CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.6 ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI THỰC VẬT DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM14
Cỏ cứt heo còn được gọi là cỏ cứt lợn, ngũ sắc, ngũ vị, bù xích,… Có tên khoa học là Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
* Đặc điểm hình thái
Cỏ cứt heo thuộc nhóm cây thân thảo, là cỏ hằng niên, cao 25 - 50cm, phân cành nhiều. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc tam giác, đầu nhọn, dài 2 - 10cm, rộng 0,5 - 5cm (hình 1.4). Mép có răng tròn, mặt dưới rất nhạt, 3 gân tỏa từ gốc lá, hai mặt là đều có lông mịn, vò lá có mùi đặc biệt. Cụm hoa hình đầu xếp thành ngù ở ngọn thân hoặc đầu cành, cuống cụm hoa có lông mềm, tổng bao hình đầu gồm những lá bắc xếp thành 2 dãy, đầu nhỏ chứa toàn hoa hình ống bé và đều nhau, tràng ngắn có 5 thùy tam giác, màu lam
nhạt, tím hoặc trắng, nhụy 5. Quả bế màu đen, có 5 sóng dọc (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
Hình 1.4 Cỏ Cứt heo (Ageratum conyzoides L.)
* Phân bố
Cỏ cứt heo có nguồn gốc từ châu Mỹ, sau phát tán ra khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở châu Á, cỏ mọc phổ biến ở vùng Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia… (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
Ở Việt Nam, cỏ cứt heo là loài cỏ dại rất quen thuộc phân bố khắp nơi từ vùng núi cao đến vùng trung du và cả đồng bằng (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Mọc phổ biến ở dọc đường, đất trồng trọt, đất hoang hóa, đồn điền và đồng cỏ (Dương Văn Chín và Hoàng Anh Cung, 2000).
* Sinh thái
Cỏ cứt heo thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng. Hằng năm cây con mọc từ hạt thường thấy vào giữa mùa xuân, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, có hoa quả vào mùa thu, sau đó tàn lụi (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
* Thành phần hóa học
Cỏ cứt heo chứa 0,7 - 2% tinh dầu, các thành phần như: carotenoid, phytosterol, tannin, đường khử, saponin, hợp chất uronic đều ít. Hàm lượng saponin thô trong thân lá (tính theo được liệu khô kiệt) là 4,7%. Tinh dầu trong cỏ cứt heo hơi sánh đạc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Chỉ số acid 4,5, chỉ số ester 252 - 254, αD từ -308 đến -503. Thành phần bao gồm ageratochromen, 6-demethoxyagertochromen và β-caryophelen chiếm 77% trong các thành phần trong tinh dầu (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
* Công dụng
Cây có vị đắng, mát. Trong y học cổ truyền, cỏ được sử dụng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng. Ngoài ra còn có tác dụng chữa mụn nhọt, ngứa lỡ, các chấn thương chảy máu (Võ Văn Chi, 2003). Người ta còn dùng cỏ cứt heo để chữa rong huyết sau khi sinh, hoặc kết hợp với bồ kết để gội đầu cho thơm, trị gàu và trơn tóc (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Cỏ cứt heo còn có tác dụng trị lậu, phong đòn gánh, trị nọc rắn và giúp tiêu hóa tốt (Phạm Hoàng Hộ, 2000).
1.6.2 Cỏ hôi
Cỏ hôi còn có các tên khác như: cỏ lào, bạch yên, cây cộng sản… Có tên khoa học là Eupatorium odoratum L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
* Đặc điểm hình thái
Là cỏ lá rộng, đa niên, mọc thẳng đứng thành bụi. Thân tròn, màu rất nhạt, có rãnh và lông nhỏ
16
vát, đầu nhọn, mép có răng cưa to (hình 1.5), vò ra có mùi hăng hắc, hai mặt lá cùng màu, có lông mịn, dày hơn ở mặt dưới, gân chính 3, cuống lá dài 1 - 2cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành tạo thành ngù kép gồm nhiều hoa có mùi thơm, tụ hợp thành hình đầu dài khoảng 1cm, màu vàng lục, lá bắc xếp thành 3 - 4 hàng, hơi có lông, màu hồng, có sợi đều, tràng hoa loe dần từ gốc, bao phấn không có tai. Quả bế hình thoi, có 5 cạnh, có lông (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
* Phân bố
Có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Ở Việt Nam, cỏ phát tán vào miền nam từ năm 1947. Cỏ phổ biến khắp nơi, từ vùng trung du, miền núi đến vùng đồng bằng. Đặc biệt mọc nhiều ở những vùng đất hoang hóa (Phạm Hoàng Hộ, 2000).
* Sinh thái
Cỏ phát tán hoang dại, mọc rất khỏe, phát triển rất nhanh chóng trong mùa mưa, khả năng tái sinh mạnh (Võ Văn Chi, 2003). Cỏ ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống trên mọi loại đất, mọc tương đối tập trung trên diện tích lớn ở đồi, nhất là đất nương rẫy đã bỏ hoang. Chúng ra hoa và kết quả nhiều hằng năm lại phát tán nhờ gió nên có khả năng chiếm lĩnh và mở rộng vùng phân bố cực nhanh (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
* Thành phần hóa học
Cỏ hôi có chứa tinh dầu, tannin, flavonoid, coumarin, alkaloid… Ngoài ra, trong lá cỏ hôi còn chứa acid anisic, isosakura, netin, odoratin, kaempferol, sakuranetin, tamarixetin, salvigerin, 7-methylisocuranetin, 4’,5-dihydroxy-3’, 7-dimethylflavon và epoxylupeol (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
* Công dụng
Lá cỏ có thể được dùng để cầm máu, chữa bệnh lỵ cấp tính và tiêu chảy ở trẻ em, chữa bệnh viêm đại tràng, đau nhức xương, viêm răng, ghẻ lỡ... Cỏ hôi cũng có thể dùng làm phân xanh, có tác dụng diệt cỏ và làm giảm tuyến trùng trong đất (Võ Văn Chi, 2003).
Ngoài ra, cỏ hôi còn có khả năng ức chế sự sinh trưởng in vitro của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương như tụ cầu khuẩn vàng, Proteus, trực khuẩn mủ xanh (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
CHƯƠNG 2