PHẦN V. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
5.5. Các giải pháp bảo vệ môi trường
5.5.1. Định hướng quy hoạch giảm thiểu tác động môi trường
Mục tiêu và định hướng qui hoạch đều thể hiện việc nghiên cứu các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu mức thấp nhất các tác động môi trường.
Ngoài các biện pháp cụ thể để loại bỏ, giảm bớt các tác động tiêu cực liên quan đến các thách thức môi trường nằm trong phạm vi có khả năng điều chỉnh của qui hoạch chung, còn các biện pháp quản lý hỗ trợ nhằm bù đắp các tác động tiêu cực vượt quá phạm vi của qui hoạch, các chính sách quản lý cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực...
Khuyến khích sử dụng hệ thống giao thông công cộng, các nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch tại các tuyến du lịch, các trung tâm thị trấn trong khu vực.
Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý, thu gom và vận chuyển rác.
Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng hỗ trợ thực hiện công tác bảo tồn, quản lý chất thải, công tác bảo vệ môi trường đối với từng đô thị.
Lồng ghép các qui chuẩn về chất lượng môi trường, thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án xây dựng đô thị mới, khu tái định cư, dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.
5.5.2. Bảo vệ nguồn nước trong khu vực nghiên cứu quy hoạch
Bảo vệ nguồn nước, chất lượng nước các ao hồ hiện có xen kẽ trong khu dân cư là vấn đề hết sức cần thiết khi xây dựng đô thị. Do đó trong quá trình phát triển đô thị phải thiết lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát chất lượng môi trường nước bằng các chỉ tiêu quan trắc thực tế.
- Đối với nước sông, suối, mương thủy lợi chính thiết lập điểm kiểm tra thường ở hạ du miệng nước thải và trước điểm sử dụng 500m.
- Quản lý nguồn nước mặt gần
CCN, khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao cần thiết lập điểm kiểm tra cách cống xả nước thải 500(m) hoặc ngay cống xả.
- Xây vùng đệm cách ly dọc lưu vực sông, suối, hạn chế phát triển đô thị, cơ sở công nghiệp tại khu vực nhạy cảm môi trường.
5.5.3. Các giải pháp quản lý, kỹ thuật bảo vệ môi trường
* Bảo vệ môi trường đô thị, sử dụng hiệu quả tài nguyên:
- Quy hoạch sử dụng đất đô thị, phân bố hợp lý các khu chức năng đô thị, khu dân cư hiện trạng, KĐT mới, đảm bảo khoảng cách ly các khu vực nhạy cảm.
- Thiết kế, xây dựng hệ thống cấp nước và thoát nước thải đô thị cũng như hệ thống nước thải công nghiệp. Các nhà máy phát thải quá tiêu chuẩn thải cho phép phải xử lý trước khi đưa vào hệ thống nước thải công cộng, xử lý chất thải rắn và khí thải. Rà soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường để từng bước có biện pháp xử lý.
- Phát triển không gian cảnh quan cây xanh trong các đô thị, tạo điều kiện cải thiện môi trường nghỉ ngơi cho người dân đô thị.
- Phát triển cơ sở hạ tầng cấp và thoát nước cho công tác cộng đồng dân cư, đặc biệt là dân cư ở các khu vực đô thị.
- Trong các kế hoạch phát triển đợt đầu, trung hạn và dài hạn cần xác định rõ yêu cầu chỉ tiêu sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường. Các chương trình, dự án phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm đất đai (nhất là đất lúa năng suất cao), năng lượng điện, tài nguyên nước mặt và nước ngầm… kiên quyết không cho phép xây dựng nếu không có đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường.
- Tiến hành xây dựng các cơ chế chính sách về bảo vệ tài nguyên, trong đó có chế tài xử lý, xử phạt các hành vi xâm phạm tài nguyên, sử dụng tài nguyên không hiệu quả hoặc ít hiệu quả và ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đồng thời cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải bỏ chi phí tự khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
* Giải pháp quy hoạch để bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa:
- Đô thị hóa làng xã:
+ Những làng xã đưa vào đô thị phải có những chỉ tiêu về đô thị đạt tương đối khá (trong quy định của NĐ 72-CP). Trường hợp do yêu cầu mở rộng nội thị thì phải có kế hoạch đầu tư hạ tầng xã hội và kỹ thuật để có thể hoà nhập trước với các đơn vị ở, phường hiện có.
+ Phải có dự báo quy hoạch xây dựng một số làng xã ven đô thị, chuẩn bị đầu tư để tiến tới đưa vào đô thị trong quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị.
+ Tiến hành thiết kế quy hoạch cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu đô thị cũ chưa đạt chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị.
+ Có chính sách và giải pháp khuyến khích chuyển đổi nghề nghiệp phát triển kinh tế phi nông nghiệp.
+ Thực hiện chính sách thu hút đầu tư dạng BT, BOT, BTO….
+ Cơ chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và nông thôn.
- Thực hiện đánh giá tác động môi trường mang tính chiến lược:
+ Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược ở các quy hoạch theo luật định là một giải pháp chiến lược, đi trước, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và bảo đảm phát triển bền vững có hiệu quả nhất.
+ Sau quy hoạch là các chương trình dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để phê duyệt chương trình dự án.
- Tiến hành khoanh vùng bảo vệ môi trường:
+ Vùng bảo vệ môi trường các KCN và cụm công nghiệp tập trung, các làng nghề.
+ Vùng bảo vệ môi trường các khu văn hoá, du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí;
các điểm du lịch, tham quan khác … + Vùng bảo vệ môi trường đô thị.
+ Vùng bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.
Có yêu cầu bảo vệ môi trường riêng ở mỗi vùng, mỗi đối tượng.
* Giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa:
- Các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường nước:
+ Tiến hành các dự án cấp nước, xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp
+ Các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nước tại nguồn phát sinh và các giải pháp kỹ thuật khác, bảo vệ các sông cấp nước cho sinh hoạt.
- Các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo vệ môi trường không khí và tiếng ồn:
+ Đối với khu vực đô thị, khu dân cư mới và cũ.
+ Đối với các điểm công nghiệp và làng nghề.
+ Đối với các công trường xây dựng KCN, khu đô thị, đường giao thông…
+ Đối với các hoạt động giao thông… đề ra trong quy hoạch giao thông…
+ Và phát triển cây xanh (công viên, vườn hoa, cây xanh khu du lịch, di tích văn hoá, khu vui chơi giải trí, cây ăn quả và lúa mầu)… phải đảm bảo chỉ tiêu quy định. Phát triển bảo vệ diện tích mặt nước sông ngòi, hồ, ao, kênh rạch tránh lấn chiếm làm ô nhiễm.
+ Giảm tiếng ồn do công trường nhà máy gây ra, đưa ra khỏi khu dân cư.
+ Giảm tiếng ồn do các phương tiện giao thông cần có các trạm đăng kiểm, kiểm soát xe và cải tạo hệ thống giao thông và quy định giờ lưu thông qua khu dân cư, đô thị.
- Các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giải quyết vấn đề CTR:
+ Thực hiện phân loại CTR (chất thải rắn) tại nguồn phát sinh.
+ Nâng cao năng lực thu gom và vận chuyển CTR.
+ Lựa chọn phương pháp và công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực.
+ Đẩy mạnh xử lý tái chế và sử dụng CTR.
- Các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ môi trường đất (giải pháp phòng ngừa) + Hạn chế lún sụt đất.
+ Củng cố đê điều, khu dân cư và nội đồng khỏi lũ lụt úng ngập.
+ Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.
- Lập quy hoạch các vùng chuyên canh:
Lúa, rau màu, cây quả lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản để quản lý chặt quy trình công nghệ sản xuất khuyến khích sử dụng phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.
- Kiểm soát và sử dụng hợp lý thuốc trừ dịch hại và phân hoá học.
- Thực hiện chương trình vệ sinh nông thôn.
TT Các định hướng quy hoạch
Môi trường và tài nguyên Kinh tế - xã hội
Chất lượng cuộc sống
Cộng Đất,
hệ sinh
thái
Môi trường
nước
MT không
khí, tiếng
ồn
Chất thải
rắn
Phát triển kinh tế
Xã hội, văn hóa
Sức khỏe cộng đồng
Chất lượng
cuộc sống
Công ăn việc
làm
Tác động
tích cực
Tác động
tiêu cực I Giai đoạn chuẩn bị và thi công
xây dựng
1.1 Giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư
-2 0 -1 -2 -2 -1 -1 1 -3 1 -12
1.2 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật -2 -1 -2 -1 3 2 -1 0 2 7 -7
1.3 Xây dựng các khu đô thị -2 -1 -1 -1 3 3 -1 0 2 8 -5
1.4 Xây dựng các công trình dịch vụ, công cộng, công nghiệp
-1 -1 -1 -1 2 3 -1 0 2 7 -5
1.5 San nền, tôn nền -3 -3 -3 0 0 0 -2 0 0 0 -11
Cộng -10 -6 -8 -5 -2 -1 -6 -3 -40
8 8 1 6 23
II Giai đoạn vận hành, hoạt động
2.1 Tăng dân số 0 -3 -1 -3 2 2 0 3 -1 7 -8
2.2 Giao thông vận tải tăng 0 0 -3 0 3 0 -2 3 2 8 -5
2.3 Sản xuất công nghiệp, TTCN 0 -2 -2 -2 3 0 -2 2 3 8 -8
2.4 Dịch vụ, thương mại 0 -1 0 -1 3 1 0 3 3 10 -2
2.5 Công viên cây xanh, TDTT 0 -1 2 -1 0 2 3 3 0 10 -2
2.6 Phát triển du lịch -1 -2 0 -1 3 1 0 2 2 8 -4
Cộng -9 -6 -8 -4 -1 -29
2 14 6 3 16 10 51
Ghi chú: - Tác động mạnh: 3; tác động trung bình: 2; tác động nhẹ: 1; tác động không đáng kể hay không tác động: 0.
- Tác động tích cực: dấu "+"; tác động tiêu cực: dấu"-".