thái độ không phù hợp với những nội dung quy định trong PLDC. Niêm yết công khai những nội dung quy định trong PLDC ở cơ sở tại những nơi dễ nhìn thấy, nơi nhiều người qua lại, chữ viết rõ ràng để cán bộ, đảng viên và nhân dân dễ theo dõi, thực hiện.
3. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xem đây là tiêu chí để đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
- Tích cực nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để tham mưu với cấp uỷ Chính quyền để có những biện pháp giái quyết kịp thời nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị cùng cấp tăng cường lồng ghép tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Nâng cao vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở gắn thực hiện Pháp lệnh dân chủ với triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; MTTQ thực hiện cuộc vận động “Toàn dân, đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; Hội nông dân với phong trào “nông dân thi đua phát triển sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”; Hội phụ nữ với phong trào “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Đoàn thanh niên với phong trào “thanh niên lập thân, lập nghiệp”… và các cuộc vận động khác ở cơ sở do Trung ương và Tỉnh phát động.
Hàng năm MTTQ, các đoàn thể xây dựng kế hoạch lồng ghép việc tuyên truyền nội dung PLDC trong các hoạt động, công tác, trong sinh hoạt đoàn, hội ở cơ sở. Đồng thời lồng ghép tổ chức các Hội thi tìm hiểu PLDC ở cơ sở trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để họ hiểu rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Định kỳ tiến hành kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm và có sự chỉ đạo kịp thời, nêu những tấm gương người tốt, việc tốt; khen thưởng kịp thời cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện PLDC. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước có cơ chế xử lý những tập thể, cá nhân có những việc làm trái với pháp luật và thực hiện tốt PLDC ở cơ sở theo đúng pháp luật. Đồng thời tham mưu giúp cấp uỷ, Chính quyền có biện pháp điều chỉnh những nơi làm chưa tốt, nhân rộng điển hình những nơi thực hiện tốt.
4. Đối với Ban Chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Trong những năm qua, hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện PLDC tại cơ sở chưa đi vào nề nếp, còn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy trí tuệ, vai trò của mình trong việc chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện PLDC. Vì vậy, trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo thực hiện PLDC tại cơ sở cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo cần tinh gọn, không nặng về cơ cấu; cần chú ý tới chất lượng hoạt động. Ban Chỉ đạo cần có kinh phí để hoạt động.
- Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ đạo với cấp uỷ, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân, các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu phố tại các cụm dân cư trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh. Ban Chỉ đạo hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ tại địa phương.
Ban Chỉ đạo cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc chỉ đạo các đoàn thể, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trong việc thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
- Phát huy hơn nữa vai trò tham mưu cho cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; vai trò điều hoà, phối hợp các đơn vị, MTTQ, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Pháp lệnh dân chủ…
Ban Chỉ đạo với vai trò và nhiệm vụ của mình, tham mưu cho cấp uỷ có những chủ trương, giáp pháp khả thi, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; tập trung công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân…
Quan trọng nhất là Ban Chỉ đạo cần tham mưu cho cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân xây dựng được cơ chế phối hợp giữa Chính quyền, UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chính quyền coi việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại cơ sở là trách nhiệm của mình, là động lực tạo ổn định và phát triển mọi mặt cho địa phương. Từ đó nhân dân sẽ tích cực thực hiện quyền làm chủ của mình, tin tưởng và sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự quản lý điều hành của Chính quyền; tích cực giám sát những nội dung nhân dân được biết, được bàn, được quyết định và công việc khác của Chính quyền.
- Hàng năm, Ban Chỉ đạo tổ chức sơ, tổng kết những mô hình, những cách làm hay, biểu dương kịp thời những việc làm tốt đồng thời xử lý nghiêm hoặc kiến nghị với các cơ quan cơ thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ tại cơ sở.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện PLDC đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất với đảng uỷ những chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; lắng nghe ý kiến và giải quyết kịp thời những bức xúc của người dân.