CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5 SÂU ĐỤC TRÁI CAM QUÝT (Citripestis Sagittiferella)
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc cho biết: Ở nước ta, trước đây loài sâu này đã được ghi nhận xuất hiện lẻ tẻ trên một số vườn bưởi thuộc tỉnh Khánh Hòa và hoàn toàn không ghi nhận sự hiện diện của loài này tại vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, đến giữa tháng 10/2011, sâu đục trái đã được phát hiện đồng loạt trên nhiều vườn tại nhiều tỉnh ĐBSCL... và ngày càng bùng phát mạnh. Chỉ tính riêng ở huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số 1.653 ha bưởi thì có đến 1.600 ha bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái bưởi; trong đó 400 ha bị thiệt hại từ 40- 60%. Không riêng gì ở nước ta, loài sâu gây hại đã từng xuất hiện trên nhiều vùng cây ăn quả ở Châu Á như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia. Tại Malaysia, sâu đã được ghi nhận như là loài gây hại chính yếu trên các loại cây có múi (Trích dẫn báo Nông Nghiệp Việt Nam).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh thì đây là lần đầu tiên đối tượng này xuất hiện trên cây có múi ở Việt Nam. Đây là một đối tượng rất nguy hiểm, bởi vì sâu này tấn công rất sớm từ khi trái bằng trái chanh cho tới khi thu hoạch, sâu này tấn công vào vỏ trái tới trong thịt trái, trên đường đục trái của nó sẽ tạo cơ hội cho nấm bệnh và con ruồi đục trái tấn công thêm làm cho những trái này bị rụng hàng loạt. Do tấn công sớm và kéo dài từ lúc 1 tháng tuổi cho tới khi thu hoạch nên thiệt hại do đối tượng này gây ra rất nghiêm trọng (Trích dẫn Báo Đài Truyền Hình Sóc Trăng).
Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam cho rằng tập quán canh tác hiện nay của nhà vườn là cho bưởi có trái gần như quanh năm, cùng một thời điểm trong vườn có nhiều lứa trái từ mới đậu trái đến thu hoạch. Do vậy, sâu luôn luôn có đầy đủ thức ăn, và lưu tồn để nhân nhanh mật số và lây lan. Trong một vườn có nhiều lứa sâu cùng xuất hiện, có sự hiện diện của đủ 4 pha phát dục của sâu: bướm, trứng, sâu và nhộng.
Theo Vũ Bá Quan cho rằng đối với nhộng trong đất thì nên vệ sinh vườn thường xuyên để hạn chế sâu có nơi làm nhộng; nếu có điều kiện thì chúng ta sẽ rãi thuốc lưu dẫn trong vườn, rồi tưới ẩm để thuốc lan ra thì cũng có thể giết được nhộng, ngoài ra nếu có điều kiện cho ngập nước khoảng 12 tiếng đồng hồ thì cũng
hạn chế được nhộng; còn đối với sâu non quan trọng nhất là phải xác định được thời điểm chuẩn bị nở hoặc mới nở thì việc phun thuốc sẽ đạt hiệu quả cao nhất, phun đồng loạt tại nhiều khu vực để tránh đi sự tái nhiễm thu lượm những trái bị rụng và tiêu hủy đúng cách (Trích dẫn Báo Đài Truyền Hình Sóc Trăng).
1.5.2 Sâu đục trái (Citripestis Sagittiferella)
Nghành: Arthropoda
Lớp: Insecta
Bộ:Lepidoptera
Họ: Pyralidae
Bướm rất nhỏ, trên cánh trước có những vệt màu đậm dọc theo gân cánh.
Bướm nhỏ, có dạng hẹp và dài do cánh xếp dọc thân mình, dài khoảng 10-12mm, khi đậu đầu hơi nhô cao và có 2 râu sờ trước mũi. Sải cánh rộng từ 2-3 mm. Cánh trước màu xám nâu, cánh sau màu trắng. Bướm bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hoá 2 ngày, bướm sống được khoảng 7 ngày. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 2-20 cái ở nửa dưới của trái non; khi mật số bướm cao hoặc khi cây không có trái non thì chúng cũng đẻ trên trái già. Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày. Ấu trùng mới nở màu đỏ cam, lớn hoàn toàn màu hồng đậm, thân dài khoảng 20 mm. Ấu trùng phát triển trong thời gian từ 9-15 ngày. Nhộng được hình thành dưới đất và phát triển trong thời gian từ 7-12 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
Bướm thường đẻ trứng rải rác trên vỏ trái từ khi trái được khoảng 1-1,5 tháng tuổi (đường kính trái từ 2-3 cm trở lên) đến khi thu hoạch. Vừa nở ấu trùng đục ngay vào vỏ trái, ăn vỏ trái và ăn dần vào bên trong múi, nhất là trên trái bưởi.
Lớn đủ sức ấu trùng chui ra khỏi trái và buông mình xuống đất làm nhộng, sâu nhả tơ kết các hạt đất tơi mịn và mảnh vụn hữu cơ làm thành kén để kén bảo vệ. Do quá trình đục vào bên trong gây vết thương cho trái nên nấm bệnh, ruồi/giòi xâm nhập vào đường đục làm cho trái bị hư và rụng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
Sử dụng riêng lẻ và luân phiên một trong các loại thuốc nhóm Pyrethroid (Cúc tổng hợp) như Cypermethrin, Permethrin, Alpha-cypermethrin, Deltamethrin
để phun; phối hợp thuốc thuộc nhóm Pyrethroid với nhóm Lân hữu cơ hoặc với dầu khoáng để tăng tính hiệu quả và hạn chế tính kháng thuốc của sâu. Tuy nhiên, về lâu dài cần có các thí nghiệm để tìm ra loại thuốc chuyên trị đối với sâu và ít độc đối với thiên địch và môi trường.Trước khi phun thuốc, nên thu gom tất cả các trái bị đục (mà sâu đã trốn sâu ở trong trái) dù trái đã rụng hay còn trên cây, đem hủy bằng cách đào hố chôn hoặc cho vào bao nylon cột kín lại để diệt sâu còn ở bên trong. Phòng trừ bằng các biện pháp sinh học như sử dụng thiên địch, pheromone, nấm xanh (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
CHƯƠNG 2