Từ năm mẫu nấm trắng (bảng 3.1) ký sinh trên côn trùng gây hại thu thập được, sau khi phân lập cho thấy các chủng nấm đều có đặc điểm thuộc chi nấm Beauveria loài bassiana. Theo Phạm Thị Thùy, 2004 thì ở điều kiện khí hậu nhiệt đới phía Nam rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài trong chi Beauveria ký sinh trên côn trùng gây hại như rầy nâu, sùng khoai lang, bọ nhảy, sùng đất, bọ xít đen, bọ cánh cứng hại lá dừa non, rệp sáp, ấu trùng sâu non bộ cánh vẩy. Cũng theo tác giả Phạm Thị Thùy, 2004 cho biết phạm vi ký chủ của nấm Beauveria bassiana rất rộng, ký sinh hầu hết các bộ của côn trùng gây hại như Coleoptera, sâu non thuộc bộ Lepidoptera, Hemiptera, Orthoptera, Isoptera,…Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm này cho thấy nấm Beauveria bassiana thu thập tại tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ gây bệnh cho nhóm côn trùng thuộc bộ Homoptera (rầy nâu, rệp sáp giả), Lepidoptera (sâu xếp lá đậu phộng), Coleoptera (sùng đất, bọ nhảy) và cũng là loài được phân bố rộng ở một số tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm khuẩn lạc của nấm trắng Beauveria bassiana
Khuẩn lạc của năm chủng nấm trắng Beauveria bassiana thu thập được khi nuôi cấy trên môi trường PDA có đặc điểm hầu như không khác biệt giữa các chủng. Khuẩn lạc có màu trắng sau đó chuyển sang màu trắng hơi ửng vàng (khi nấm già), xốp mịn, đôi khi có tiết dịch trên bề mặt khuẩn lạc.
Bảng 3.1 Các chủng nấm Beauveria bassiana đã được phân lập và kí hiệu
Kí hiệu Nguồn phân lập Địa điểm
Bb7(RN-HG) Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal
( Homoptera: Delphacidae) Hậu Giang
Bb8(RSG-CT) Rệp sáp giả Planococcus sp.
(Homoptera: Pseudococcidae) Cần Thơ
Bb9(SXL-TV)
Sâu xếp lá đậu phộng Archips micacerana Walker
(Lepidoptera: Tortricidae)
Trà Vinh Bb10(SĐ-CT) Sùng đất Lepidiota cochinchinae Brenske
(Coleoptera: Scarabaeidae) Cần Thơ
Bb11(BN-CT) Bọ nhảy Phyllotreta striolata Fab.
(Coleoptera: Chrysomelidae) Cần Thơ
Đặc điểm cơ quan sinh bào tử, hình dạng bào tử
Kết quả quan sát năm chủng nấm thu thập được đều có đặc điểm là tế bào sinh bào tử phát triển từ sợi dinh dưỡng mọc thành đám. Cuống bào tử trần phồng lên ở phía dưới có dạng hình bình với chiều dài không đều nhau, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Sự kéo dài của gốc ghép làm phát sinh cuống bào tử có hình zigzac hoặc cong gập (hình 3.1). Bào tử có dạng đơn bào trong suốt, không có vách ngăn, dạng bào tử đính có hai loại hình cầu hoặc hình trứng với kớch thước từ 1,42 – 3,82 x 1,47 – 3,82 àm, bào tử mọc trờn cuống sinh bào tử hướng gốc. Những đặc điểm này đều phù hợp với đặc điểm của loài Beauveria bassiana đã được mô tả bởi các tác giả là Banett và Barry, (1998); Phạm Thị Thùy (2004); Võ Thị Thu Oanh (2010).
Hình 3.1: Cấu trúc cành sinh bào tử nấm Beauveria bassiana được quan sát dưới kính hiển vi tương phản pha với độ phóng đại x 40 lần
Kích thước bào tử nấm Beauveria bassiana
Theo phương pháp định danh truyền thống, kích thước bào tử là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhận biết sự khác nhau giữa các loài trong cùng một chi. Sự khác biệt về mặt kích thước của năm chủng nấm trắng Bb7(RN-HG), Bb8(RSG-CT), Bb9(SXL-TV), Bb10(SĐ-CT) và Bb11(BN-CT) được thể hiện qua bảng 3.2 cho thấy chủng nấm Bb11(BN-CT) có kích thước bào tử lớn nhất là 3,82 x 3,82 àm và chủng nấm cú kớch thước bào tử nhỏ nhất là Bb8(RSG-CT) cú bào tử dạng hỡnh cầu từ 1,42 x 1,47 àm. Cỏc chủng nấm Bb7(RN-HG), Bb9(SXL-TV) và Bb10(SĐ-CT) có bào tử dạng hình cầu hoặc hình trứng và kích thước bào tử biến động từ 2,15-3,65 x 2,03-3,55 àm.
Thể bình Bào tử
Cành bào đài
Bảng 3.2 Kích thước bào tử của các chủng nấm Beauveria bassiana
STT Chủng nấm Đường kính bào tử (àm)
Hình dạng bào tử 1 Bb7(RN-HG) (2,15 ± 1,12) x (2,03 ±
0,81)
Hình cầu 2 Bb8(RSG-CT) (1,42 ± 0,29) x (1,47 ±
0,55)
Hình cầu 3 Bb9(SXL-TV) (3,65 ± 0,49) x (3,55 ±
0,56)
Hình trứng 4 Bb10(SĐ-CT) (2,98± 0,25) x (3,13 ±
0,38)
Hình trứng 5 Bb11(BN-CT) (3,82± 0,53) x (3,82 ±
0,66)
Hình trứng
Ghi chú: Kích thước bào tử được tính theo độ lệch chuẩn trung bình (TB ± SD) của 30 bào tử cho mỗi chủng nấm.
Nhìn chung, những đặc điểm quan sát của năm chủng nấm giống với khóa phân loại của Barnett và Barry (1998). Kết quả nghiên cứu của các chủng nấm tương tự như miêu tả của Võ Thị Thu Oanh (2010) là bào tử dạng hình cầu, kích thước nhỏ hơn 3 àm là loài Beauveria bassiana và tỉ lệ dài/rộng nhỏ hơn 2 àm cũng được sử dụng như là sự giới hạn cho sự phân loại loài trong chi Beauveria.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết quả của Phạm Thị Thùy (2004) nấm Beauveria bassiana sinh ra bào tử dạng hỡnh cầu cú đường kớnh từ 1 – 4 àm và hỡnh trứng từ 1,5 – 5,5 àm.
Tóm lại, tất cả năm chủng nấm trắng đều có kích thước biến thiên trong khoảng thường gặp của loài bassiana và giống với miêu tả của những tác giả trên. Do vậy, từ những đặc điểm về cơ quan sinh bào tử (cành bào đài), hình dạng và kích thước sinh bào tử của năm chủng Bb7(RN-HG), Bb8(RSG-CT), Bb9(SXL-TV), Bb10(SĐ-CT) và Bb11(BN-CT) đều thuộc loài Beauveria bassiana.
Theo Glare và ctv. (1998) việc phân biệt giữa các loài trong chi Beauveria dựa vào đặc điểm hình thái luôn là vấn đề khó khăn do hình dạng và kích thước bào tử có thể thay đổi tùy từng loại môi trường nuôi cấy. Vì vậy, cần phải có thêm những kỹ thuật khác như sinh học phân tử kết hợp giải trình tự DNA để khẳng định lại tính chính xác của phương pháp truyền thống.
T = 27 ± 20C, RH = 66 ± 4
%