CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ
1.4 Nguồn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
Nguồn của luật là nơi chứa đựng những nguyên tắc và các quy phạm pháp luật
28 Diệp Ngọc Dũng - Cao Nhất Linh: Tập bài giảng Tư pháp quốc tế, Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, năm 2002, trang 22.
29 Khoản 2 Điều 768 Bộ luật dân sự 2005.
để điều chỉnh một quan hệ xã hội. Trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng thì nguồn luật điều chỉnh quan hệ đó chủ yếu là Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế. Trong đó, Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia được xem là hai nguồn luật cơ bản bản nhất trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
1.4.1 Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế, nó là sự thỏa thuận giữa các quốc gia với nhau để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào Điều ước quốc tế đó. Điều ước quốc tế là một nguồn quan trọng của pháp luật quốc gia. Khi một quan hệ pháp luật phát sinh giữa các quốc gia với nhau thì Điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng trước pháp luật quốc gia. Điều ước quốc tế không chỉ điều chỉnh một quan hệ phát sinh mà có thể điều chỉnh nhiều vấn đề khác nếu được các chủ thể tham gia điều ước thỏa thuận. Như vậy, để xác định một Điều ước quốc tế có phải là một nguồn của pháp luật quốc gia thì phải căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế đó khi mà quốc gia đó đã tham gia vào. Vì vậy, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có các quy phạm điều chỉnh về thừa kế được xem là nguồn luật điều chỉnh về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết rất nhiều các Điều ước quốc tế song phương và đa phương với các nước trên thế giới nhằm điều chỉnh nhiều lĩnh vực trong xã hội, bên cạnh đó là những quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài chủ yếu là các Hiệp định tương trợ tư pháp. Nội dung của các hiệp định này thường không quy định việc giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ đưa ra những nguyên tắc chọn pháp luật để áp dụng. Các nguyên tắc và quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước là cơ sở pháp lý cho Việt Nam và các nước ký kết thực hiện việc điều chỉnh thừa kế có yếu tố nước ngoài.
1.4.2 Pháp luật Việt Nam
Đây là nguồn luật quan trọng bên cạnh những Điều ước quốc tế. Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài không ở một văn bản pháp luật cụ thể mà chủ yếu nằm rãi rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Đó là những hệ thống pháp luật thành văn và chủ trong các văn bản sau: Hiến pháp đây được xem là đạo luật cơ bản và là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của pháp luật Việt Nam. Qua các thời kỳ phát triển, đất nước ta đã trãi qua bốn Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) các Hiến pháp đều thể hiện
nguyên tắc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân. Hiến pháp quy định những nguyên tắc chung về thừa kế và các nguyên tắc đó đã được pháp điển hóa trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác, cụ thể trong Bộ luật dân sự mà nhà nước đã ban hành năm 2005. Bộ luật dân sự năm 2005 đã khẳng định quyền thừa kế tài sản của công dân luôn được bảo hộ và không ngừng được thay đổi với quá trình phát triển của xã hội. Trong đó, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng được chú trọng nhiều hơn. Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế cho Bộ luật dân sự 1995 cũng đã dành Phần thứ bảy quy định về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó Điều 767 và Điều 768 quy định về quan hệ thừa kế theo di chúc và pháp luật có yếu tố nước ngoài. Và các quan hệ đó đã được Nghị định 138 năm 2006 hướng dẫn chi tiết để làm rõ thêm về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh các văn bản pháp luật nói trên, thì quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng được quy định trong một số văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như Luật đất đai năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật nhà ở năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)...
1.4.3 Pháp luật nước ngoài
Khác với Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, pháp luật nước ngoài được xem là nguồn để áp dụng điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài khi được pháp luật Việt Nam cho phép. Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, pháp luật nước ngoài được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng nếu được pháp luật Việt Nam quy định hoặc có Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các nước dẫn chiếu đến hoặc có sự thỏa thuận giữa các quốc gia với nhau áp dụng pháp luật nước ngoài đó. Nhưng việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài đó phải không trái với những nguyên tắc của cơ bản và quy định của pháp luật Việt Nam.
1.4.4 Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận đông đảo của các quốc gia30. Tập quán quốc tế được xem là nguồn của tư pháp quốc tế.
Nhưng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng thì không phải tập quán quốc tế nào cũng được xem là nguồn để điều chỉnh. Theo pháp luật Việt Nam, khi một quan hệ pháp luật thừa kế phát
30 Bùi Xuân Nhự (chủ biên): Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2004, trang 25.
sinh theo tập quán của một nước nào đó sẽ được áp dụng và hậu quả của việc áp dụng đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì cũng được coi là một nguồn để điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Qua phân tích, có thể nhận thấy những quy định về thừa kế trong pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền thừa kế của công dân mình cũng như công dân các nước khác khi tham gia vào quan hệ thừa kế, đó là cơ sở để công dân yên tâm tạo ra nhiều của cải cho gia đình và xã hội.