CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ BỘC PHÁT SÂU ĐỤC TRÁI

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác có LIÊN QUAN đến TÌNH HÌNH sâu đục TRÁI (citripestis sagittiferella) gây hại TRÊN cây có múi tại TỈNH hậu GIANG (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ MỘT SỐ KỸ THUẬT CANH TÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ BỘC PHÁT SÂU ĐỤC TRÁI

3.1.2 CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ BỘC PHÁT SÂU ĐỤC TRÁI

Bảng 3.4 Mối liên quan giữa cây trồng trong vườn và tình hình sâu đục trái tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.

Số vườn có sâu đục trái gây hại Cây Trồng

Không Tổng cộng

Chuyên canh bưởi 11 1 12

Chuyên canh cam sành 7 0 7

Bưởi + Cam 13 43 56

Đa canh 0 6 6

Tổng cộng 31 50 81

Qua kết quả bảng 3.4 cho thấy, trong 56 vườn xen canh bưởi và cam có tới 43 vườn bị sâu đục trái (chiếm 76,8%), 13 vườn không bị sâu đục trái (chiếm 23,2%), 100% vườn đa canh bị sâu đục trái gây hại (6 vườn điều tra). Các vườn chuyên canh cam sành thì chưa thấy có sâu đục trái gây hại, còn các vườn chuyên canh bưởi sâu đục trái gây hại khoảng 8,3% (1/12 vườn điều tra). Như vậy, qua kết quả bảng 3.4 cho thấy sâu đục trái đa phần gây hại ở các vườn xen canh và đa canh, ít hoặc không gây hại ở các vườn chuyên canh, có thể do việc trồng xen các cây ký chủ trong cùng một vườn, nên tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đục trái gây hại nặng.

3.1.2.2 Phân bón

Qua kết quả hình 3.2 cho thấy, nông hộ có thời gian bón phân cho vườn từ 1tháng/lần (chiếm 33,3%), số nông hộ có thời gian bón phân từ 2-3tháng/lần (chiếm 66,7%). Ở những vườn bón phân 1 tháng/lần thì sâu đục trái ít gây hại, do chủ vườn chăm sóc thường xuyên hoặc nếu có bị sâu đục trái thì cũng ở mức độ thấp hơn so với vườn bón phân 2-3 tháng/lần, ở những vườn bón phân 2-3 tháng/lần thì sâu đục trái thường gây hại và thiệt hại nặng hơn được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5 Mối liên quan giữa thời gian bón phân và tình hình sâu đục trái trên vườn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.

Số vườn có sâu đục trái gây hại Thời gian bón

phân Không Tổng cộng

1 tháng/lần 22 5 27

2 tháng/lần 8 21 29

3 tháng/lần 1 24 25

Tổng cộng 31 50 81

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, ở những vườn bón phân 1 tháng/lần tổng cộng có 27 vườn trong đó có 22 vườn không bị sâu đục trái (chiếm 81,5%), 5 vườn bị sâu đục trái gây hại chiếm (18,5%). Các vườn bón phân 2-3 tháng/lần tổng cộng có 54 vườn trong đó có 9 vườn không bị sâu đục trái (chiếm 17%), 45 vườn còn lại bị sâu đục trái gây hại (chiếm 83%).

Qua kết quả điều tra về loại phân bón sử dụng, cho thấy có tới 63% nông hộ sử dụng là phân Urê kết hợp với phân NPK (Đầu Trâu, Con Cò) để bón cho cây

Hình 3.2 Tỷ lệ (%) thời gian bón phân tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.

33.30%

35.80%

30.90%

28.00%

29.00%

30.00%

31.00%

32.00%

33.00%

34.00%

35.00%

36.00%

1

1 tháng/lần 2 tháng/lần 3 tháng/lần

Phần trăm (%) thời gian bón phân

định kỳ 1-3 tháng/lần khi cây nuôi trái, có rất ít các nông hộ sử dụng phân hữu cơ, vi sinh được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Tỷ lệ (%) loại phân được sử dụng khi cây nuôi trái ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.

Các loại phân sử dụng khi cây

mang trái Số vườn sử dụng Tỷ lệ phần trăm(%)

Urê + DAP 8 9,9

U rê + Đầu Trâu 27 33,3

Urê + Con Cò 24 29,6

Urê + NPK + Vi Sinh 13 16

Urê + DAP + Hữu Cơ 5 6,2

Urê + Lio Thái 4 4,9

Tổng cộng 81 100

Tuy nhiên, qua quá trình điều tra chưa thấy các loại phân bón ảnh hưởng đến tình hình sâu đục trái, mà là do thời gian bón phân và chăm sóc vườn, những vườn 2-3 tháng bón phân một lần thì dễ bị sâu đục trái gây hại hơn.

3.1.2.3 Quản lý sâu hại bằng biện pháp hóa học

Qua kết quả điều tra nông hộ cho thấy nông hộ chủ yếu sử dụng thuốc trừ sâu thuộc các nhóm hoạt chất: Gốc cúc (Cypermethrin) và Sinh học (Abamectin) trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.7 Tỷ lệ (%) hoạt chất thuốc sâu nông hộ sử dụng trước khi có dịch sâu đục trái tại huyên Châu Thành, tỉnh hậu Giang, 2012.

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, đa số nông hộ đều có sử dụng 2 loại hoạt chất thuốc là Cypermethrin và Abamectin để phòng trừ sâu hại trên vườn, đa phần trong số đó sử dụng kết hợp 2 hoạt chất trên với hoạt chất khác (Carbosufan…) nhằm làm tăng hiệu quả phòng trừ sâu hại, thời điểm phun thuốc tùy theo cách canh tác của nông dân được trình bày ở hình 3.3.

Hoạt chất thuốc sâu nông hộ sử dụng Tỷ lệ (%) nông hộ sử dụng

Cypermethrin 14,8%

Abamectin 11,1%

Abamectin+ Carbosufan (Marshal 200SC) 30,9%

Cypermethrin + Carbosufan (Marshal 200SC) 43,2%

Qua kết quả hình 3.3 cho thấy, có 86,4% nông hộ phun thuốc hóa học để ngừa sâu đục vỏ trái ở một tháng sau khi đậu trái (nông dân gọi là hiện tượng “Nu trái”), 12,3% phun định kỳ 10-20 ngày/lần, 1,2% phun khi vườn xuất hiện sâu hại.

Như vậy, do đa số nông hộ phun thuốc ngừa sâu đục vỏ trái ở một tháng đầu tiên khi đậu trái rồi ngưng phun thuốc nên sâu đục trái có điều kiện phát triển và gây hại ở giai đoạn sau được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa cách quản lý sâu hại của nông hộ và tình hình sâu đục trái tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.

Số vườn có sâu đục trái gây hại Cách quản lý sâu hại trong vườn

Không

Tổng cộng Phun ngừa sâu đục vỏ trái trong một

tháng đầu khi đậu trái

4 47 51

Phun thuốc định kỳ 10-20 ngày/lần 27 1 28

Phun thuốc khi vườn có sâu hại 0 2 2

Tổng cộng 31 50 81

Qua kết quả bảng 3.8 cho thấy, trong 51 vườn phun ngừa sâu đục vỏ trái ở thời điểm một tháng đầu sau khi đậu trái thì có tới 47 vườn bị sâu đục trái gây hại (chiếm 92,2%), các vườn phun thuốc định kỳ từ 10-20 ngày/lần thì tỷ lệ sâu đục trái gây hại thấp: trong 28 vườn thì chỉ có 1 vườn bị sâu đục trái gây hại (chiếm 3,6%).

86.40%

12.30% 1.20%

Phun ngừa sâu đục vỏ trái trong một tháng đầu khi tượng trái.

Phun khi vườn xuất hiện sâu hại.

Phun định kỳ 10-20 ngày/lần.

Hình 3.3 Thời điểm phun thuốc hóa học của nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, 2012.

Như vậy, ở các vườn phun thuốc định kỳ 10-20 ngày/lần do nông hộ chăm sóc vườn thường xuyên, phun ngừa sâu hại định kỳ do đó sâu đục trái không có điều kiện sinh sản và phát triển mạnh.

3.1.2.4 Giai đoạn trái trong vườn

Kết quả điều tra cho thấy có 100% vườn cho trái quanh năm, trong vườn có đủ mọi lứa trái sẽ tạo điều kiện cho sâu đục trái sinh sản và phát triển mạnh. Theo báo nông nghiệp Việt Nam cho rằng tập quán canh tác hiện nay của nhà vườn là cho bưởi có trái gần như quanh năm, cùng một thời điểm trong vườn có nhiều lứa trái từ mới đậu trái đến thu hoạch. Do vậy, sâu luôn luôn có đầy đủ thức ăn, và lưu tồn để nhân nhanh mật số và lây lan. Trong một vườn có nhiều lứa sâu cùng xuất hiện, có sự hiện diện của đủ 4 pha phát dục của sâu: bướm, trứng, sâu và nhộng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH tác có LIÊN QUAN đến TÌNH HÌNH sâu đục TRÁI (citripestis sagittiferella) gây hại TRÊN cây có múi tại TỈNH hậu GIANG (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)