CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.2 KHẢ NĂNG HẠN CHẾ BỆNH CỦA DỊCH TRÍCH THỰC VẬT
3.2.3 Khả năng hạn chế bệnh cháy bìa lá
Tương tự như bệnh đạo ôn, tỉ lệ bệnh cháy bìa lá ở thời điểm 40 NSKS ghi nhận được là rất thấp (tất cả các nghiệm thức đều thấp hơn 0,1%) nên số liệu không được thể hiện. Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, ở thời điểm 50 và 70 NSKS, tỉ lệ bệnh của hai nghiệm thức xử lí với dịch trích cỏ cứt heo, cỏ hôi và nghiệm thức xử lí theo nông dân là tương đương nhau và không khác biệt, đồng thời tỉ lệ bệnh của cả ba nghiệm thức này đều thấp hơn và khác biệt so với đối chứng. Ở cả hai thời điểm quan sát, tỉ lệ bệnh cháy bìa lá của nghiệm thức đối chứng luôn là cao nhất, lần lượt là 0,94% ở thời điểm 55 NSKS và 3,81% ở thời điểm 70 NSKS.
Bảng 3.6 Tỉ lệ bệnh cháy bìa lá
Tỉ lệ bệnh (%) qua các thời điểm Nghiệm thức
55 NSKS 70 NSKS
Cỏ cứt heo (ngâm hạt - 4%, phun - 10%) 0,32 b 2,36 b Cỏ hôi (ngâm hạt - 2,5%, phun - 10%) 0,42 b 1,73 b
Đối chứng 0,94a 3,81a
Xử lí theo nông dân 0,61 b 2,59 b
Mức ý nghĩa * *
CV (%) 14,45 15,02
Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%. (*): khác biệt có ý nghĩa 5%
Hiệu quả giảm bệnh ở bảng 3.8 cho thấy, ở thời điểm 55 NSKS nghiệm thức xử lí với dịch trích cỏ cứt heo và cỏ hôi có hiệu quả giảm bệnh cao nhất nhưng không khác biệt so với nghiệm thức xử lí theo nông dân. Nhưng hiệu quả giảm bệnh ở thời điểm 70 NSKS lại cho thấy nghiệm thức xử lí với cỏ hôi cho hiệu quả cao nhất và khác biệt so với xử lí theo nông dân, tuy nhiên lại không khác biệt so với xử lí với cỏ cứt heo. Nhìn chung thì nghiệm thức xử lí với cỏ hôi cho hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá cao và ổn định nhất so với các nghiệm thức còn lại.
Kết quả ở bảng 3.8 cũng tương tự ghi nhận của Nguyễn Tuyết Minh (2009), khi ngâm hạt với dịch trích cỏ hôi 2% cho hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá 40% ở thời
24
điểm 35 NSKS nên hiệu quả giảm bệnh cao hơn là hoàn toàn phù hợp. Cũng sử dụng hai biện pháp ngâm hạt với dịch trích cỏ hôi 2,5% và phun lá 10% ở thời điểm 35 NSKS, Hiệp Kỳ Dương (2010) đã ghi nhận hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá đạt đến 56,08% ở thời điểm 70 NSKS trong vụ hè thu.
Bảng 3.7 Hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá
Hiệu quả giảm bệnh (%) qua các thời điểm Nghiệm thức
55 NSKS 70 NSKS
Cỏ cứt heo (ngâm hạt - 4%, phun - 10%) 66,17 38,06ab
Cỏ hôi (ngâm hạt 2,5%, phun 10%) 55,32 54,51a
Xử lí theo nông dân 35,53 32,02 b
Mức ý nghĩa ns *
CV (%) 17,84 23,23
Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không ý nghĩa qua kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%. (*): khác biệt có ý nghĩa 5%. (ns): khác biệt không ý nghĩa
Dựa vào các thí nghiệm trên cùng với kết quả bảng 3.8 có thể kết luận hai nghiệm thức xử lí với dịch trích thực vật đều có hiệu quả kích kháng tốt đối với bệnh cháy bìa lá. Hiệu quả giảm bệnh ở hai nghiệm thức này cao hơn cả khi xử lí theo nông dân. Đặc biệt là dịch trích cỏ hôi, khi đạt hiệu quả cao nhất ở cả hai thời điểm quan sát, 55,32% ở thời điểm 55 NSKS và 54,51% ở thời điểm 70 NSKS. Hai loại dịch trích rất có triển vọng trong việc phòng trị bệnh cháy bìa lá.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong điều kiện áp lực bệnh thấp, tỉ lệ bệnh ghi nhận được ở tất cả các nghiệm thức đều tương đối thấp nên hiệu quả giảm bệnh chỉ ở mức tương đối.
Dịch trích cỏ cứt heo có khả năng hạn chế cả ba bệnh khảo sát gồm bệnh đạo ôn, đốm nâu và cháy bìa lá. Cụ thể hiệu quả giảm bệnh cao nhất đạt 92,19% đối với bệnh đạo ôn. Hai bệnh đốm nâu và cháy bìa lá thì dịch trích cho hiệu quả cao nhất lần lượt là 72,84% và 66,17% ở thời điểm 55 NSKS. Tuy nhiên khả năng hạn chế bệnh đốm nâu và cháy bìa lá của cỏ cứt heo không thể kéo dài, đến thời điểm 70 NSKS hiệu quả giảm bệnh giảm xuống 56% và 38,06%.
Trong khi đó, dịch trích cỏ hôi chỉ có khả năng hạn chế bệnh tốt đối với đạo ôn và cháy bìa lá. Hiệu quả giảm bệnh đạo ôn là 83,07% và cháy bìa lá là 55,32% ở thời điểm 55 NSKS, đến thời điểm 70 NSKS giảm xuống 54,51%. Riêng bệnh đốm nâu, khả năng hạn chế bệnh của dịch trích cỏ hôi không cao khi hiệu quả giảm bệnh ở cả ba thời điểm khảo sát đều thấp hơn 50%.
ĐỀ NGHỊ
Tiếp tục nghiên cứu cơ chế kích kháng của dịch trích cỏ hôi và cỏ cứt heo. Đồng thời tiếp tục khảo sát hiệu quả kích kháng của hai dịch trích này trên các giống lúa khác nhau, trong các mùa vụ khác cũng như ở nhiều địa phương khác và trong điều kiện áp lực bệnh cao hơn.
Thử nghiệm tăng thêm một lần phun qua lá (50 NSKS) để có thể tăng thêm hiệu quả cũng như kéo dài hiệu quả kích kháng.
26