NHÓM GIẢI PHÁP GẮN VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CÁN BỘ; CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT; ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG

Một phần của tài liệu Chuyên Đề: Nhận Diện Và Phòng, Chống “Tự Diễn Biến”, “Tự Chuyển Hóa” Về Tư Tưởng (Trang 31 - 34)

1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ

Trong công tác tổ chức, cán bộ, cần phải công khai, minh bạch các khâu của công tác cán bộ, qua thi tuyển nghiêm ngặt để tìm người hiền tài như cha ông ta đã làm và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công trong công tác cán bộ. Trong các thời kỳ Cách mạng trước đây, công tác cán bộ được Đảng ta chuẩn bị, đào tạo, giáo dục và rèn luyện tốt, kỷ luật đảng nghiêm minh, rất ít người thoái hóa, biến chất. Đó là sự bảo đảm chắc chắn cho phát triển và thắng lợi của cách mạng và cũng là kinh nghiệm quý báu. Hiện nay, Đảng ta mới bắt đầu thực hiện công tác quỵ hoạch cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược. Cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Cần làm tốt công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sắp xếp, sử dụng cán bộ (đúng người, đúng việc, đúng tiêu chuẩn...), trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị là một trong những nội dung quan trọng và yêu cầu cao đối với sự nghiệp cách mạng và công tác xây dựng Đảng hiện nay; nếu không được thực hiện tốt, mắc phải sai lẩm, khuyết điểm, thì sẽ tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng để thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" từ bên trong, bên trên, thậm chí tạo dựng "ngọn cờ" trong nội bộ ta để chống phá, đó là điều đặc biệt nguy hại.

Cần hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để bảo đảm đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức. Sớm ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong Đảng, quy chế thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, quy chế về chế độ phê bình và tự phê bình trong Đảng... Hoàn chỉnh các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đảng viên; quy định về những điều cán bộ, công chức, đảng viên phải làm và không được làm. Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, công chức, nhất là trong những ngành nghề, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gây bức xúc trong dư luận.

Cần bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện quy định pháp luật về bầu cử. Chế độ bầu cử và chế độ theo nhiệm kỳ ở nước ta nói chung theo xu hướng của các nhà nước hiện đại - bầu cử tự do bằng phiếu kín..., tuy nhiên chưa năng động, chưa đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, nhất là trong điều kiện Đảng ta là đảng duy nhất lãnh đạo, cấm quyền. Gần đây, Đảng ta đã có chỉ đạo tăng cường bầu cử trực tiếp một số chức danh lãnh đạo, quản lý nhà nước.

2.Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát là một trong những giải pháp quan trọng để phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; góp phần kịp thời phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha, phát sinh, cần tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm và tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát đối với cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước các cấp và đảng viên, cán bộ, công chức trong việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống và xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, cần nghiên cứu ban hành cơ chế và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả việc kiểm tra, giám sát đối với người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống để ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực, làm trái nhằm trục lợi cho bản thân và gia đình. Việc xử lý kỷ luật phải đúng người, đúng việc, kịp thời, nghiêm minh, công bằng, bất kể người vi phạm là ai; tạo ra tính phòng ngừa và ngăn chặn cao, được cán bộ, đảng viên và quần chúng đồng tình ủng hộ.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; Quy chế chất vấn trong Đảng; Quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm; Quy định về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên theo Chỉ thị số 03- CT/TW, của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Quy chế giám sát trong Đảng; quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức.

Cần có cơ chế phát huy dân chủ, bảo đảm cho mọi cán bộ, đảng viên đều có quyền và trách nhiệm tham gia công tác kiểm tra, giám sát một cách chủ động và có hiệu quả. Đồng thời, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng đối với tổ chức đảng, cơ quan nhà nước trong việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động, quy chế làm việc, chế độ công tác; đối với cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu; xử lý kiên quyết, nghiêm minh, dứt điểm, công khai các hành vi vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3.Tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong hệ thống chính trị

Tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý còn ít, chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng đang diễn ra trong thực tế. Nếu Đảng, Nhà nước ta đấu tranh

thắng lợi với nạn tham nhũng, lãng phí thì sẽ chặn đứng và từng bước đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và loại bỏ được những tiêu cực khác. Do đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc được tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp và khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở; có hệ thống giải pháp đồng bộ về tuyên truyền, giáo dục và hành chính, về kinh tế và pháp luật, về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Điều quan trọng trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp phải thực sự tiên phong gương mẫu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả những chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan thường trực, tham mưu về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về thể chế kinh tế, tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân; nghiên cứu cơ chế công khai tài sản đối với một số chức danh chủ chốt, cao cấp của Đảng, Nhà nước; công khai tài sản của cán bộ, công chức khi được đề bạt, bổ nhiệm và ứng cử; có cơ chế để thẩm định, xác minh tài sản, thu nhập. Có quy chế về trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí nơi mình được giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý.

Đại hội XII tiếp tục "xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy, đảng"...

Đồng thời, từ yêu cầu và thực tiễn đấu tranh phòng chống tham nhũng năm qua, Văn kiện Đại hội XII đã nhấn mạnh một số các giải pháp cụ thể và mới để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũng được Đại hội XII nêu ra:

- "Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả, nhất là trong các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao"...

- Kiên quyết xử lý và kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình trực tiếp quản lý...

- Đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần phòng, chống tham nhũng.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Xây dựng cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn quan hệ "lợi ích nhóm"; chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục "tư duy nhiệm kỳ"...

Một phần của tài liệu Chuyên Đề: Nhận Diện Và Phòng, Chống “Tự Diễn Biến”, “Tự Chuyển Hóa” Về Tư Tưởng (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w