Kết quả xác định một số nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng rối loạn sinh sản, hô hấp ở lợn tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đánh giá hiệu lực của vắc xin trong phòng bệnh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Kết quả xác định một số nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh

Với 650 hộ có lợn mắc bệnh và 300 hộ không có lợn mắc bệnh trong cùng điều kiện thời gian, nghiên cứu bệnh chứng để tìm ra một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh trên địa bàn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả xác định một số yếu tổ nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh Tai xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

TT Yếu tố Hộ

có dịch

Hộ không

có dịch Tổng Tỷ suất chênh OR

Chitest (P-Value)

1

Mua con giống từ nơi khác

Không tự túc được con giống (3) 453 66 519

4,67 1,33E-20

Tự túc con giống 197 134 331

Tổng 650 200 850

2

Chuồng nuôi gần đường giao thông (5) 412 81 493

2,54 9,80E-09

Chuồng nuôi không gần đường giao thông 238 119 357

Tổng 650 200 850

3

Mua lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc (1) 527 70 597

7,95 1,19E-35

Không Mua lợn sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc 123 130 253

Tổng 650 200 850

4

Thương lái đến thăm hỏi mua lợn khi có dịch (4) 491 82 573

4,44 8,00E-20

Không có thương lái đến thăm hỏi mua lợn 159 118 277

Tổng 650 200 850

TT Yếu tố Hộ

có dịch Hộ không

có dịch Tổng Tỷ suất chênh OR

Chitest (P-Value)

5

Không Tiêm phòng đầy đủ 4 bệnh đỏ (6) 351 77 428

1,88 1,26E-04

Tiêm phòng đầy đủ 4 bệnh đỏ 299 123 422

Tổng 650 200 850

6

Không vệ sinh tiêu độc định kỳ (2) 385 37 422

6,4 7,16E-24

Tiêu độc định kỳ 265 163 428

Tổng 650 200 850

Con giống là yếu tố giúp cho việc chăn nuôi an toàn, sạch bệnh, năng suất và chất lượng. Kết quả phân tích số liệu nhằm đánh giá sự liên quan giữa yếu tố không tự sản xuất được con giống với việc phát sinh và lây lan dịch bệnh. Ở bảng cho thấy chỉ số OR=4,67>1. Như vậy, mua giống từ nơi khác về làm tăng nguy cơ mắc dịch bệnh Tai xanh cao hơn 4,67 lần so với tự sản xuất được con giống (P = 1,33E-20).

Vị trí chuồng nuôi cũng rất quan trọng vì: vị trí xa khu dân cư, đường giao thông, xa chợ, nơi giết mổ động vật sẽ ngăn ngừa việc tiếp xúc của vật nuôi với mầm bệnh, tránh làm phát tán mầm bệnh. Với kết quả trình bày tại bảng thì các hộ gần đường giao thông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2,54 lần so với các hộ không gần đường giao thông (với P=9,80E-09).

Việc kiểm dịch xuất tỉnh, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được hệ thống thú y duy trì nhằm kiểm soát nguồn dịch. Qua thực tế công tác phòng chống dịch tại các địa phương có dịch, việc bán chạy, mua bán giết mổ lợn bệnh bừa bãi, không kiểm soát là nguyên nhân làm phát sinh và lây lan dịch bệnh trên địa bàn, điều này được kiểm chứng qua kết quả phân tích về yếu tố nhập lợn sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc cho tỷ suất chênh OR = 7,95; tức việc nhập lợn, sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn 7,95 lần so với việc không nhập (P = 1,19E-35).

Hàng năm Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Giang đều tham mưu UBND tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi; theo đó việc tiêm phòng sẽ tiến hành 02 đợt chính trong năm (tháng 3-4 và tháng 9-10), định kỳ tiêm bổ sung. Kết quả đánh giá liên quan giữa việc thực hiện tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh đỏ so với các hộ không tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh đỏ của lợn có nguy cơ mắc bệnh Tai xanh cao gấp 1.88 lần.

Vệ sinh tiêu độc khử trùng là biện pháp nhằm tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường. Theo khuyến cáo của Cục Thú y về các biện pháp phòng chống, dịch bệnh Tai xanh ở lợn thì vi rút gây bệnh Tai xanh dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại hóa chất thông thường. Do vậy, việc sử dụng hóa chất, chất sát trùng trong vệ sinh chuồng trại là một trong những biện pháp hữu hiệu hạn chế phát

sinh và lây lan dịch bệnh truyền nhiễm. Kết quả bảng 3.14 cho thấy các hộ không sử dụng hóa chất sát trùng trong vệ sinh chuồng trại, khu chăn nuôi định kỳ có nguy cơ mắc bệnh Tai xanh cao hơn 6.4 lần so với hộ vệ sinh tiêu độc định kỳ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của Hội chứng rối loạn sinh sản, hô hấp ở lợn tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đánh giá hiệu lực của vắc xin trong phòng bệnh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)