Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Quy Hoạch Chung Xây Dựng Hai Bên Tuyến Đường Dẫn Từ Nút Giao Lập Thể Giữa Đường Sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quốc Lộ 5 Đi Đường 390, Quốc Lộ 37 (Trang 25 - 32)

PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4.6. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

4.6.1. Chuẩn bị kĩ thuật

- Các khu vực trong quy hoạch được khống chế độ cao thiết kế các giao lộ tim đường (cao độ đỉnh đường được thi công hoàn chỉnh).

- San nền khu vực tính là san nền tiêu thủy và xác định cao độ trung bình thấp hơn cao độ hoàn thiện khoảng 20cm.

- Hướng thoát nước san nền theo địa hình tự nhiên, dốc về các tuyến kênh, mương thoát của khu vực.

+ Độ dốc tối thiểu đảm bảo điều kiện thoát nước mặt là: 0,2%.

+ Toàn bộ tuyến đường dẫn có cao độ thấp nhất là +1,90m, cao nhất là +9,73m.

+ Cao độ san nền trung bình trong toàn bộ khu vực quy hoạch là: + 2,5m.

4.6.2. Giao thông.

a. Bãi đỗ xe:

- Xác 07 bãi đỗ xe chính bố trí dọc tuyến đường dẫn.

- Ngoài ra cần bố trí các bãi đỗ xe nhỏ lẻ tại các kho ở mới nhằm phục vụ tốt cho việc lưu thông trong khu vực.

b. Giao thông đối ngoại.

- Tuyến Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội quy mô đường cao tốc.

5.0 + 7.5 + 20.0 + 4.75 + 11.25 + 1.0 + 11.25 + 4.75 + 20.0 + 7.5 + 5.0 = 98m (có đường gom 2 bên) ( MC 2 - 2).

- Tuyến đường dẫn từ nút giao thông lập thể đến tỉnh lộ 390 quy mô đường cấp III đồng băng bao gồm đường gom cả 2 bên:

5.0 + 7.5 + 15.5 + 14 + 15.5 + 7.5 + 5.0 =70m (có đường gom 2 bên) ( MC 1 - 1) - Tuyến đường 5A quy mô đường cấp II đồng bằng:

17.0 + nền gia cố + 32.5 + nền gia cố + (12;15) + 15.5 + 1.5 + 0.5 + 11.0 + 0.5 ( MC 6 - 6)

- Tuyến Quốc lộ 37 quy mô đường cấp III đồng bằng:

5.0 + 7.5 + 16.5 + 12 + 16.5 = 57.5m (có đường gom 1 bên) ( MC 13- 13) - Đường vành đai I thành phố quy mô đường cấp III đồng bằng:

5.0 + 7.5 + 15.5 + 14.0 + 15.5 + 7.5 + 5.0 = 70.0m (có đường gom 2 bên) ( MC 9 - 9)

c. Giao thông nội bộ.

5.0 + 7.5 + 5.0 = 17.5m ( MC 3 - 3) 3.0 + 7.5 + 5.0 = 15.5m ( MC 4 - 4) 3.0 + 5.5 + 3.0 = 11.5m ( MC 5 - 5)

5.0 + 7.5 + 5.0 + 7.5 + 5.0 = 30.0m ( MC 7 - 7) 5.0 + 10.5 + 5.0 = 20.5m ( MC 8 - 8)

5.0 + 10.5 + 3.0+ 10.5 + 5.0 =34m ( MC 10 - 10) 6.0m (MC 11-11)

2.0 + 3.5 + 2.0 = 7.5m (MC 12-12) 4.6.3. Quy hoạch hệ thống câp điện.

- Tiêu chuẩn dự báo phụ tải căn cứ các yếu tố sau:

+ Hiện trạng sử dụng điện của khu vực và nhịp độ phát triển một số năm trước.

+ Đối chiếu TCVN 4448:1987 quy hoạch hệ thống cấp điện các thị trấn huyện lị - Nhà xuất bản xây dựng.

- Nguồn cấp điện từ trạm 110KV Đồng Niên, đường dây 35KV lộ 371- T2,E81.

- Hiện trạng khu vực quy hoạch có 10 trạm biến áp với tổng công suất là 3.520 KVA với 10,2 km đường dây 35KV chạy qua.

- Tuyến 35KV quy hoạch mới chọn loại đường dây trên không - Tính toán công suất đặt trạm:

+ Dân số dự kiến là: 20.000 dân. (Tính đến năm 2030).

Bảng: Suất phụ tải tính toán - Đơn vị quy đổi.

St t

Đối tợng cấp điện Suất phụ tải (kW/đơn vị)

Số người - Diện tớch Tổng (kW)

1 Dân cư 450W/Người 20.000 Người 9000

2 Đất công nghiệp 140 kW/Ha 61,03 Ha 8544,2

3 Đất DV, công cộng Tính bằng 40% phụ tải điện sinh hoạt 3600

Trạm biến áp được lựa chọn theo điều kiện:

U®mB ≥ U®m

S®mB ≥ Stt

Tổng công suất đặt:

Pđ = 21.144,2kW

Chọn hệ số Kđt.Ksd = 0,7

Tổng công suất tính toán toàn bộ dự án: Ptt = Pđ × Kđt × Ksd = 14.800(kW).(

Lấy cosΦ = 0,85

Công suất biểu kiến tính toán là Stt = Ptt/0,85 = 17.412 (kVA).

- Dự kiến đến năm 2030 sẽ nâng cấp một số trạm biến áp hiện có và lắp đặt thêm 13 trạm biến áp mới. (Cụ thể trên bản vẽ).

Bảng tổng hợp dự kiến nâng cấp, lắp đặt các TBA đến năm 2030

Stt Trạm biến áp Hiện trạng Năm 2030 Số

trạm 1 Xã Đồng Lạc 320KVA - 35/0,4KV 750KVA – 35/0,4KV 01 2 Vũ La 1 400KVA - 35/0,4KV 800KVA – 35/0,4KV 01 3 Vũ Xá 400KVA - 35/0,4KV 800KVA – 35/0,4KV 01 4 Xã Nam Đồng 320KVA - 35/0,4KV 750KVA – 35/0,4KV 01 5 Quyết Thắng A 320KVA - 35/0,4KV 750KVA – 35/0,4KV 01 6 Quyết Thắng B 320KVA - 35/0,4KV 750KVA – 35/0,4KV 01 7 Quyết Thắng D 320KVA - 35/0,4KV 750KVA – 35/0,4KV 01 8 Quyết Thắng E 320KVA - 35/0,4KV 750KVA – 35/0,4KV 01 9 Song Động B 250KVA - 35/0,4KV 560KVA – 35/0,4KV 01 10 Song Động C 50KVA - 35/0,4KV 560KVA – 35/0,4KV 01

11 TBA dự kiến 750KVA - 35/0,4KV 03

800KVA - 35/0,4KV 10 Tổng công suất điện năm 2030 là 17.470KVA đủ đáp ứng nhu cầu điện cho toàn đô thị

- Lưới trung áp: Tiến hành cải tạo và xây mới mạng lưới đường dây 35KV đi nổi tạo thành mạch vòng kín vận hành hở, được đi trên vỉa hè của các trục đường quy hoạch.

- Lưới hạ áp: cải tạo mạng lưới hạ áp 0.4 KV cũ để giảm bớt bán kính phục vụ, bằng tiết diện cáp. Xây dựng các tuyến hạ áp theo các trạm biến áp mới, đảm bảo đúng quy định của lưới hạ áp.

- Lưới chiếu sáng: Cải tạo và xây dựng mới tuyến chiếu sáng trên toàn bộ chiều dài trục chính, đảm bảo độ rọi;

+ Trục đường chính: 0,8 ÷ 1,2 cd/m2 + Trục đường khu vực: 0,6 ÷ 0,8 cd/m2 + Trục đường khu nhà ở: 0,5 ÷ 0.6 cd/m2 4.6.4. Quy hoạch hệ thống cấp nước

Nguồn nước sạch từ các trạm cấp nước hiện trạng qua hệ thống đường ống chôn ngầm dưới vỉa hè vẫn được tận dụng để phục vụ cho khu vực nghiên cứu

Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu quy hoạch chia làm 3 khu vực:

+ Khu vực phía Tây Bắc lấy nước từ trạm cấp nước Viwaseen6 (phường Ái Quốc), công suất 15.000m3/ ngày đêm.

+ Khu vực xã Quyết Thắng sử dụng nguồn nước cấp từ trạm cấp nước xã Tiền Tiến, công suất 400m3/ Ng.đ.

+ Khu vực xã Tân An (phía Nam) dự kiến lấy nước từ trạm cấp nước Thanh Hà, công suất 2000m3/ ngày đêm.

+ Xây dựng tuyến ống D160 từ trạm cấp nước đi ra, đi theo các hướng trục chính đường ống D110, từ tuyến ống D110 tròn trục chính, thiết kế các tuyến D75, D63 đi theo các trục phụ.

Toàn bộ tuyến ống sử dụng ống HDPE.

+ Hệ thống đường ống được chôn sâu dưới đất, cách mặt đất 0,6m - 1,0m.

a. Xác định quy mô dùng nước.

Nhu cầu dùng nước bao gồm lưu lượng nước cấp cho các mục đích sau:

* Nước cấp cho sinh hoạt.

Khu vực quy hoạch có vị trí phía Đông thành phố Hải Dương, thuộc địa bàn phường Ái Quốc, Nam Đồng, xã Quyết Thắng, xã Tân An và xã Thanh Hải. Có số dân tạm tính là 20.000 người.

Theo TCXDVN 33 – 2006 , tiêu chuẩn dùng nước cho đô thị loại I là 180l/ người/ ngày đêm, với tỷ lệ dân số được cấp nước là 100%;

Lưu lượng nước sinh hoạt được xác định như sau:

QSH=qNKngd1000 (m3/ng.đ) Trong đó:

qi =180 l/ng.ngđ :Tiêu chuẩn dùng nước Tỉ lệ dân số được cấp nước: 100%.

N = 20.000 người (Tính đến năm 2030)

KNgày max =(1,2-1,4) : hệ số không điều hoà ngày lớn nhất . Chọn K Ngày max = 1,3

⇒QSHNgày max = (180 x 20.000)/1000× 1,3 = 4.680 (m3/ngđ)

* Nước phục vụ công cộng:

Theo TCXDVN 33 – 2006 tiêu chuẩn nước phục vụ công cộng là 10% QSHngaymax

Ta có: QCC = 10%× QngaySH max = 10% × 4.680 = 468(m3 /ng.đ).

* Nước cho dịch vụ:

Theo TCXDVN 33 – 2006 tiêu chuẩn nước phục vụ cho dịch vụ là 10% QSHngaymax.

Q DV =10%× QSHngaymax = 10% × 4.680 = 468 (m3 /ng.đ).

* Nước cho công nghiệp:

Theo TCXDVN 33 – 2006, lấy theo điều 24 mục 2 tiêu chuẩn nước phục vụ công nghiệp trung bình là 22 m3/ha/ngày.

Q CN =22 × 63,01 ha = 1.386 (m3 /ng.đ).

- Quy mô công suất của trạm cấp nước:

Qtr = (QSH + QCC + QTCRĐ + QCN) x b x c ( m3/ ngđ).

Trong đó:

+ b: Hệ số kể đến những yêu cầu chưa dự tính hết và lượng nước hao hụt do rò rỉ trong quá trình vận hành hệ thống cấp nước. Lấy b= 1,1.

+ c: Hệ số kể đến lượng nước dùng cho trạm cấp nước. Lấy c= 1,05.

* Nước thất thoát:

Theo TCXDVN 33 – 2006, nước thất thoát lấy bằng 15% lượng nước cấp cho toàn đô thị.

⇒ QTT=0.15 × (QSHNgày max + QCC + QDV + QCN)

= 0.15 × (4680 + 468 + 468 + 1386) = 1.050 (m3/ngđ).

* Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước:

Theo TCXDVN 33 – 2006, nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước lấy bằng 7%

lượng nước cấp cho toàn đô thị.

⇒ QYCR = 0,07 × (QSHNgày max + Q TCRĐ + QCC + QDV + QCN) =0,07 × (4680 +468 + 468 + 1386 + 1.050) = 563 (m3/ngđ).

* Công xuất hữu ích cần là:

QHữu ích= QSHmax + QCC + QDV + Q CN + QYCR +QTT

QHữu ích = 4680 + 468+ 468 + 1386 + 563 +1050 = 8.615(m3/ngđ).

b. Mạng lưới đường ống cấp nước.

- Nguyên tắc vạch tuyến mạng lưới cấp nước.

+ Bao chùm được các điểm tiêu thụ nước.

+ Các tuyến chính được đặt theo trục đường chính.

+ Vị trí đặt ống trên mặt cắt ngang đường, phải được đảm bảo khoảng cách với các công trình liền kề.

- Mạng lưới cấp nước

Bảng tạm tính khối lượng đường ống cấp nước

STT Đường kính ống Chiều dài (km)

1 Đường ống cấp nước φ63 5,12

2 Đường ống cấp nước φ90 6,80

3 Đường ống cấp nước φ110 0,8

Mạng lưới đường ống cấp nước được chọn thiết kế là mạng lưới hỗn hợp, kết hợp giữa mạng lưới cụt và mạng vòng.

4.6.5. Thoát nước 4.6.5.1. Thoát nước mưa

a. Xác định lưu vực, hướng thoát nước.

Toàn tuyến quy hoạch chia làm 4 khu vực thoát nước:

- Khu vực 1: Giáp quốc lộ 37 đến phía bắc QL 5A, chia làm 2 lưu vực.

+ Lưu vực 1: Phía Bắc sông Đồng Ngọ

+ Lưu vực 2: Phía Nam sông Đồng Ngọ thoát chung với hệ thống thoát nước xã Nam Đồng, Đồng Lạc ra sông Cầu Lai.

- Khu vực 2: Từ phía Nam Quốc lộ 5A đến sông Làng Vàng (giáp xã Quyết Thắng), chia làm 2 lưu vực.

+ Lưu vực 3: Phía Tây Nam đường dẫn.

+ Lưu vực 4: Phía Đông Bắc đường dẫn thoát nước vào sông Làng Vàng.

- Khu vực 3: Xã Quyết Thắng (giáp xã Nam Đồng) đến đường vành đai 5 dự kiến gồm 2 lưu vực.

+ Lưu vực 5: Phía Tây Nam đường dẫn thoát vào sông Làng Vàng.

+ Lưu vực 6: Phía Đông Bắc đường dẫn thoát ra sông làng Vàng và sông Hương.

- Khu vực 4: Từ đường vành đai 5 dự kiến đến Tỉnh lộ 390, chia 4 lưu vực thoát nước.

+ Lưu vực 7: Phía Đông đường dẫn và đường VĐ5 thoát về phía Đông-Nam ra sông Hương.

+ Lưu vực 8: Phía Tây đường dẫn và đường VĐ5 thoát theo hướng Nam ra sông Tiền Tiến.

+ Lưu vực 9: Phía Tây đến đường 390 thoát theo hướng Tây Bắc ra sông Tiền Tiến.

+ Lưu vực 10: Phía Đông đường dẫn và TL390 chảy theo phía Bắc ra sông Tiền Tiến.

b. Phương án thoát nước:

Kiểu hệ thống thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

c. Mạng lưới thoát nước.

- Giải pháp: xây dựng cống mới, giữ nguyên một số cống hiện trạng có thể sử dụng được, thay thế một số cống và mương hiện trạng đã quá cũ và/hoặc không đáp ứng được về mặt thuỷ lực.

- Nước mưa và nước thải của khu vực được thu gom theo các tuyến cống chung. Nước thải tại các khu công nghiệp phải được xử lý trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Cống bao sẽ được đặt dọc theo các kênh mương và hồ vì đây là các vị trí tối ưu để thu gom được lượng nước thải lớn nhất.

- Để xây dựng cống bao dọc theo các kênh mương hiện có, sẽ tiến hành nắn lại bờ của kênh mương tại một số điểm. Để nối các kênh mương sẽ xây dựng các cống hộp tại các điểm qua đường hoặc các vị trí khác.

- Cống chung sẽ làm nhiệm vụ thu gom nước mưa và nước thải. Cửa xả và hố xả tràn sẽ làm nhiệm vụ chuyển hướng dòng chảy từ cống chung và ngăn nước từ các hồ và kênh mương chảy vào các cống chung và cống bao.

d. Tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa.

Tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn. Lưu lượng nước mưa trong cống, rãnh tính theo công thức:

Q = ϕ x q x F (1/s)

Trong đó: Q: Lưu lượng tính toán cho 1 đoạn cống (1/s) ϕ: Hệ số dòng chảy, lấy ϕ = 0,7

F: Diện tích lưu vực (ha)

q: Cường độ mưa tính toán (1/s.ha) tính theo công thức:

q = [(20+b)n xq20x(1+clgP)]/(t+b)n

Với q: cường độ mưa tính toán (1/s.ha), P: chu kỳ ngập lụt lấy P = 1 năm.

( Theo bảng 4 điều 2.2.6 TCVN-51-84)

q20,b,c,n - đai lượng đặc trưng khí hậu tại địa phương lấy theo tài liệu - Phương pháp và kết quả nghiên cứu cường độ mưa ở Việt Nam - Viện khí tượng thuỷ văn 1979.

Số liệu trạm Hải Dương: q20 = 275.1 b = 15.52 c = 0.2578 n = 0.7794 t: Thời gian tập trung nước mưa (phút): t = t0 + t1 (phút)

t0 = 10 phút (thời gian tập trung dòng chảy trên mặt đất): t1 = m. L/60. V0

t1: thời gian nước mưa chảy trong rãnh, cống đến tiết diện tính toán.

L: Chiều dài từng đoạn rãnh, cống (m)

V0: Vận tốc nước trong từng đoạn cống rãnh (m/s) m: hệ số phụ thuộc độ dốc địa hình. (m=2)

Tận dụng các hệ thống kênh mương chính và các nhánh sông chạy qua khu vực quy hoạch để thực hiện việc tiêu nước cho khu vực

Ngoài phần tự chảy, nước mưa được thu gom theo hệ thống thông qua các loại cống D1000, D800, D600, D400;

Bảng tạm tính khối lượng cống thoát nước

STT Loại ống Chiều dài (m)

1 Ống BTCT DN 400 1515

2 Ống BTCT DN 600 5790

3 Ống BTCT DN 800 7657

4 Ống BTCT DN 1000 7722

4.5.6.2. Thoát nước thải

- Phạm vi quy hoạch được bố trí 2 khu xử lý nước thải. Một khu nằm ở phía Đông đường vành đai 5, giáp sông Hương, thuộc địa phận xã Quyết Thắng. Một khu nằm ở phía Tây bắc thuộc địa phận xã Đồng Lạc. Nước thải được thu gom theo các tuyến cống về khu xử lý, sau đó đổ ra sông Hương và sông Đồng Ngọ.

- Nước thải của các khu, cụm công nghiệp phải được xử lý trước khi thải ra ngoài.

Bảng tạm tính khối lượng cống thoát nước

STT Loại ống Chiều dài (m)

1 Ống BTCT DN 400 3395

2 Ống BTCT DN 500 2320

3 Ống BTCT DN 600 8945

4 Ống BTCT DN 800 7655

4.6.6. Rác thải

- Rác thải được tại các khu công nghiệp sau khi được thu gom cần xử lý phù hợp với các chỉ tiêu kĩ thuật hiện hành.

- Rác thải của sinh hoạt được thu gom và tập kết tại các bãi tập kết rác thải tại các khu dân cư rồi đưa đến các khu xử lý rác thải chung của khu vực

4.6.7. Nghĩa trang, nghĩa địa.

- Đối với các khu nghĩa trang nhỏ lẻ hiện trạng cần xác định không phát triển thêm. Đặc biệt đối với các điểm không đảm bảo khoảng cách ly đối với các khu dân cư khuyến khích biện pháp di dời hoặc trồng cây xanh cách ly

- Với từng khu vực hiện nằm trong ranh giới hành chính của xã, phường nào vẫn sử dụng chung các khu nghĩa trang thuộc các xã, phường đó

Một phần của tài liệu Quy Hoạch Chung Xây Dựng Hai Bên Tuyến Đường Dẫn Từ Nút Giao Lập Thể Giữa Đường Sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quốc Lộ 5 Đi Đường 390, Quốc Lộ 37 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w