2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ tháng 04/2010 đến tháng 07/2010 (vụ Hè Thu năm 2010).
Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện đồng ruộng tại ấp Thạnh Hòa, TT.Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
Giống lúa: Jasmine 85 xác nhận của công ty Bảo vệ thực vật An Giang.
Nguồn kích kháng: cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) và cỏ hôi (Eupatorium odoratum L.).
Phân bón:
- Urê: công ty Đạm Phú Mỹ - DAP: nguồn gốc Trung Quốc - Kali (60%): nguồn gốc Canada Thuốc bảo vệ thực vật:
- Thuốc trừ cỏ: Sofit 300EC
- Thuốc trừ sâu: Ammate 150SC, Chief, Vitako…
- Thuốc trừ bệnh: Beam 75WP, Filia, Anvil, Kasumin…
Dụng cụ thí nghiệm: bình phun thuốc (16 lít), máy xay sinh tố, máy đo ẩm độ, cốc thủy tinh 1000ml, ca nhựa, thùng hoặc lu ngâm giống, cân 5kg, cân điện tử, lưới mùng, khung kẽm 20 x 20cm, ổ điện, bọc ni long, viết, thước, giấy…
2.2 PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện đồng ruộng, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với 4 nghiệm thức (2 nghiệm thức xử lí với dịch trích thực vật, 1 nghiệm thức không xử lí và 1 nghiệm thức xử lí theo nông dân) với 10 lần lặp lại.
- Nghiệm thức 1: Ngâm hạt với dịch trích cỏ cứt heo 4% và phun qua lá 10% ở thời điểm 35 ngày sau khi sạ (NSKS).
- Nghiệm thức 2: Ngâm hạt với dịch trích cỏ hôi 2,5% và phun qua lá 10% ở thời điểm 35 NSKS.
- Nghiệm thức 3: Ngâm hạt và phun qua lá bằng nước sạch (đối chứng).
- Nghiệm thức 4: Ngâm hạt bằng nước sạch và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nông dân (Giai đoạn 35 NSKS phun một trong các loại thuốc Beam, Filia, Validacine, Fuan để phòng trừ các bệnh đạo ôn, đốm nâu và cháy bìa lá. Đến giai đoạn
18
Mỗi ruộng có diện tích 500m2 bao gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được bố trí có diện tích 100m2, 100m2 còn lại dùng để ngăn cách với ruộng của nông dân. Các nghiệm thức được ngăn cách với nhau bằng các bờ đất cao 10cm.
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm
* Phương pháp xử lý kích kháng
Ngâm hạt: hạt giống được ngâm vào dịch trích đã được pha sẵn theo nồng độ, cỏ cứt heo 4% và cỏ hôi 2,5% (nghiệm thức 3 và 4 thì dịch trích được thay bằng nước sạch). Ngâm trong vòng 24 giờ, sau đó tiến hành ủ trong vòng 48 giờ cho hạt nảy mầm.
Phun qua lá: hai loại dịch trích được pha sẵn ở nồng độ 10% sau đó phun lên lá ở thời điểm 35 NSKS với lượng 3,5 lít dịch trích/100m2 (nghiệm thức 3 và 4 dịch trích được thay bằng nước sạch). Kích kháng phun qua lá tiến hành vào buổi chiều mát.
* Chuẩn bị nguồn kích kháng
Thu thập phần lá của cỏ cứt heo và cỏ hôi vào buổi sáng sớm. Lá được cắt nhỏ và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố với dung môi là nước. Sau đó lược qua lưới mùng đã được xếp nhiều lớp rồi tiến hành pha loãng để được các nồng độ khác nhau. Nồng độ dịch trích được tính theo tỉ lệ trọng lượng tươi/thể tích nước. Các nồng độ 2,5%, 4% và 10% được pha bằng cách lấy lần lượt 2,5g, 4g và 10g cỏ xay nhuyễn với lượng dung môi nước là 100ml.
* Chuẩn bị đất
Sau khi kết thúc mùa vụ trước, tiến hành thu dọn tàn dư rơm ra, cỏ dại. Cày, xới đất rồi phơi 3 – 5 ngày, sau đó cho nước vào, bừa trục thật kỹ.
* Gieo sạ và chăm sóc
Trước khi gieo sạ, phun Sofit 300EC để diệt trừ cỏ dại. Sau đó tiến hành gieo sạ với lượng 1,6kg (trọng lượng trước khi ngâm)/nghiệm thức (160kg/ha). Sử dụng phương pháp sạ tay.
Sau khi gieo sạ khoảng 3 ngày bắt đầu cho nước vào từ từ theo chiều cao cây lúa, không để đất bị khô, giữ mực nước trong ruộng cố định khoảng 5 - 10cm, đến trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày thì rút cạn nước. Thường xuyên theo dõi và chăm sóc để kịp thời phát hiện các dịch hại có thể xảy ra, ít nhất 1 - 2 lần/tuần. Nếu xuất hiện cỏ dại, làm sạch cỏ bằng tay.
Giai đoạn 35 - 40 NSKS phun thuốc trừ sâu cuốn lá như: Ammate 150SC hoặc Chief, Vitako…cho tất cả các nghiệm thức.
Bón phân theo cộng thức 120N - 40P2O5 - 30K2O (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) tương ứng 226kg Urê, 190kg DAP và 50Kg Kali cho 1 ha. Chia làm 4 đợt, cụ thể mỗi ruộng (500m2) chúng ta bón:
- Đợt 1 (10NSKG): 2,4kg Urê + 2,25kg DAP
- Đợt 2 (20NSKG): 2,4kg Urê + 2,25kg DAP + 0,85kg Kali - Đợt 3 (30NSKG): 3,25kg Urê + 0,85kg Kali
- Đợt 4 (40NSKG): 3,25kg Urê + 0,85kg Kali
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
* Tỉ lệ bệnh
Đếm số lá nhiễm bệnh/tổng số lá trong ô có kích thước 20 x 20cm. Mỗi nghiệm thức ghi nhận 5 ô được bố trí theo đường chéo của hình chữ nhật. Sau đó tính tỉ lệ bệnh theo công thức
Thời điểm ghi nhận chỉ tiêu là 25, 40, 55 và 70 ngày sau khi sạ. Tỉ lệ bệnh ghi nhận được dùng để tính hiệu quả giảm bệnh.
* Hiệu quả giảm bệnh
Hiệu quả giảm bệnh được tính theo công thức
Với:
TLB: Tỉ lệ bệnh (%)
ĐC: Đối chứng
NT: Các nghiệm thức được xử lí
2.2.4 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng Excel và phần mềm thống kê MSTATC Tỉ lệ bệnh (%) = Số lá nhiễm bệnh x 100%
Tổng số lá quan sát
TLBĐC – TLBNT TLBĐC
Hiệu quả giảm bệnh (%) = x 100%
20 CHƯƠNG 3