Hình ảnh động vật

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn biểu trưng của hình ảnh tự nhiên trong tục ngữ việt nam (Trang 26 - 31)

Chương 2: Biểu trưng và một số loại hình ảnh biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam 21 1. Về khái niệm biểu trưng

2. Một số hình ảnh biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam

2.2. Hình ảnh động vật

Công trình biên sọan "Tục ngữ Việt Nam" của nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri, NXB KHXH, 1998, có tất cả 4130 câu tục ngữ trong đó có 557 câu có hình ảnh động vật, chiếm 13,4 %, so với tục ngữ Việt Nam.

So với các hình ảnh khác thì hình ảnh động vật có số lượng tương đối cao. Người Việt Nam trong cách sống mang nặng nghĩa tình, với tâm hồn giàu cảm xúc nên ở họ có cái nhìn thân thuộc, gần gũi với các con vật nuôi

và cả những con vật trong thế giới xung quanh cuộc sống. Nhưng có lẽ trên hết, hình ảnh động vật được miêu tả trong tục ngữ nhiều nhất là những con vật gần gũi hàng ngày với con người.

Nắm bắt được đặc tính, tính chất của từng loài vật qua quan sát, người xưa đã đưa hình ảnh những con vật vào tục ngữ, nó mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Tục ngữ có hình ảnh động vật đã phản ánh sinh động những quan niệm về đối nhân xử thế, tính cách và phong tục tập quán của người Việt.

Hình ảnh động vật xuất hiện thường trong tục ngữ, quen thuộc nhất là hình ảnh những con vật nuôi như: trâu, bò, gà, chó,...

* Hỗnh aớnh "con trỏu"

Con trâu là con vật thân thiết gắn bó với người lao động Việt Nam.

Hình ảnh "con trâu" như người bạn đồng hành trên đồng ruộng, cùng con người "dãi nắng dầm sương" tạo ra hạt lúa củ khoai. Do đó hình ảnh "con trâu" được liên tưởng đến con người, biểu trưng cho cách sống, lối suy nghĩ của tư duy người Việt.

Sự hiện diện của con trâu trong tục ngữ Việt Nam là điểm độc đáo so với tục ngữ các nước khác. Con trâu được nuôi để kéo cày, phục vụ cho con người trên đồng ruộng, phù hợp với một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp, "Con trâu là đầu cơ nghiệp". Vai trò của con trâu đối với người Việt không chỉ được nhìn thấy ở thực tế mà qua tục ngữ nó tạo ra một nét đặc sắc riêng mang đậm dấu ấn văn hóa của con người Việt Nam.

Tục ngữ Việt Nam nói chung và tục ngữ có hình ảnh động vật nói riêng thường dùng hình ảnh "con trâu" để biểu trưng cho sự siêng năng, cho công lao làm việc của con người.

"Trỏu hay khọng ngải caỡy trỉa"

Câu tục ngữ ca ngợi công lao không quản ngại khó khăn của con người để đem lại thành quả tốt và phê phán những kẻ có thái độ thờ ơ, ngại vất vả với công việc được giao.

Hình ảnh "con trâu" ở đây không còn là đặc tính của "trâu hay", "trâu dở" (trâu cày không tốt) mà mang ý nghĩa đặc trưng cho con người và ở tình huống khác nhau có nghĩa khác nhau. "Trâu hay không ngại cày trưa" ca ngợi tinh thần hết mình vì công việc đồng thời có sự phê phán thái độ thờ ơ ngại khó đối với công việc được giao.

Đi vào tục ngữ, hình ảnh "con trâu" trong lối suy nghĩ của người Việt Nam trở nên sống động. Con trâu không chỉ mang chức năng kéo cày đơn thuần mà còn biểu trưng cho thái độ phản kháng của con người.

Thường khi trâu ra đồng về mệt, bị buộc vào cọc lúc giữa trưa không cỏ, không nước thì trâu sẽ phá cọc để đi. Hành động đó thuộc bản năng của con trâu nhưng soi vào tục ngữ hành động này được liên tưởng đến thái độ phản kháng của con người. Con người khi bị đè đầu cưỡi cổ thì việc phản kháng lại là điều tất nhiên.

"Buọỹc trỏu trỉa nạt coỹc"

Kinh nghiệm buộc trâu vào ban trưa sẽ nát cọc, thể hiện qua câu tục ngữ ngoài việc bộc lộ kinh nghiệm còn nói lên ý nghĩa khác là: trong công việc không nên đi trái với quy luật tự nhiên.

Từ một hiện tượng ăn cỏ của con trâu được tác giả dân gian ghi nhận:

"Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy". Câu tục ngữ phê phán những kẻ chỉ biết sống cho riêng mình. Với lối sống cá nhân vị kỷ không phù hợp với đạo lí xưa nay của người Việt. Người Việt Nam sống với tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau do đó lối sống bó hẹp, cá nhân bị lên án.

Bên cạnh biểu trưng cho lối sống cá nhân ích kỷ của con người, câu tục ngữ còn là lời khuyên cho chúng ta không nên xâm chiếm của người khác làm của mình. Sống phải có sự quan tâm đến người khác, không nên chèn ép ỷ mạnh mà hiếp yếu. Đồng thời ở trường hợp khác câu tục ngữ "Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy" biểu trưng cho những kẻ có lối sống bảo thủ lạc hậu. Phê phán kẻ không biết mở rộng giao lưu, mở rộng vốn hiểu biết. Sống đoạn tuyệt giao lưu sẽ không đưa xã hội phát triển được. Hơn nữa nó sẽ đẩy con người ta đến lối sống lạnh nhạt vô tình.

Chung lại, trong nhận thức của người Việt thì hình ảnh "con trâu" đã biểu đạt được giá trị về quan niệm sống của con người. Biểu hiện của con trâu xuất hiện ở nhiều thể lọai khác nhau như ca dao, đồng dao... và cả trong tranh vẽ (tranh chọi trâu) chứ không riêng gì trong tục ngữ. Vang đâu đây câu hát ru từ thuở ấu thơ:

Trỏu ồi ta baớo trỏu naỡy,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta . . .

* Hỗnh aớnh con chọ.

Nếu như trâu với người là bạn đồng hành trên đồng ruộng thì ở nhà con chó là con vật gần gũi và trung thành và quấn quýt bên con người. Chó vốn là con vật thông minh, người Việt nuôi để giữ nhà và hầu như không nhà nào là không nuôi chó. Đi vào tục ngữ, hình ảnh “con chó” ít nhiều in đậm trong tâm thức người Việt Nam và được biểu trưng cho tính cách khác nhau của con người.

"Chó chưa cắn đã chìa răng ra"

Tục ngữ có hình ảnh "con chó" thường hay được dụng chỉ tính cách xấu của con người. Chó nuôi có đặc tính giữ nhà, ai vào trước tiên là nó gừ răng để doạ. Liên tưởng điều này nhằm biểu trưng cho những kẻ tự kêu ngông nghênh khoác lác chưa làm được việc đã "chìa răng" doạ nạt. Lời khuyên chân thành cho con người là chớ nên xem thường người khác phải biết khiêm tốn, tự trọng. Tính vị kỷ của con người cũng được tìm thấy qua câu tục ngữ: "Chó nhà nào nhà ấy sủa". Tục ngữ phê phán lối sống ích kỷ vì cá nhân, khuyên con người phải biết nhìn xa trông rộng gắn bó đoàn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm nói riêng và trong cộng đồng nói chung.

Hình ảnh "con chó" qua tục ngữ còn được biểu trưng cho thói ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ đông hiếp người thế cô.

-Chó chùa bắt nạt chó làng.

-Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng.

Con người ai cũng phải lao động kiếm sống, trong quá trình "tồn tại”

gặp phải cảnh khó khăn liên tiếp dồn đến, người ta hay dùng câu tục ngữ

"Đã khó chó cắn thêm" để miêu tả cảnh ngộ mình. Hình ảnh "con chó" ở đây được biểu trưng cho sự mất mát xui rủi, nghèo túng đeo đẳng con người.

Cách nói hình ảnh này tuy không đưa ra các từ biểu đạt lời than vãn về nghèo, về khổ nhưng vẫn diễn đạt sắc thái biểu cảm độc đáo.

Trong cuộc sống hàng ngày vấn đề suy xét trước sau mới hành động là điều cần thiết, nhất là trong giao tiếp. Người Việt Nam dùng câu tục ngữ

"Đánh chó ngó chủ nhà" để biểu trưng cho kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử của con người trong xã hội. Tục ngữ Anh cũng có câu "Ai xua đuổi chó là xua đuổi chủ của nó".

Tóm lại, những câu tục ngữ có sử dụng hình ảnh "con chó" tạo nên sự phong phú cho tục ngữ, khiến tục ngữ mang nét riêng đồng thời tạo nên sắc thái biểu cảm độc đáo. Nó lí giải sự tồn tại của mình qua tục ngữ đem đến sự nhận thức đánh giá cao vai trò biểu hiện. Hình ảnh "con chó" trong tục ngữ còn cho thấy sự liên tưởng của người xưa rất tinh tế, cộng lối tư duy mang tính triết lý cao.

* Hỗnh aớnh "con gaỡ".

So với hình ảnh "con chó" thân quen được đưa vào tục ngữ thì hình ảnh

"con gà" cũng không kém phần sinh động. Con gà được nuôi để lấy thịt, lấy trứng, nó không xa lạ với con người. Tiếng gà gáy là âm thanh quen thuộc đối với người dân quê Việt Nam. Tiếng gà đi vào tục ngữ được xem là biểu tượng của thời gian trôi đi.

"Chó giữ nhà, gà gáy trống canh"

Tiếng gà như một "đồng hồ sinh học" nơi thôn quê. Gà gáy sáng giục người ra đồng, tiếng gà ban trưa báo hiệu một làng quê thanh bình yên ả.

Hình ảnh "con gà" đi sâu vào đời sống bình dị của con người nơi thôn dã.

Cũng như nhiều con vật khác, con gà đi vào trong tục ngữ Việt Nam được biểu trưng cho quan niệm sống, quan niệm xã hội hoặc phẩm chất, tính cách của con người. Người Việt Nam mượn hình ảnh "con gà" để biểu trưng cho chuyện đời chuyện người.

Trước tiên hình ảnh "con gà"ì với tiếng gáy được biểu trưng cho tính cách hay ganh đua, ghen tỵ của con người.

"Con gà tức nhau tiếng gáy"

Loài gà có đặc tính là khi con này gáy thì con khác cũng gáy theo.

Hiện tượng này được liên tưởng đến con người. Sự liên tưởng này độc đáo được thấy ở tục ngữ Việt Nam, trong tư duy người Việt. Ý nghĩa biểu trưng mà câu tục ngữ biểu đạt thật thâm thúy, phản ánh tính cách hay ganh đua của người đời, thấy ai làm gì thì theo. Bất chấp điều kiện hoàn cảnh mình có cho phép hay không, đó là tính xấu đáng phê phán. Câu tục ngữ mở ra cho chúng ta một lối sống đẹp, khuyên con người nên sống chan hòa chớ nên đua đòi, ghen tị với người khác.

Hình ảnh "con gà" được biểu trưng cho tinh thần, ý thức về sự đoàn kết gắn bó của những người thân nói riêng và cộng đồng nói chung:

"Khôn ngoan đá đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau."

Gà trong cùng một bầy, đôi lúc tranh ăn chúng hay đá nhau, dù là sinh cùng một bầy. Với con người, khi có mối quan hệ ruột thịt với nhau không nên vì lợi ích cá nhân mà ẩu đả gây cảnh "Nồi da xáo thịt".

Thường khi đi kiếm ăn, gà hay bươi bới bừa bãi, đặc điểm này được nhân dân ghi lại bằng câu tục ngữ:

- Vắng chủ nhà, gà bới bếp.

- Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm.

Hình ảnh "con gà" đã được khái quát lên biểu trưng cho thói cơ hội lợi dụng của con người. Phê phán kẻ phá rối, làm điều sai trái khi có cơ hội.

Tục ngữ thường là "nói ít hiểu nhiều" thế nên dù chỉ với một câu ngắn gọn nhưng sức chứa dung lượng nội dung biểu đạt rất sâu sắc và ở ngữ huống sử dụng khác nhau sẽ thể hiện sắc thái biểu đạt mạnh hay nhẹ. Với câu "Vắng chủ nhà, gà bới bếp" nếu ở một tổ chức, cơ quan nào đó thì hình ảnh "con

gà" được dùng để ám chỉ kẻ hay bày vẽ chuyện nọ chuyện kia khi cấp trên đi vắng.

Chung qui, hình ảnh "con gà" không chỉ có trong tục ngữ mà còn xuất hiện trong ca dao, thành ngữ... Nhưng dù thế nào khi được sử dụng nó vẫn mang giá trị biểu trưng sâu sắc, nhất là trong tục ngữ Việt Nam .

Tóm lại, hình ảnh động vật đi vào tục ngữ vốn rất phong phú. Không riêng gì những con vật gần gũi thân thuộc như: chó, gà, trâu, bò,...mà còn có cả những con vật trong rừng: voi, cọp... đều được nhân gian dùng để biểu trưng cho con người, với những nét tính cách phong phú. Mặc dù trình bày về biểu trưng của hình ảnh động vật nhưng chúng tôi chỉ phân tích sơ lược để nói qua giá trị biểu trưng có ở tục ngữ. Do đó ở nghĩa biểu trưng của hình ảnh động vật chúng tôi không đi sâu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn biểu trưng của hình ảnh tự nhiên trong tục ngữ việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)