Tổng hợp về tình hình dịch Tai xanh của các năm 2014 - 2016

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng rối loạn sinh sản, hô hấp ở lợn tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đánh giá hiệu lực của vắc xin trong phòng bệnh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Diễn biến tình hình dịch PRRS những năm qua

3.1.4. Tổng hợp về tình hình dịch Tai xanh của các năm 2014 - 2016

* Phạm vi xảy ra dịch và mức độ dịch Tai xanh của từng năm 2014 - 2016 So sánh về phạm vi và mức độ của dịch Tai xanh qua các năm 2014, 2015 và 2016 thu được kết quả ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. So sánh về phạm vi dịch, mức độ dịch Tai xanh các năm 2014 - 2016 Chỉ tiêu so sánh Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số huyện có dịch 9/10 7/10 8/10

Số xã có dịch 123/212 57/172 82/195

Số thôn có dịch 946 155 578

Số hộ có dịch 11.323 2.075 5.933

Số lợn mắc bệnh 84.725 19.723 63.794

Số con chết và tiêu huỷ 17.699 3.972 10.143

(Nguồn: Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh, các trạm huyện, thành phố và số liệu điều tra)

11.323

17.699

2.075

3.972

5.933

10.143

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số hộ có dịch Số con chết và tiêu huỷ

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh số hộ có dịch, số lợn chết và tiêu hủy từ năm 2014 - 2016

Qua bảng và biểu đồ 3.1. cho thấy, dịch PRRS xảy ra nặng nhất trong năm 2014, cả về phạm vi ổ dịch, số lợn mắc bệnh, số lợn chết và buộc phải tiêu hủy, dịch xảy ra 9/10 huyện, thành phố trong tỉnh với 11.323 hộ dân có lợn mắc bệnh Tai xanh của 946 thôn, bản thuộc 123/212 xã, phường, thị trấn với 84.725 con mắc bệnh, 17.699 con chết và buộc phải tiêu hủy (chiếm 20,89%), lớn hơn rất nhiều so với đợt dịch năm 2015 và 2016. Bắc Giang là tỉnh giáp Lạng Sơn, có đường quốc lộ 1A chạy qua, thuận lợi cho việc thông thương giữa tỉnh Bắc Giang, một số tỉnh trong khu vực với Lạng Sơn và phía Trung Quốc. Năm 2014 lại là năm, có sự chênh lệch lớn về giá lợn hơi giữa Việt Nam và Trung Quốc, giá lợn của Trung Quốc là 38.000-42.000 đồng/kg cao hơn tới 6 - 7 giá/kg, cộng với sự chệnh lệch về tỷ giá đồng tiền nên hàng ngày có rất nhiều xe lợn từ các tỉnh lân cân trong khu vực, vận chuyển qua để xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, trong đó có cả những xe lợn do chủ hàng tham rẻ nên đã mua lợn từ các ổ dịch Tai xanh. Địa hình lại có nhiều đường ngang ngõ tắt, vì vậy việc kiểm soát vận chuyển lợn vào địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, mà ngành thú y không kiểm soát hết được, do đó làm cho tình hình dịch bệnh của năm 2014 diễn ra trên phạm vi rộng và trầm trọng hơn hai đợt dịch trước. Tốc độ lây lan của dịch là rất cao, chỉ trong vòng 1 tháng dịch đã lây ra 123 xã thuộc 9/10 huyện, thành phố trong tỉnh.

Năm 2015, 2016 dịch xảy nhẹ hơn cả về quy mô tới số lượng gia súc mắc bệnh cụ thể:

Về quy mô: Số huyện, Số xã, số thôn, số hộ có dịch năm 2015 và năm 2016 giảm rất nhiều từ 123 xã năm 2014 xuống còn 57 và 82 xã vào các năm 2015 và 2016; giảm từ 946 thôn có dịch năm 2014 xuống còn 155 và 578 thôn có dịch vào năm 2015 và 2016; số hộ có dịch giảm từ 11.323 hộ năm 2014 xuống 2.075 và 5.933 hộ vào năm 2015 và 2016.

Về số lượng lợn mắc bệnh, chết tiêu hủy: Số lợn mắc bệnh giảm từ 84.725 con mắc xuống 19.723 và 63.794 con mắc vào năm 2015 và 2016; Số lợn chết tiêu hủy giảm rõ từ 17.699 con xuống 3.972 và 10.143 con vào các năm 2015 và 2016.

Có được kết quả trên theo chúng tôi là vì tỉnh Bắc Giang sau nhiều năm ứng phó với dịch Tai xanh đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và Bắc Giang cũng là tỉnh đầu tiên thực hiện điều trị cho lợn ốm nghi mắc bệnh Tai xanh.

Tỉnh đã mở nhiều lớp tập huấn về công tác phòng, chống, điều trị lợn mắc bệnh Tai xanh cho toàn chuyên ngành thú y từ huyện đến cơ sở. Thực hiện điều trị và kết quả điều trị tốt đã làm giảm số lượng gia súc chết và tiêu hủy trong hai năm trở lại đây. Kết quả này đã góp phần làm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi trong tỉnh và kinh phí cho Chính quyền trong việc tiêu hủy lợn mắc bệnh.

* Đặc điểm về thời gian và độ dài của các đợt dịch Tai xanh

Thời gian, độ dài của các ổ dịch liên quan đến tính chất mùa vụ của dịch từ đó liên quan đến việc đề xuất các biện pháp trong công tác phòng chông dịch.

Theo dõi qua 3 năm 2014, 2015 và 2016 kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Đặc điểm thời gian và độ dài của các đợt dịch Tai xanh

Năm Ngày xuất hiện ca bệnh đầu tiên

Ngày xuất hiện ca bệnh cuối cùng

Độ dài của dịch (Ngày)

2014 12/4/2014 13/6/2014 61

2015 15/2/2015 17/5/2015 92

2016 03/3/2016 18/6/2016 105

61

92 105

0 20 40 60 80 100 120

2014 2015 2016

Độ dài của dịch

Hình 3.2. Biểu đồ về độ dài của các đợt dịch Tai xanh

Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.2 cho thấy, dịch Tai xanh xảy ra trong ba năm ở Bắc Giang với thời điểm phát dịch vào tháng 2 - tháng 6, độ dài của các đợt dịch dao động từ 61-105 ngày. Khi thời tiết bất như: khí hậu lạnh, ẩm mưa phùn là điều kiện thuận lợn cho mầm bệnh phát triển; đây cũng là thời điểm thường xảy ra dịch Tai xanh ở các tỉnh miền Bắc nước ta, điều này phù hợp với nghiên cứu của (Nguyễn Văn Tiến, 2011)[18], khi tổng hợp về tình hình dịch lợn Tai xanh ở Việt Nam cho thấy, thời gian xảy ra dịch Tai xanh ở miền Bắc thường từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Năm 2014, dịch xảy ra ở 9/10 huyện, thành phố, đây là năm mà quá trình phòng chống dịch của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và người dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn, việc phát hiện, báo cáo dịch còn chậm, người chăn nuôi và đội ngũ thú y cơ sở tồn tại tâm lý chủ quan và do năm 2014 đàn lợn không được tiêm vắc xin phòng chống bệnh nên dịch bệnh xảy ra trầm trọng, ồ ạt trong thời gian ngắn với độ dài của dịch là 61 ngày.

Trong các năm 2015 và 2016 qua những kinh nghiệm có được từ đợt dịch năm 2014, ngay từ đầu năm tỉnh Bắc Giang đã triển khai các biện pháp chuyên môn phòng chống dịch Tai xanh trên địa bàn toàn tỉnh như tổ chức tập huấn về phòng chống PRRS cho đội ngũ thú y cơ sở và người chăn nuôi, triển khai tiêm phòng vắc xin phòng PRRS, vắc xin phòng một số bệnh đỏ ở lợn;

kết hợp tham mưu với chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền cho người dân hiểu được về mức độ nguy hại của dịch Tai xanh, đối với chăn nuôi lợn để mọi người dân có ý thức, nâng cao trách nhiệm và chủ động trong phòng chống dịch.

Việc thực hiện nghiêm túc, chủ động các biện pháp phòng chống dịch đồng bộ, tích cực nên các ổ dịch xảy ra lẻ tẻ rải rác thời gian dịch xảy ra kéo dài hơn lần lượt là 92 và 105 ngày. Trong các năm 2015 và 2016 xuất hiện nhiều ca bệnh lẻ tẻ nhưng hệ thống thú y đã phát hiện kịp thời, điều trị tích cực nên đã giảm số lượng lợn chết và tiêu hủy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng rối loạn sinh sản, hô hấp ở lợn tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đánh giá hiệu lực của vắc xin trong phòng bệnh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)