Chương 3: Dạy học văn xuôi hiện đại Việt Nam lớp 11 (bộ cơ bản) 1. Nguyên tắc soạn giáo án
C. PHẦN KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đất nước ta từng ngày thay đổi, xã hội chúng ta đang dần hòa nhập và phát triển theo cuộc các mạng khoa học kĩ thuật toàn cầu. Với mong muốn đưa đất nước đi lên, trở thành một nước có thể sánh vai với các cường quốc năm châu thì việc đầu tư cho giáo dục cần phải được chú trọng, ưu tiên, đầu tư, phát triển. “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” (Nông Đức Mạnh), giờ đây vai trò của giáo dục đã được đề cao. Vì thế yêu cầu cấp bách đặt ra cho nền giáo dục nước ta là phải có sự đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học và thật sự ta đang trên đà đổi mới ấy. Giảng dạy nhất thiết phải thiết thực, hữu ích và đạt hiệu quả. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp vào quá trình giảng dạy nói chung, trong dạy đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại nói riêng theo quan điểm hiện đại lấy HS làm trung tâm ngày càng được chú trọng.
Với quan điểm dạy học hiện đại GV không phải là người truyền thụ những kiến thức có sẵn để HS lĩnh hội nữa. Giờ đây GV đóng vai trò là một người đứng ra tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động của HS và HS đóng vai trò trung tâm, là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập.
Ngày nay phương pháp dạy học theo quan điểm hiện đại, tích cực ngày càng được chú trọng sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao.Trong quá trình giảng dạy GV cần nắm vững cơ sở lí luận chung của phương pháp dạy học để vận dụng vào soạn giáo án.
Ngoài ra, người GV cần sử dụng linh hoạt, phối hợp các phương pháp để phát huy những ưu điểm, hạn chế dần những nhược điểm của từng phương pháp.
Là một người GV trong tương lai, chúng tôi thấy được sự quan trọng trong đổi mới trong quá trình dạy học. Chúng tôi đang cố gắng nắm vững những cơ sở lí luận dạy học để vận dụng vào công việc giảng dạy sau này. Đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học. Tuy nhiên, đổi mới và việc thực hiện đổi mới một cách triệt để là không dễ dàng. Đó là cả một quá trình để GV quen dần với cách dạy mới - HS quen dần với cách học mới.
Để giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương không trở nên nhàm chán, ngán ngẩm đối với HS; để giờ học thật sự sinh động và hiệu quả, chúng tôi đã cố gắng vận dụng phối hợp giữa các phương pháp dạy học trong việc soạn giáo án. Về nội dung, chúng tôi đã xác định được những kiến thức trọng tâm của bài, vận dụng linh động các phương
pháp theo quan điểm hiện đại vào công tác soạn giảng. Về hình thức, các bài soạn được chúng tôi soạn một cách cụ thể đáp ứng yêu cầu của SGK, của một giờ dạy trong nhà trường phổ thông.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng những phương tiện trực quan hỗ trợ cho giờ dạy học đạt hiệu quả, lớp học sinh động hơn, HS có thể nhớ bài tại lớp, khắc sâu kiến thức bài học hơn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài việc tiếp thu ý kiến của những người đi trước, chúng tôi đã tìm hiểu về phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy một giờ đọc hiểu văn bản có hiệu quả hơn nói riêng. Chúng tôi đã cố gắng soạn giáo án theo quan điểm dạy học hiện đại - lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy học.
Do hạn chế về thời gian cũng như vốn tri thức, trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, … Mặc dù vậy nhưng chúng tôi cảm thấy tự tin hơn khi đã trang bị cho mình những phương pháp tốt, những vốn kiến thức quý báu. Và chúng tôi cũng mong rằng sẽ có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này hơn nữa, góp phần hoàn thiện hơn về các phương pháp dạy học, để giờ đọc hiểu những tác phẩm văn chương trở nên sinh động, hấp dẫn hơn đối với HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quốc Anh, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Khắc Đàm, Bùi Minh Đức, Nguyễn Duy Kha, Trần Đăng Nghĩa, Bùi Xuân Tân, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Hồng Vân, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Lại Nguyên Ân (biên soạn), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
3. Hoàng Hữu Bội, Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 (phần văn học), NXB Giáo dục, 2007.
4. Nguyễn Minh Chính, Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Đình Thích, Hà Hông Vân, Lý luận dạy học Ngữ văn, Cần Thơ 7/ 2002.
5. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), NXB Đại học Sư phạm, 2006.
6. Đỗ Ngọc Đạt, Bài giảng lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
7. Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1, NXB Hà Nội, 2007.
8. Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học văn ở nhà trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
9. Vũ Ngọc Khánh, Để dạy và học tốt môn Văn, NXB Đại học Sư phạm, 2004.
10. Lê Phước Lộc, Lý luận dạy học, Cần Thơ, 2002.
11. Phan Trọng Luận, Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn, NXB Giáo dục, 1978.
12. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
13. Phan Trọng Luận (chủ biên ), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1, 2, NXB Giáo dục, 2006.
14. Phan Trọng Luận (chủ biên), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường Phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục, 2000.
15. Phan Trọng Luận, Văn chương và bạn đọc sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
16. Phan Trọng Luận, Văn học nhà trường nhận diện- tiếp cận- đổi mới, NXB Đại học Sư phạm, 2009.
17. Phan Trọng Luận, Văn học thế kỉ XXI, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
18. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2008.
19. Phan Trọng Luận(chủ biên), SGV Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2008.
20. Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức học hợp tác trong dạy học Ngữ văn, Đại học Cần Thơ, 2006.
21. Nguyễn Thị Hồng Nam, Thiết kế câu hỏi dạy học văn - Một thử thách lớn đối với GV, Tạp chí Giáo dục số 147, 2006.
22. Đoàn Thị Kim Nhung, 990 câu hỏi trắc nghiệm và đề tự luận Ngữ văn 11, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2008.
23. Nguyễn Đức Quyền, Bình giảng - bình luận văn học, NXB giáo dục, 2003.
24. Trần Đình Sử (tuyển chọn), Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
25. Trần Đình Sử, Trần Đăng Xuyền, Bình giảng tác phẩm văn học chương trình cuối cấp THCS – THPT, NXB Giáo dục, 1997.
26. Trương Tấn Sang, Giáo dục - Đào tạo phải tiếp tục đổi mơi mạnh mẽ, Báo GD &
ĐT số 113, ra ngày 19/8/2008.
27. Bùi Tất Tươm (chủ biên), Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt bậc THCS, NXB Giáo dục, 2003.
28. Trần Đình Thích, Bài giảng Phân tích chương trình Văn phổ thông, Đại học Cần Thơ, 2008.
29. Thái Duy Tuyên, Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục, 1999.
30. Trịnh Xuân Vũ, Phương pháp dạy văn ở bậc Trung học, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2003.
31. Trịnh Xuân Vũ, Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2000.
Tài liệu trên: www.google.com.vn
* http://giaoan.violet.vn
* http://vi.wikipedia.org
* http://www.vienvanhoc.org.vn
Phụ lục:
Biểu bảng :
Bóng tối Ánh sáng
- Trời nhá nhem tối…
- Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.
- Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông … sẫm đen hơn nữa.
Bóng tối đầy dần
- Đèn hoa kì leo lét, đèn dây sáng xanh … - Một khe ánh sáng.
- Vệt sáng của những con đom đóm…
- Quầng sáng thân mật chung quanh.
- Một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối.
- Thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa yếu ớt, le lói
Phụ lục 1:
Câu đối chữ Hán
Nghệ thuật thư pháp (Việt Nam)
Phụ lục 2:
Cảnh cho chữ
Phụ lục 3:
Họ, tên: ... PHIẾU HỌC TẬP Lớp:... CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Nguyễn Tuân
1. Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)?
(1)
(2)
(3)
Đặc sắc nghệ thuật
(4)
2. Em hãy khái quát lên chủ đề (nội dung tư tưởng) của truyện ngắn Chữ người tử tù?
Chú thích:
1. Đặc sắc nghệ thuật:
(1) Tạo dựng tình huống truyện độc đáo
(2) Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
(3) Xây dựng thàng công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
(4) Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
2. Chủ đề:
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện
và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà
văn.
Phụ lục 1: Hình ảnh Chí Phèo
Hình ảnh Thị Nở
Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
Phụ lục 2:
Họ, tên: ... PHIẾU HỌC TẬP Lớp:... CHÍ PHÈO
NAM CAO 1. Biểu hiện đầu tiên của Chí khi muốn trở thành người lương thiện là:
A. Càng uống rượu càng tỉnh.
B. Ôm mặt khóc rưng rức.
C. Nhận ra âm thanh đời thường của cuộc sống.
D. Đến nhà Bá Kiến đòi làm người lương thiện.
2. Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên là:
A. Đói rách, không nhà cửa, không nơi nương tựa.
B. Bị tàn phá nhân hình, nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người C. Bị Bà Kiến hãm hại, đàn áp, bóc lột.
D. Bị Thị Nở từ chối tình yêu.
3. Sắp xếp các từ sau đây để thấy được diễn biến tâm lí Chí Phèo từ khi thức dậy cho đến khi tự sát.
Tỉnh ngộ, ngạc nhiên, phẫn uất, tỉnh rượu, xúc động, đau đớn, hi vọng, thất vọng, tuyệt vọng.
Đáp án:
1. C 2. B
3. Tỉnh rượu => tỉnh ngộ => ngạc nhiên => xúc động => hi vọng => thất vọng =>
đau đớn => phẫn uất => tuyệt vọng.
QUY ƯỚ C VI Ế T T Ắ C VÀ CÁC KÍ HI Ệ U
* Quy ước viết tắt * Các kí hiệu
SGK: Sách giáo khoa
SGV: Sách giáo viên GV: Giáo viên HS: Học sinh
THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông NXB: Nhà xuất bản
: GV dùng lời (diễn giảng, mô tả)
? : GV hỏi
: GV nhận xét, đánhgiá
: HS đọc, trả lời
: HS trao đổi, thảoluận
M Ụ C L Ụ C
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ... 1
2. Lịch sử vấn đề... 3
3. Mục đích nghiên cứu ... 7
4. Phạm vị nghiên cứu... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ... 8
B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Văn xuôi hiện đại Việt Nam lớp 11(bộ cơ bản) 1. Quan niệm về văn xuôi - văn xuôi hiện đại ... 9
2. Vị trí, ý nghĩa của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam ... 12
3. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi hiện đại ... 14
3.1. Về nội dung tư tưởng ... 14
3.2. Về nghệ thuật ... 15
4. Giới thiệu chương trình văn xuôi hiện đại lớp 11(bộ cơ bản) ... 17
Chương 2: Cơ sở lí luận cho việc dạy học văn xuôi hiện đại Việt Nam lớp 11(bộ cơ bản) 1. Quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm ... 18
1.1. Năm định hướng trong quá trình dạy học của Marzano ... 19
1.1.1. Định hướng 1: Thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học ... 19
1.1.2. Định hướng 2: Thu nhận và tổng hợp kiến thức ... 20
1.1.3. Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức ... 20
1.1.4. Định hướng 4: Sử dụng kiến thức có hiệu quả ... 21
1.1.5. Định hướng 5: Rèn luyện thói quen tư duy ... 21
1.2. Tổ chức học hợp tác (thảo luận nhóm) trong dạy học Ngữ văn ... 22
1.2.1. Khái niệm ... 22
1.2.2. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức học hợp tác ... 22
2. Các phương pháp dạy học Ngữ văn ... 24
2.1. Phương pháp đọc tác phẩm ... 24
2.2. Phương pháp diễn giảng ... 25