Hiệu suất đối kháng và khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm ở thời điểm 6 NSTN

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN VI KHUẨN VÙNG rễ THUỘC CHI BACILLUS đối KHÁNG với nấm FUSARIUM OXYSPORUM gây BỆNH héo VÀNG THỐI củ GỪNG TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 50 - 53)

3.3 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng đối kháng giữa các chủng vi khuẩn có triển vọng với 3 loài nấm Fusarium oxysporum gây bệnh trên gừng

3.3.2 Hiệu suất đối kháng và khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm ở thời điểm 6 NSTN

Ở thời điểm 6 NSTN (Bảng 3.6) thì hiệu suất đối kháng của các chủng vi khuẩn tương đối tăng cao và so với đối chứng thì khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%, trong đó chủng Tt8.5t cho hiệu suất đối kháng cao nhất (59,84%). Chủng PGPR1, PGPR6, PGPR14, PGPR17 cũng cho biểu hiện vượt trội nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với chủng Tt7.4e, Tt7.6et; 6 chủng này có hiệu suất đối kháng lần lượt là 52,61%, 54,33 %, 52,37%, 53,82%, 50,72% và 49,77%. Theo Soytong thì 6 chủng này có hiệu suất đối kháng ở mức trung bình và 11 chủng vi khuẩn còn lại có hiệu suất đối kháng ở cấp độ thấp với hiệu suất từ 41,21%-49,77%.

Giữa các dòng nấm gây bệnh đều biểu hiện khả năng bị ức chế có khác nhau, dòng FO2 tiếp tục biểu hiện là dòng bị tác động rõ rệt nhất.

Bảng 3.6 Hiệu suất đối kháng (%) của các chủng vi khuẩn triển vọng với 3 loại nấm F.

oxysporum trên môi trường PDAP ở thời điểm 6 ngày sau thí nghiệm (NSTN)

Vào cùng thời điểm (bảng 3.7) khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty biểu hiện bằng bán kính vành khăn vô khuẩn cao nhất ở chủng Tt8.5t (8,67 mm) và khác biệt có ý nghĩa với các chủng còn lại. Chủng Tt7.2et và Tt7.5et có bán kính vành khăn vô khuẩn cao 4,47 mm và 4,93 mm. Như vậy có 3 chủng có bán kính vành khăn vô khuẩn ở cấp độ 4 là Tt7.2et, Tt7.5et, Tt8.5t, có 1 chủng là Tt5.9 có bán vành khăn vô khuẩn ở khoảng cấp độ 3-4; 13 chủng vi khuẩn còn lại có bán kính vành khăn vô

Nấm gây bệnh (A) Vi khuẩn đối

kháng (B) FO1 FO2 FO3 Trung bình (B)

Tt 5.5e 45,39 cd 49,13 def 39,40 fg 44,64 DE Tt5.7et 42,14 cd 45,30 ef 36,19 g 41,21 E Tt5.9 44,19 cd 46,53 def 40,33 efg 43,68 DE Tt6.1et 40,16 d 52,54 b-e 40,16 efg 44,29 DE Tt6.2 32,12 e 51,34 b-f 42,21 c-g 41,89 E Tt7.1e 42,46 cd 53,08 b-e 46,75 b-f 47,43 CD Tt7.2et 44,10 cd 44,16 f 44,84 b-f 44,37 DE Tt7.4e 49,93 bc 49,57 c-f 52,66 b 50,72 BC Tt7.5et 45,30 cd 50,37 b-f 45,25 b-f 46,97 CD Tt7.6et 49,17 bc 47,81 def 52,33 b 49,77 BC Tt 8.1 t 48,62 bc 44,06 f 48,73 bcd 47,14 CD Tt8.5t 65,12 a 53,29 b-e 61,10 a 59,84 A PGPR1 48,68 bc 61,96 a 47,17 b-f 52,61 B PGPR6 56,57 b 58,44 ab 47,97 b-e 54,33 B PGPR14 55,38 b 54,49 a-d 47,23 b-f 52,37 B PGPR17 53,88 b 57,70 abc 49,88 bc 53,82 B PGPR31 42,55 cd 45,80 ef 40,53 d-g 42,96 DE ĐC 0,00 f 0,00 g 0,00 h 0,00 F Trung bình

(A) 44,764 B 48,088 A 43,485 B CV (%) = 7.79%

Ý nghĩa F tính: F(A)= **; F(B)= **; F(A*B) = **

Giá trị LSD5% (A*B) = 15.39

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan.

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

- Số liệu được chuyển sang asin x khi phân tích thống kê.

khuẩn ở cấp độ 3, tuy nhiên chủng PGPR31 đã giảm tác động ức chế và khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng. Mức tác động giữa các dòng nấm cũng thể hiện khả năng bị ức chế có khác nhau, cao nhất là dòng FO2 (3,6 mm).

Bảng 3.7 Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm) của các chủng vi khuẩn triển vọng với nấm F. oxysporum trên môi trường PDAP ở thời điểm 6 ngày sau thí nghiệm (NSTN)

Nấm gây bệnh (A) Vi khuẩn đối

kháng (B) FO1 FO2 FO3 Trung bình (B)

Tt 5.5e 2,4 cd 4,4 bcd 0,0 d 2,27 DE Tt5.7et 2,0 cd 3,2 bcd 1,6 cd 2,27 DE Tt5.9 3,4 bcd 4,0 bcd 4,4 bcd 3,93 C Tt6.1et 1,8 cd 3,2 bcd 1,8 cd 2,27 DE Tt6.2 1,6 cd 3,6 bcd 2,8 bcd 2,67 D Tt7.1e 3,2 bcd 3,4 bcd 1,6 cd 2,73 D Tt7.2et 5,0 abc 5,2 abc 3,2 bcd 4,47 BC Tt7.4e 0,4 d 1,8 cd 0,0 d 0,73 GH Tt7.5et 5,2 abc 7,0 ab 2,6 cd 4,93 B Tt7.6et 2,0 cd 2,0 cd 0,0 d 1,33 EFG Tt 8.1 t 2,8 cd 3,6 bcd 1,4 cd 2,60 D Tt8.5t 8,8 a 8,8 a 8,4 a 8,67 A PGPR1 1,4 cd 2,6 cd 0,4 d 1,47 EFG PGPR6 2,4 cd 2,4 cd 0,4 d 1,73 DEF PGPR14 0,4 d 2,6 cd 0,0 d 1,00 FG PGPR17 1,8 cd 5,0 abc 1,0 cd 2,60 D PGPR31 0,0 d 2,0 cd 0,0 d 0,67 GH ĐC 0,0 d 0,0 d 0,0 d 0,00 H Trung bình

(A) 2,48 B 3,60 A 1,64 C CV (%) = 24.44%

Ý nghĩa F tính: F(A)= **; F(B)= **; F(A*B) = **

Giá trị LSD5% (A*B) = 3.412

Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan.

- ** khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

- Số liệu được chuyển sang x0,5 khi phân tích thống kê.

Qua bảng 3.6 và 3.7 cho thấy chủng Tt8.5t vừa có hiệu suất đối kháng và bán kính vô khuẩn cao. Bên cạnh đó có một số chủng không duy trì được khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm F. oxysporum.

Các chủng PGPR14, PGPR31, Tt7.4e tuy có bán kính vành khăn vô khuẩn nhỏ nhưng có hiệu suất đối kháng cao cho thấy các chủng vi khuẩn đối kháng theo cơ chế tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. Các chủng này có thể không có hoặc có khả năng tổng hợp các chất trao đổi chống lại mầm bệnh nhưng không lan rộng ra môi trường (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2008).

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN VI KHUẨN VÙNG rễ THUỘC CHI BACILLUS đối KHÁNG với nấm FUSARIUM OXYSPORUM gây BỆNH héo VÀNG THỐI củ GỪNG TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)