Hình ảnh đồ dùng

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn biểu trưng của hình ảnh tự nhiên trong tục ngữ việt nam (Trang 34 - 37)

Chương 2: Biểu trưng và một số loại hình ảnh biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam 21 1. Về khái niệm biểu trưng

2. Một số hình ảnh biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam

2.4. Hình ảnh đồ dùng

Hình ảnh đồ dùng đi vào tục ngữ với số lượng khoảng 337 câu, chiếm 8,1 %, so với 4130 câu tục ngữ Việt Nam. Đồ dùng là hình ảnh được sử dụng mang tính độc đáo ở tục ngữ, nói lên ý tưởng khác nhau về tính cách sống, lối sống...của con người.

Nói đến đồ dùng sinh họat của ta thì không phải là những đồ dùng có tính chất “hiện đại”, công nghiệp” mà là tất cả những gì đời sống lao động cần. Cuộc sống hàng ngày có biết bao vật dụng mà con người sử dụng, từ những công cụ lao động như cái cày, cái bừa, xe, đó, đơm... cho đến những đồ dùng trong sinh hoạt như quần, áo, chăn, gối... xuất hiện trong đời sống đều thấy trong tục ngữ. Tùy theo tính chất, chức năng của từng đồ dùng, mà đi vào tục ngữ nó mang giá trị biểu trưng cho giá trị nhân cách của con người, cho sự giàu nghèo của con người...

* Hỗnh aớnh “cại bạt”.

Cái bát là vật dụng dùng để đựng thức ăn, nó phục vụ cho con người thế nhưng đi vào tục ngữ nó thể hiện chức năng biểu trưng cho nhân cách con người trong các mối quan hệ đối xử.

Con người luôn sống cho mục đích lao động và hưởng thụ nhưng có kẻ không thích lao động mà chỉ biết hưởng thụ:

“Ngồi mát ăn bát vàng”

Hình ảnh “bát vàng” được biểu trưng cho sự giàu sang đầy đủ. Câu tục ngữ phê phán kẻ bóc lột công sức của người khác để lấy lợi cho mình, sống thiếu trách nhiệm. Đã sống thì con người nên sống tích cực, hãy bỏ công sức ra để làm, đừng ngồi không mà hưởng thụ.

Hình ảnh "cái bát" còn được biểu trưng cho thói vong ơn bội nghĩa.

Khi nhờ vả người khác thì quỵ lụy, xong việc thì phủi tay tất cả.

“Àn chạo âạ bạt”

Khuyên con người phải biết quí trọng và đền đáp những ai mà mình làm ơn. Người nào bị gán cho câu “ăn cháo đá bát” là người vong ơn, đừng mong có lần nữa được người khác giúp.

* Hình ảnh “cái nồi”.

Hình ảnh “nồi, niêu” đi vào tục ngữ, phần lớn mang giá trị biểu trưng cao. Nó biểu trưng cho lối sống sinh hoạt ở đời của con người, kinh nghiệm của con người trong đánh giá sự việc. Đánh giá về nhân cách của con người, tục ngữ nhìn nhận một cách tin tưởng rằng người có phẩm chất tốt thì dù ở hoàn cảnh nào nó cũng không mất đi mà càng làm cho phẩm chất ấy tốt đẹp hồn.

“Nồi đồng đánh gio lại sáng.”

Trong quan hệ giữa con người với nhau, tục ngữ có câu:

“Nồi nào vung ấy”

“Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo”

Hình ảnh “vung” và “nồi” biểu trưng cho sự tương xứng, hòa hợp trong tình duyên nói riêng và trong mối quan hệ giữa hai con người có tính cách và phẩm chất tương xứng với nhau.

Trong cuộc sống mọi sự việc đều có nguồn gốc nguyên nhân phát sinh.

Con người sử dụng hình ảnh “nồi, vung” để biểu trưng cho nguyên nhân đó.

“Cơm sống vì nồi, không sống vì vung”

Lời tục ngữ khuyên con người khi đánh giá sự việc phải biết suy xét, phán đoán để giải quyết vấn đề chính xác hợp lý hơn.

* Hình ảnh “thuyền”.

“Thuyền” là phương tiện đi lại quen thuộc với người Việt. Nó được đưa vào ca dao, thành ngữ, trong sáng tác thơ văn... biểu đạt tình cảm của con người. Ở tục ngữ, bên cạnh việc dùng hình ảnh “thuyền” mô tả những kinh nghiệm về phương tiện sông nước, người xưa còn dùng nó để biểu trưng co sự ganh đua của con người.

“Thuyền đua thì lái cũng đua, Bè gỗ đi trước, bè dừa theo sau”.

Dùng hình ảnh “thuyền” và “lái” để biểu trưng cho sự ganh đua, nó còn thể hiện lời khuyên con người làm việc gì phải xác định rõ ràng, đừng chạy theo người khác mà dẫn đến hậu quả không hay.

Hình ảnh “thuyền” và “lái” trong tục ngữ còn được biểu trưng cho người con gái: “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Đây là một lối so sánh và liên tưởng độc đáo của người Việt, làm cho câu tục ngữ có tính biểu trưng cao dù rất cô đúc ngắn gọn.

Quả thật hình ảnh “thuyền” đi vào tục ngữ đã thể hiện giá trị biểu đạt sâu sắc. Lựa chọn hình ảnh vận dụng đưa vào tục ngữ, đối với người xưa đã cọ sỉû choün loüc kyỵ.

Tóm lại, hình ảnh đồ dùng trong tục ngữ quả rất phong phú đa dạng.

Hầu như mọi đồ dùng có ích cho con người thì ít nhiều xuất hiện trong tục ngữ và đi liền với hình ảnh là hàm ý khuyên răn, nhắc nhở, ngợi ca... hướng về con người. Đây là điểm độc đáo mà tục ngữ đã làm được.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn biểu trưng của hình ảnh tự nhiên trong tục ngữ việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)