Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn dạy học văn XUÔI HIỆN đại VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 11 (bộ cơ bản) (Trang 30 - 99)

Chương 2: Cơ sở lí luận cho việc dạy học văn xuôi hiện đại Việt Nam lớp 11(bộ cơ bản) 1. Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm

2. Các phương pháp dạy học Ngữ văn

2.5. Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là “dy hc gii quyết vn đề [4; tr.81].

Phương pháp này ra đời từ những yêu cầu của sự biến đổi và phát triển vô cùng mạnh mẽ của xã hội hiện đại. Phương pháp nêu vấn đề “làm cho HS lĩnh hi kiến thc trình độ biết, vn dng, sáng to theo quy trình và thao tác ca các hot động sáng to. Mt khác, nó rèn luyn phương pháp nhn thc và phương pháp tư duy khoa hc cho HS” [31; tr.93]. Như vậy dạy học nêu vấn đề là hình thức dạy học trong đó GV tổ chức những tình huống có vấn đề giúp HS nhận thức, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải dưới sự hướng dẫn của GV. Kiểu dạy học này cũng phát huy được tính tích cực sáng tạo của HS. Phương pháp này gồm có ba đặc trưng: vấn đề và tình huống có vấn đề; quá tình dạy học nêu vấn đề chia làm năm giai đoạn (tìm hiểu vấn đề, xác định vấn đề cần giải quyết, đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề, xem xét hệ quả của từng giả thuyết, thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất); quá trình dạy học nêu vấn đề bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng.

Vấn đề quan trọng là GV cần xây dựng được hệ thống câu hỏi có vấn đề, “nó là h thng nhng câu hi va to nhng tình hung bt ng mà va nêu được nhng vn đề không th không gii quyết” [31; tr.95]. Câu hỏi ở đây phải có độ khó, mang tính tổng hợp, có tính chất phức tạp về nội dung, HS cần có sự tư duy để giải quyết với những câu hỏi, tình huống có vấn đề. GV cần phải có sự hướng dẫn, gợi mở để HS từng bước giải quyết vấn đề. Tuy đây là hình thức dạy học phát huy được được tính sáng tạo, tích cực của HS nhưng đây cũng là một hình thức khá mới mẻ và tương đối khó đối với HS. Vì vậy không phải bất cứ phần nào, bài nào cũng có thể sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề mà phải tùy theo tình hình, thời gian, đặc điểm HS,… Người GV cần phải có sự hướng dẫn cụ thể và chú ý đến trình độ HS để từ đó có sự áp dụng

phù hợp, linh hoạt và đạt hiệu quả.

3. Mt s vn đề v dy hc xuôi hin đại Vit Nam trong nhà trường ph thông

So với văn chương trung đại thì đến với những tác phẩm văn xuôi hiện đại việc tiếp nhận của HS có phần dễ dàng hơn. HS có phần hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập. Bởi vì ở trong những tác phẩm này đã thoát khỏi những tầm chương trích cú, những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, những điển cố, điển tích,… mà hướng đến ngôn ngữ hiện đại, giản dị, gần gũi với đời sống thường nhật. Nói như vậy không phải HS đã có thể dễ dàng tiếp nhận những tác phẩm văn chương hiện đại. Mặc dù là văn xuôi hiện đại nhưng những tác phẩm mà HS tìm hiểu cách đây cũng khoảng 60, 70 năm. Vì vậy việc cảm thụ, tiếp nhận vẫn còn là hạn chế. Chẳng hạn HS không dễ để hiểu vì sao cái ánh sáng le lói, nhỏ nhoi của chuyến tàu đêm vụt qua lại là sự mong chờ của những người dân ở phố huyện nghèo và của cả chị em Liên (Hai đứa tr - Thạch Lam). Hay HS sẽ khó

khăn khi đến với những sáng tác của Nguyễn Tuân với cách dùng từ ngữ độc đáo, mới lạ,…

Do đó, để HS tiếp nhận một tác phẩm văn chương đúng đắn không phải đơn giản.

Hơn nữa, nếu trong giờ đọc hiểu mà GV chỉ toàn thuyết trình, diễn giảng, HS trở nên thụ động sẽ tạo cho các em sự nhàm chán, tẻ nhạt, vô vị.

Giờ dạy Đọc văn cũng giống như một giờ dạy Làm văn hay Tiếng việt đều sử dụng đan xen hài hòa, uyển chuyển giữa các phương pháp. Tuy nhiên ở mỗi phân môn lại có những đặc trưng riêng nên việc vận dụng những phương pháp dạy học cũng có những sự khác biệt cơ bản.

Đối với những tác phẩm văn xuôi thì việc đọc diễn cảm là phương pháp vô cùng quan trọng. Có thể nói là không thể thiếu. Các nhà nghiên cứu quan niệm rằng đọc diễn cảm là “mt phương pháp nhn thc khoa hc chân thc và sinh động nht”

[31; tr.92]. Việc đọc diễn cảm bước đầu giúp HS cảm nhận dược tác phẩm dễ dàng.

GV có thể cho HS đọc tại lớp. Với các đoạn đối thoại trong truyện ngắn, tiểu thuyết có thể cho HS đọc phân vai để lột tả tính cách từng nhân vật. Trong quá trình đọc GV hướng dẫn HS chú ý gạch dưới những hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu được lặp lại nhiều lần, những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng,…

Bên cạnh đó, để khắc phục về vấn đề thời gian hạn hẹp trên lớp và kích thích HS học tập tích cực GV nên yêu cầu HS đọc tác phẩm và soạn bài ở nhà. Mục đích của việc làm này giúp HS bước đầu nắm được nội dung chính của tác phẩm, trên cơ sở đó rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm.

Ví dụ: Để giúp HS nắm được các chi tiết thể hiện tính cách các nhân vật, từ đó so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa các nhân vật, khi dạy đoạn trích Hnh phúc ca mt tang gia (Vũ Trọng Phụng), GV có thể hướng dẫn HS lập bảng thống kê cá sự kiện liên quan đến nhân vật chính trong tác phẩm. Trên cơ sở thống kê này, GV và HS tiến hành phân tích tác phẩm. (GV có thể cho HS chuẩn bị ở nhà trước khi tiến hành phân tích tại lớp).

Cụ cố Hồng Cụ bà Ông Phán Văn Minh Cậu Tú Tân Tuyết

…………..

…………..

…………...

…………..

…………

…………

………….

………….

…………..

…………..

…………..

………….

…..

Nếu như ở phân môn Tiếng việt, Làm văn những kiến thức cơ bản chủ yếu nằm trong SGK thì ở giờ đọc hiểu văn bản lại hoàn toàn khác. Vì vậy diễn giảng là phương pháp không thể thiếu. Hoạt động giảng xưa nay chiếm vị trí độc tôn trong dạy học và gần như sức mạnh, năng lực người GV thể hiện nhanh và rõ ở hoạt động này. Song GV cần linh động và diễn giảng một cách tích cực.

Ví dụ: Khi dạy Ch người t của Nguyễn Tuân GV cần giảng cho HS hiểu thêm về nghệ thuật thư pháp và thú chơi chữ của người xưa. GV có thể khơi gợi sự chú ý, hứng thú của HS khi hỏi về sự hiểu biết của các em về môn nghệ thuật này. Bên cạnh đó GV có thể cho HS xem những tranh ảnh minh họa về chữ thư pháp để lôi cuốn HS vào bài, hình thành dần ở HS khả năng tích cực, chủ động.

Đó là GV đã vận dụng cả phương pháp đàm thoại và trong quá trình dạy tác phẩm văn xuôi hiện đại. Như chúng ta đã biết, đặc điểm của hình tượng văn học là có tính biểu tượng, ngôn ngữ mang tính hàm ẩn. Do vậy việc cảm thụ tác phẩm không dễ dàng, một hình ảnh, một từ ngữ có thể gợi lên nhiều cách hiểu khác nhau. Vì thế câu hởi của GV phải định hướng sự chú ý của HS vào những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu, từ đó giúp HS nắm được nội dung chính của tác phẩm. Các tác phẩm văn chương hiện đại ngày nay cũng phát triển theo nhiều khuynh hướng không hoàn toàn tách bạch một cách tuyệt đối. Vì vậy, vai trò chủ đạo của người thầy khi đặt câu hỏi là công việc tinh tế và linh động.

Câu hỏi quan trọng nhất đối với văn xuôi là giúp cho HS nhớ được diễn biến của truyện theo các biến cố của cuộc đời nhân vật. Trong giờ đọc hiểu văn bản GV có thể sử dụng linh hoạt các loại câu hỏi: câu hỏi tái hiện, câu hỏi yêu cầu giải thích, phân tích, suy luận hay câu hỏi khái quát. Những câu hỏi về chi tiết nghệ thuật cũng phải được chú ý. Trên cơ sở từ dễ đến khó với một hệ thống câu hỏi kích thích HS chiếm lĩnh từng tầng nghĩa, từ cảm đến hiểu một cách sâu sắc, chủ động trình bày được cảm thụ của mình.

Ví dụ:

* Bóng tối và ánh sáng được tác giả miêu tả ra sao? Em hãy tìm những chi tiết cho thấy sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng? (Hai đứa trẻ - Thạch Lam).

* Em hãy khái quát lên chủ đề (nội dung tư tưởng) trong truyện ngắn Ch người t - Nguyễn Tuân?

* Truyện đã qua mấy lần đổi tên? Em hiểu như thế nào về 3 nhan đề của truyện? (Chí Phèo - Nam Cao).

Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương không hiện lên một cách trực tiếp như trong phim ảnh mà hiện lên gián tiếp qua ngôn từ nên để hiểu được tác phẩm HS cần phải có khả năng liên tưởng, tưởng tượng. Chẳng hạn nếu không biết chữ Hán được viết như thế nào thì HS khó có thể cảm nhận được cảnh “Mt người tù, c đeo gông, chân vướng xing đang dm tô tng nét ch trên tm la trng tinh căng trên mnh ván. Người tù viết xong mt ch, viên qun ngc li vi khúm núm ct nhng đồng tin km đánh du ô ch đặt trên phiến la óng”. Để giúp HS vượt qua những khó khăn trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương, GV cũng có thể sử dụng tranh ảnh, hiện vật, biểu bảng, mô hình trong giờ đọc hiểu văn bản. Ví dụ tranh ảnh về Chí Phèo, Thị Nở, về cuộc gặp gỡ giữa hai người (Chí Phèo - Nam Cao), những chữ Hán, chữ thư pháp, hình ảnh ông đồ ngày xưa (Ch người t - Nguyễn Tuân), biểu bảng so sánh giữa bóng tối và ánh sáng của phố huyện nghèo (Hai đứa tr - Thạch Lam),... GV cũng có thể cho HS diễn kịch trong những tác phẩm có xung đột, kịch tính, tiêu biểu trong tác phẩm trong khoảng thời gian từ 5- 15 phút.

Tuy nhiên GV cần thận trọng khi sử dụng phương pháp trực quan. Chỉ sử dụng trong trường hợp những hình ảnh, sự vật xa lạ với HS, giúp HS hiểu rõ hơn về hình

tượng nghệ thuật của tác phẩm. GV không nên lạm dụng tranh ảnh vì đặc trưng của văn chương là ngôn từ, nó nhằm phát huy trí tưởng tượng của HS.

Ngày nay giảng dạy nêu vấn đề được nghiên cứu và vận dụng nhiều vào quá trình dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương. Dạy học nêu vấn đề trong đọc hiểu chính là nghệ thuật tạo được tình thế có vấn đề, khơi gợi hứng thú, nhu cầu cảm thụ và tìm hiểu, phân tích ở HS. Trên thực tế đã cho thấy rằng dạy học nêu vấn đề đã có tác dụng mạnh mẽ đối với việc phát triển năng lực nhận thức của bản thân HS một cách rõ rệt.

Chúng ta cũng cần phải phân biệt khi dạy học giữa tiểu thuyết hiện đại và truyện ngắn hiện đại. Có thể nói cho đến nay, khái niệm tiểu thuyết còn nhiều quan niệm nhưng chắc chắn phải có được ba yếu tố: chất sử thi, chất trữ tình và kịch tính.

Trong phạm vi nhà trường hiện nay chỉ có tiểu thuyết S đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Trước khi phân tích chương XV minh họa cho tác phẩm S đỏ với cái tên đầy đủ:

Hnh phúc ca mt tang gia, Văn Minh na cũng nói vào, Mt đám ma gương mu GV cần tóm tắt cả 20 chương theo nhân vật Xuân tóc đỏ. Chất trào phúng tài hoa của người nghệ sĩ này thể hiện một cách tổng hợp: từ tên đến tác phẩm, tên từng chương sách, từ tình huống trào phúng đến từng chân dung cũng đầy trào phúng, từ đám tang trong giai điệu trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu cũng đầy chất hài hước trào phúng,...

Trong lịch sử văn học Việt Nam và thế giới có nhiều đám tang được miêu tả nhưng có lẽ khó mà tìm thấy đám tang nào được thể hiện tài tình với một nghệ thuật trào phúng tài hoa, với một thái độ trầm tĩnh như Vũ Trọng Phụng ở chương truyện này.

Khi nói đến dạy học truyện ngắn, vấn đề cơ bản là tình huống của nó. Ở chương trình văn học nhà trường từ cải cách giáo dục đến nay khối lượng truyện ngắn hiện đại khá lớn của các tác giả: Nam Cao, Nguyễn Khải, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố,... Đã là truyện dù là trữ tình hay tự sự, GV cần giúp HS kể được, tóm tắt được, hình dung ra được những bức tranh nghệ thuật. Trong những truyện ngắn tự sự, biết được thi pháp của tác giả có thể từ tác giả, từ nhân vật,... để tìm ra tư tưởng chủ đề.

Tuy nhiên có những nhà văn đi tới những triết lí, triết luận bất ngờ mà sâu sắc như của Nam Cao, những phát hiện độc đáo từ suy tư đến ngôn ngữ và hình ảnh của Nguyễn Tuân,... Vì vậy GV phải tùy vào từng tác phẩm cụ thể mà có phương pháp và biện pháp thích hợp. Trong những đoạn văn trữ tình hay, đặc sắc nếu cần thiết phải thuộc bằng biện pháp tích cực qua đọc diễn cảm kết hợp với giảng bình.

Dù là dạy tiểu thuyết hay truyện ngắn thì GV cũng cần tránh những quy trình lặp đi lặp lại rập khuôn: giới thiệu, chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết. Đây có thể là lôgic bên trong của một tiết dạy học tác phẩm văn chương nói chung, nhưng không phải là công thức chung cho mọi giờ dạy học tác phẩm, mà GV phải hết sức nhạy bén và linh hoạt.

Nói chung phương pháp dạy học hiện đại nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của HS trong qua trình hình thành kiến thức. GV cần tạo điều kiện cho HS tự khám phá tác phẩm và phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm cũng như khuyến khích sự hưởng ứng tích cực của HS. Điều này giúp cho HS hình thành dần ý kiến cá nhân và phát triển khả năng đọc và phân tích tác phẩm. Để đạt được mục đích trên, các hình thức dạy học phải đa dạng, hài hòa làm HS cảm thấy hứng thú trong suốt giờ học. Việc sử dụng phương pháp nào, ở mức độ như thế nào phụ thuộc vào khối lượng bài học, năng lực HS, điều kiện học tập. Vì vậy để những tác phẩm văn chương thật sự đi vào tâm hồn các em vấn đề quan trọng nhất chính là sự nhiệt tình, sáng tạo của GV, quan niệm của GV về việc dạy và học. Và để giờ đọc hiểu những tác phẩm văn xuôi hiện đại thật sự hiệu quả, GV cần sử dụng linh hoạt, phối hợp các phương pháp dạy học.

Chương 3: DY HC VĂN XUÔI HIN ĐẠI NAM LP 11 (B CƠ BN)

1. Nguyên tc son giáo án

Khi đề cập đến việc đổi mới thiết kế giờ học văn chương thì việc đổi mới phương pháp dạy học văn không chỉ hướng đến sự hoàn thiện về phương diện lý thuyết mà còn có cả thực hành. Khi tư tưởng hiện đại ngày càng chiếm ưu thế trong trường học thì cách hiểu giờ dạy học cũng không còn nguyên như cũ. “T yêu cu chiến lược ca dy hc Văn nhm làm sao phát huy cao độ kh năng ca ch th HS, gi hc không th là cơ hi để GV truyn đạt hiu biết ca bn thân cho dù đó là nhng hiu biết rt sáng to - rt mi m. Gi hc không phi để truyn sáng to mà để khơi dy sáng to ca HS. HS không phi là cái bình cha mà phi là ngn đèn du cn được thp sáng. Do vy, cu trúc gi dy phi thay đổi v cơ bn. Cu trúc gi dy không th là s sp xếp mt cách công thc ca GV và HS theo mt tiến trình xơ cng” [14; tr.61].

Sự đổi mới trong quan niệm và cách cấu tạo giờ dạy đã đưa đến cách cấu tạo mới về giáo án. Giáo án bao giờ cũng thể hiện cụ thể quan điểm dạy học, cơ chế lên lớp và cấu tạo giờ dạy. Có thể nói giáo án chính là “đứa con tinh thần” của mỗi người GV. Nó thể hiện tâm huyết và trí tuệ của của người thầy. Quá trình soạn giáo án là quá trình GV tìm hiểu những cái hay - cái đẹp,… truyền thụ cho HS. “T 1945 đến1954, do điu kin chiến tranh và trình độ qun lí chuyên môn, vic son giáo án bài lên lp ca GV hoàn toàn “t do”. Sau 1954 vi kinh nghim ca giáo dc ca khu hc xá Trung ương, mt mu hình bài son lên lp (giáo án) 5 bước tr thành ph biến min Bc và min Nam sau 1975” [14; tr.62].

Vì thế chúng ta có thể hiểu khái quát về lí thuyết soạn giáo án như sau: “Son giáo án là thiết kế tiến trình mt (hay mt s) tiết lên lp vi tt c nhng ghi chép cn thiết sao cho người dy có th căn c vào s chun b y mà thc hin thành công mc đích ca bài dy” [27; tr.18].

Một giáo án thông thường có cấu trúc cấu trúc một giờ dạy theo kiểu truyền thống:

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn dạy học văn XUÔI HIỆN đại VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 11 (bộ cơ bản) (Trang 30 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)