Hình ảnh thực vật

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn biểu trưng của hình ảnh tự nhiên trong tục ngữ việt nam (Trang 31 - 34)

Chương 2: Biểu trưng và một số loại hình ảnh biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam 21 1. Về khái niệm biểu trưng

2. Một số hình ảnh biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam

2.3. Hình ảnh thực vật

So với hình ảnh động vật ta thấy hình ảnh thực vật xuất hiện it hơn, chỉ khoảng 238 câu, chiếm 6,9 % so với 4130 câu tục ngữ Việt Nam. (xem phụ luûc 1).

Hình ảnh thực vật dùng làm biểu trưng trong tục ngữ cũng phản ánh được mọi mặt của đời sống xã hội. Thực vật không chỉ có ích cho con người mà còn có tác động đến tư duy con người. Từ quan sát về thực vật, dân gian đã đưa hình ảnh chúng vào tục ngữ để tạo nên giá trị biểu trưng thâm thúy sâu sắc.

Tục ngữ có hình ảnh thực vật phản ánh lên những kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Đồng thời còn rút ra được những kinh nghiệm quý báu về sự trao dồi nhân cách, lối đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong xã hội. Thực vật trong tục ngữ không chỉ là những loài thực vật nhỏ bé như bèo, rêu mà còn là những loài thực vật mạnh mẽ như: cây đa, cây tùng, cây bách,... Đặc biệt, các bộ phận của cây nói chung cũng xuất hiện trong tục ngữ.

* Hỗnh aớnh cỏy luùa.

Cây lúa đối với nước ta, một nước thuộc nền văn minh lúa nước, có vai trò quan trọng trong đời sống. Cây lúa đã từng là lẽ sống, là vận mệnh, là máu thịt gắn bó của con người đối với nơi chôn rau cắt rốn. Người Việt Nam đã quá quen thuộc với cây lúa, cây mạ, với quá trình cày cấy, gặt hái...

Cây lúa đã in sâu vào tâm thức người Việt, trong tục ngữ nó mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.

Để có hạt lúa ăn, con người phải bỏ bao công sức và cả kinh nghiệm, làm sao để đạt được thành quả. Việc chọn giống cho tốt, kĩ, sẽ giúp cho cây lúa phát triển và mau được thu hoạch. Kinh nghiệm "Muốn ăn lúa phải chọn giống" từ lâu đã được nhắc nhở qua những câu tục ngữ. Ngoài ra, câu tục ngữ "Muốn ăn lúa phải chọn giống" còn toát lên giá trị biểu trưng thâm thúy là: muốn hưởng thụ phải bỏ sức lao động. Muốn đạt được kết quả thì con người phải ra sức chứ không phải ngồi không mà lại"muốn ăn". Đây vừa là một kinh nghiệm trong trồng trọt vừa là lời khuyên răn thể hiện nét đẹp cố hữu của người Việt xưa nay là "Muốn ăn phải lăn vào bếp".

Trong sản xuất, cây lúa đem lại đời sống ấm no cho mọi nhà thế nên quá trình cày cấy rất khó khăn đòi hỏi phải có kinh nghiệm mới mong có được vụ mùa bội thu. Phải biết suy tính sao cho thích hợp ở từng thao tác và thời điểm.

-Thừa mạ thì bán, chớ có cấy rậm ăn rơm.

-Lúa mùa thì cấy cho sâu.

Lúa chiêm thì gẫy cành dâu mới vừa.

Tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất lúa nước đa phần là những câu biểu đạt một cách rõ ràng dễ hiểu. Bởi nó gắn chặt với cuộc sống của người dân đôn hậu chất phát để phục vụ cho họ trong lao động sản xuất và đời sống xã hội.

* Hỗnh aớnh “cỏy rau”.

Trong những nhu cầu của con người thì nhu cầu ăn uống ở Việt Nam cũng mang nét riêng. Lối sống người Việt Nam vốn mộc mạc, trong mỗi bữa ăn đều có rau, có canh. Dù đơn giản đạm bạc nhưng in đậm trong lòng mỗi người dù đi đâu vẫn nhớ về quê hương với “đĩa rau”, “con cá”. Hình ảnh

“cáy rau” âi vaìo caí trong ca dao:

"Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương."

Cây rau quả thật gần gũi với con người, nó đi vào trong sinh hoạt, trong suy nghĩ tỡnh cảm của con người. Trong tục ngư,ợ cõy rau là hỡnh ảnh biểu trưng cho cuộc sống bình thường giản dị của người dân. Nó trở thành thứ không thể thiếu trong sinh họat hàng ngày ở nông thôn. Ở nông thôn, mỗi gia đình ít nhiều đều có trồng những loại rau xung quanh nhà và cây rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt.

- Cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống.

- Cơm không rau như đánh nhau không có người đỡ.

Hình ảnh “cây rau” còn được biểu trưng cho một hiện tượng của đời sống con người:

“Rau nào sâu nấy”

Từ hiện tượng tự nhiên, sâu thường ăn rau, liên tưởng đến mối quan hệ phụ thuộc giữa người với người. Câu tục ngữ còn biểu trưng cho nhiều tầng ý nghĩa, hàm ý, sự tác động của con người thế nào với đối tượng thì sẽ được kết quả ấy.

“Cây rau” còn được tục ngữ sử dụng để biểu trưng cho một quy luật sống vay_trả ở đời: “Ăn cái rau, trả cái dưa”. Cuộc sống người Việt Nam luôn sâu nặng nghĩa tình, nhận ơn của người ta thì dù thế nào cũng phải trả lại, đền bù lại cho xứng đáng. Mặt khác, câu tục ngữ “Ăn cái rau, trả cái dưa” còn dụng ý khác, nếu vào hòan cảnh khác nó mang hàm ý phê phán kẻ gây ra chuyện xấu nên phải nhận hậu quả lớn lao do mình gây ra.

Cây rau gắn chặt với đời sống con người, khi đi vào tục ngữ nó bao quát chung cho một lối sống mộc mạc giản dị thuần chất đồng nội của con người Việt Nam. Mỗi câu tục ngữ có hình ảnh rau đều mang một ý nghĩa biểu trưng riêng phản ánh tư duy liên tưởng độc đáo của người xưa. Đến cây rau cũng đi vào tục ngữ cho thấy tục ngữ là một “bức tranh” phản ánh đời sống con người thật sinh động.

* Hỗnh aớnh “cỏy tre”.

Hình tượng cây tre, thân thẳng dẻo dai, rễ bám chặt vào đất, từ lâu đã được liên tưởng như một “dáng đứng Việt Nam” bất khuất trước “bão tố”

của cường quyền. Đi vào tục ngữ, cây tre là hình ảnh mang giá trị biểu trưng õọỹc õạo.

Cây tre từng đi vào huyền thoại một Thánh Gióng vươn vai nhổ tre đánh giặc. Hình ảnh “bờ tre hồn hậu” che chở cho làng “dưới tầm đại bác”thì hẳn đã in sâu vào đời sống tình cảm của người xưa và nay là dể hiểu. Ở tục ngữ, cây tre là hình ảnh được biểu trưng cho cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

“Chém tre phải dè đầu mắt”

Tre vốn có những đầu mắt, là nơi cứng nhất của thân cây. Kinh nghiệm cho thấy nếu muốn sử dụng tre phải chặt nơi không có đầu mắt. Liên tưởng vào tục ngữ, hình ảnh “tre” biểu trưng cho một cách sống, ứng biến của con người trước cuộc sống. Khuyên ta nên thận trọng khi làm việc, xem xét trước sau cân nhắc điều lợi, hại sẽ không thừa. Biết lựa chọn vào điểm tốt, dễ thành công hơn là lao vào vướng mắc.

Trong giao tiếp, lời tục ngữ “Chém tre phải dè đầu mắt” là khuyên con người nên cân nhắc trước khi thốt lời, tránh nói những gì gây tổn hại người khác. Làm người phải biết mềm mỏng có “cương” có “nhu” mới mong thành cọng.

Tục ngữ có hình ảnh cây tre còn được người xưa khái quát lên vấn đề mang tính triết lý sâu sắc:

“Tre giaì màng moüc”

Quy luật của cuộc sống khi ta già thì có lớp trẻ “măng mọc” lên thay.

Cũng như trong sự kế tục, người sau kế tục người trước, lớp sau thay thế lớp trước. Cũng như người già rồi sẽ mất, con cháu sẽ nối tiếp theo. Tư tưởng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, khi ta đã già thì việc bồi dưỡng nâng đỡ lớp sau là điều tất yếu.

Giá trị của hình ảnh thực vật trong tục ngữ đem lại cho người đời kinh nghiệm sâu sắc về lao động sản xuất và cả giá trị mà ý nghĩa biểu trưng mang lại là bài học qúi giá về đời sống xã hội, về con người. Đây là điểm đặc biệt có ở tục ngữ Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN văn sư PHẠM NGỮ văn biểu trưng của hình ảnh tự nhiên trong tục ngữ việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)