Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana

Một phần của tài liệu ĐỊNH DANH và KHẢO sát đặc TÍNH SINH học của CHỦNG nấm TRẮNG BEAUVERIA gây BỆNH côn TRÙNG (Trang 36 - 43)

Kết quả khảo sát ảnh hưởng nguồn dinh dưỡng đến sự phát triển của nấm Beauveria bassiana (bảng 3.5) cho thấy sự phát triển của năm chủng nấm trên bốn loại môi trường trong 7 ngày đầu khá nhanh, sợi nấm có xu hướng lan theo dạng hình tròn không đều và khuẩn lạc bắt đầu phát triển nhanh hơn từ ngày thứ 14 trở về sau. Từ khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 nấm hình thành sợi dinh dưỡng, khuẩn lạc có màu trắng và chuyển dần sang hơi ửng vàng trên tất cả các loại môi trường, ở khoảng thời điểm 9 ngày trở về sau màu sắc của khuẩn lạc có màu giống màu vàng rơm, riêng môi trường CDA khuẩn lạc có màu trắng gần như trong suốt và ăn sâu xuống môi trường, theo quan sát nhận thấy năm chủng nấm hình thành sợi dinh dưỡng khá nhiều.

Bảng 3.5 Đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm ở thời điểm 5 NSKC T = 29 ± 2 0C, RH = 66 ± 4 %

Chủng nấm (A) Môi trường (B) Trung

bình (A)

CDA SDAY1 SDAY3 SDAY

+CHITIN

Bb7(RN-HG) 1,29 e-h 1,31 e-h 1,65 bc 1,23 fgh 1,37 B Bb8(RSG-CT) 1,45 b-f 1,41 c-g 2,09 a 1,56 bcd 1,63 A Bb9(SXL-TV) 1,13 h 1,50 b-e 1,64 bc 1,15 h 1,35 B Bb10(SĐ-CT) 1,18 gh 1,19 gh 1,69 b 1,15 h 1,30 B Bb11(BN-CT) 1,13 h 1,34 h 2,03 a 1,28 e-h 1,44 AB Trung bình (B) 1,23 B 1,35 B 1,82 A 1,27 B

Mức ý nghĩa (A) ** (B) ** (AB) **

CV(%) 7,89

Ghi chú: trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phép thử DUNCAN. ** Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Thời điểm 9 ngày một số chủng nấm bắt đầu hình thành bào tử tạo thành lớp bột mịn ban đầu có màu trắng và chuyển từ từ sang màu vàng rơm ở những ngày tiếp theo xung quanh khoanh nấm rồi lan dần ra đến rìa của sợi nấm.

Khoảng ngày thứ 11 đến ngày 21 bắt đầu xuất hiện giọt dịch màu vàng xung quanh khoanh nấm hoặc trên bề mặt khuẩn lạc. Để lý giải điều này thì theo Phạm Văn Kim, 2012 cho biết do cơ chế lấy chất dinh dưỡng của nấm dạng sợi. Các chất dinh dưỡng được hấp thu vào trong sợi nấm nhờ hoạt động thẩm thấu qua vách tế bào và màng nguyên sinh chất. Sau khi thẩm thấu vào trong thì tế bào chất dần trở nên ưu trương hơn và để củng cố khả năng thẩm thấu chất dinh dưỡng sẽ được chuyển vị theo hướng tiến về phía đỉnh của sợi nấm. Hiện tượng tiết H2O ra bên ngoài của phần đỉnh sợi nấm sẽ giúp duy trì sự chuyển vị. Điều này cũng giải thích tại sao các giọt dịch thường xuất hiện thành từng vòng tròn tương ứng với sự sinh trưởng của sợi nấm. Cùng với cơ chế lấy chất dinh dưỡng thì sự xuất hiện của giọt dịch là do sự hô hấp của sợi nấm cũng thải hơi nước ra bên ngoài của môi trường nhưng do điều kiện ẩm độ cao trong đĩa petri nên hơi nước bị tích tụ lại thành từng giọt đọng trên sợi nấm. Ngoài ra, theo quan sát cho thấy một số chủng nấm có hiện tượng ăn lõm môi trường dinh dưỡng như chủng Bb7(RN-HG) trên môi trường SDAY3, SDAY+CHITIN và CDA hoặc Bb9(SXL- TV) và Bb11(BN-CT) làm nứt môi trường SDAY3 hoặc xuất hiện nếp nhăn trên bề mặt khuẩn lạc như chủng Bb11(BN-CT) trên môi trường SDAY3, SDAY1.

Qua bảng 3.5 cho thấy:

Xét về môi trường dinh dưỡng thì môi trường SDAY3 có tốc độ phát triển đường kính trung bình đạt cao nhất (1,82cm) qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với ba môi trường còn lại là CDA (1,23 cm); SDAY1 (1,35cm) và SDAY+Chintin (1,27cm). Bên cạnh đó xét về các chủng nấm thì chủng nấm Bb8(RSG-CT) (1,63 cm) và Bb11(BN-CT) (1,44 cm) cho sự phát triển đường kính cao tương đương không khác biệt qua phân tích thống kê so với hai chủng nấm còn lại.

Bảng 3.6 Đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm ở thời điểm 7 NSKC T = 29 ± 2 0C, RH = 66 ± 4 %

Chủng nấm(A)

Môi trường (B) Trung

bình (A)

CDA SDAY1 SDAY3 SDAY+

CHITIN

Bb7(RN-HG) 1,78 efg 1,54 gh 2,15bcd 1,48 gh 1,73B Bb8(RSG-CT) 2,03 cde 1,98 def 2,35 bc 2,06 cde 2,10A Bb9(SXL-TV) 1,45 gh 1,98 def 2,20 bcd 1,40 h 1,76B Bb10(SĐ-CT) 1,40 h 1,40 h 2,44 b 1,30 h 1,63B Bb11(BN-CT) 1,23 h 1,64 fgh 2,80 a 1,59 gh 1,83AB Trung bình

(B)

1,59B 1,71B 2,39A 1,57B

Mức ý nghĩa (A) ** (B) ** (AB) **

CV (%) 9,37

Ghi chú: trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phép thử DUCAN.** Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Kết quả bảng 3.6 cho thấy giữa năm chủng nấm thì đường kính khuẩn lạc của chủng nấm Bb8(RSG-CT) với kích thước 2,10 cm là cao nhất và khác biệt qua phân tích thống kê so với 3 chủng nấm còn lại là Bb7(RN-HG), Bb9(SXL- TV) và Bb10(SĐ-CT) với kích thước lần lượt là 1,73 cm; 1,76 cm và 1,63 cm nhưng không khác biệt với chủng nấm Bb11(BN-CT) với kích thước 1,83 cm.

Khi xét về đường kính khuẩn lạc của các chủng nấm trên bốn loại môi trường vào thời điểm 7 NSKC thì kết quả cho thấy đường kính khuẩn lạc của nấm trên môi trường SDAY3 là 2,39 cm cao nhất và khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% so với 3 loại môi trường còn lại với CDA là 1,59 cm; SDAY1 là 1,71 cm và SDAY+CHITIN 1,57 cm.

Cũng từ kết quả bảng trên, khi xem xét sự tác động 2 nhân tố là môi trường và chủng nấm thì đường kính khuẩn lạc nghiệm thức Bb11(BN-CT) phát triển trên môi trường SDAY3 cho kích thước đường kính là 2,80 cm và khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê so với các trung bình còn lại.

Kích thước đường kính khuẩn lại tại thời điểm 15 và 31 NSKC được thể hiện qua bảng 3.7 và bảng 3.8.

Bảng 3.7 Đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm ở thời điểm 15 NSKC

T = 29 ± 2 0C, RH = 66 ± 4 % Chủng nấm

(A)

Môi trường (B) Trung

bình(A)

CDA SDAY1 SDAY3 SDAY+

CHITIN

Bb7(RN-HG) 3,30 d 2,75 e 4,08 c 2,34 ef 3,12BC Bb8(RSG-CT) 4,15 c 4,04 c 5,38 a 4,18 c 4,43A Bb9(SXL-TV) 2,79 e 4,01 c 4,16 c 2,35 ef 3,33B Bb10(SĐ-CT) 2,48 ef 2,50 ef 3,99 c 2,15 f 2,79C Bb11(BN-CT) 2,46 ef 2,75 e 4,80 b 2,84 de 3,21BC

Trung bình(B) 3,04B 3,21B 4,48A 2,77B

Mức ý nghĩa (A) ** (B) ** (AB) **

CV (%) 7,82

Ghi chú: trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phép thử DUNCAN.** Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Nhìn chung trong khoảng thời gian 15 đến 31 NSKC tốc độ phát triển của nấm tăng chậm giữa các môi trường dinh dưỡng. Khi xét về kích thước đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm Bb7(RN-HG), Bb8(RSG-CT), Bb9(SXL-TV), Bb10(SĐ-CT) và Bb11(BN-CT) thì chủng nấm Bb8(RSG-CT) cho kích thước đường kính khuẩn lạc đạt cao nhất 4,43 cm (15 NSKC) và 7,62 cm (31 NSKC), khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với bốn chủng nấm còn lại và chủng nấm có kích thước thấp nhất ở thời điểm 31 NSKC là Bb10(SĐ-CT) là với đường kính khuẩn lạc là 4,92 cm.

Kết quả về kích thước khuẩn lạc trên bốn loại môi trường dinh dưỡng cho thấy môi trường SDAY3 đạt cao nhất 7,41 cm tại thời điểm 31 NSKC và có khác biệt qua phân tích thống kê với 3 loại môi trường còn lại lần lượt là SDAY+CHITIN (4,89 cm), SDAY1 (5,68 cm) và CDA (5,43 cm).

Cuối cùng là sự tương tác giữa chủng nấm và môi trường tại thời điểm 15 và 31 NSKC. Chủng nấm Bb8(RSG-CT) phát triển trên môi trường SDAY3 cho kích thước 5,38 cm (15 NSKC) và 8,80 cm (31 NSKC) có khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với các trung bình còn lại. Tại thời điểm 15NSKC chủng nấm Bb10(SĐ-CT) (2,15 cm), Bb9(SXL-TV) (2,35 cm), Bb7(RN-HG) (2,34 cm) trên môi trường SDAY+CHITIN là thấp nhất. Chủng nấm Bb9(SXL-TV), Bb10(SĐ- CT) và Bb7(RN-HG) cho kích thước 3,98 cm; 4,04 cm và 4,23 cm là thấp nhất

qua phân tích thống kê với mức ý nghĩa 1% trên môi trường SDAY+CHITIN tại thời điểm 31NSKC.

Bảng 3.8 Đường kính khuẩn lạc của năm chủng nấm ở thời điểm 31NSKC

T = 29 ± 2 0C, RH = 66 ± 4 %

Chủng nấm (A) Môi trường (B) Trung

bình (A)

CDA SDAY1 SDAY3 SDAY

+CHITIN

Bb7(RN-HG) 5,70 d 5,08 de 7,30 bc 4,23 efg 5,58B Bb8(RSG-CT) 6,93 bc 7,55 bc 8,80 a 7,21 bc 7,62A Bb9(SXL-TV) 4,88 d-g 7,04 bc 6,60 c 3,98 g 5,62B Bb10(SĐ-CT) 4,63 efg 4,40 efg 6,63 c 4,04 fg 4,92B Bb11(BN-CT) 5,00 def 4,31 efg 7,71 b 4,98 def 5,50B Trung bình (B) 5,43B 5,68B 7,41A 4,89B

Mức ý nghĩa (A)** (B) ** (AB) **

CV (%) 7,85

Ghi chú: trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt nhau qua phép thử DUNCAN.** Khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Tóm lại, việc chọn nguồn dĩnh dưỡng thích hợp để cho nấm phát triển và hình thành bào tử đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu sinh học nhất là đối với việc ứng dụng để quản lý côn trùng gây hại. Môi trường thích hợp sẽ cho nấm phát triển mạnh và sinh bào tử cao, hoạt tính trừ sâu mạnh. Trong kết quả nghiên cứu này thì môi trường SDAY3 cho tốc độ phát triển đường kính khuẩn lạc mạnh nhất.

Tốc độ phát triển trung bình của năm chủng nấm trên bốn loại môi trường dinh dưỡng

Hình 3.3 Tốc độ phát triển trung bình của năm chủng nấm trên bốn loại môi trường dinh dưỡng (giá trị TB ± SD, nhiệt độ 290C, 12 giờ sáng/12 giờ tối).

Kết quả hình 3.3 cho thấy, trên môi trường SDAY1 chủng nấm Bb9(SXL- TV) và Bb8(RSG-CT) có tốc độ phát triển trung bình/ngày nhanh nhất 0,8 cm/ngày, hai chủng nấm Bb7(RN-HG) và Bb11(BN-CT) có tốc độ phát triển trung bình/ngày tương đương nhau đạt 0,6cm/ngày, chủng nấm có tốc độ phát triển thấp nhất là Bb10(SĐ-CT) 0,5cm/ngày.

Còn lại trên môi trường SDAY3, tất cả năm chủng nấm đều phát triển nhanh hơn 3 môi trường còn lại. Chủng nấm Bb9(SXL-TV) vẫn có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm chủng nấm 1,3 cm/ngày, sau đó là chủng nấm Bb8(RSG- CT) và Bb11(BN-CT) có tốc độ tăng trưởng gần ngang nhau 1,0 cm/ngày và 0,9 cm/ngày. Thấp nhất là chủng Bb10(SĐ-CT) và chủng nấm Bb7(RN-HG) 0,8 cm/ngày.

Ở môi trường SDAY+CHITIN, sợi nấm phát triển chậm hơn so với hai loại môi trường SDAY3, SDAY1. Ở môi trường này chủng nấm Bb8(RSG-CT) phát triển mạnh hơn các chủng nấm còn lại 0,8 cm/ngày. Tiếp theo đó là chủng nấm Bb11(BN-CT) 0,6 cm/ngày, chủng nấm Bb7(RN-HG), Bb9(SXL-TV), Bb10(SĐ- CT) có tốc độ phát triển tương đương nhau 0,5 cm/ngày.

Trên môi trường CDA, chủng nấm phát triển mạnh là Bb8(RSG-CT) tiếp theo đó là Bb7(RN-HG) với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 0,8 cm/ngày và 0,7 cm/ngày. Kế tiếp là ba chủng nấm Bb9(SXL-TV), Bb10(SĐ-CT) và Bb11(BN-CT) là 0,5 cm/ngày.

Tóm lại, Kết quả này phù hợp với số liệu vừa được thảo luận ở những thí nghiệm trước là SDAY3 là môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của năm

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4

Bb7(RN-HG) Bb8(RSG-CT) Bb9(SXL-TV) Bb10(SĐ-CT) Bb11(BN-CT) chủng nấm

cm/ngày SDAY1

SDAY3 SDAY+CH CDA

chủng nấm. Qua kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng môi trường SDAY3 vào nghiên cứu ứng dụng và phát triển chế phẩm nấm trắng

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu ĐỊNH DANH và KHẢO sát đặc TÍNH SINH học của CHỦNG nấm TRẮNG BEAUVERIA gây BỆNH côn TRÙNG (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)