Di sản là bất động sản

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỪA kế THEO PHÁP LUẬT TRONG tư PHÁP QUỐC tế VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM

2.2.1 Di sản là bất động sản

Do dựa trên chế độ sở hữu không giống nhau và do ảnh hưởng về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo ở mỗi nước... cho nên việc thừa kế có yếu tố nước ngoài có cách giải quyết khác nhau thể hiện ngay trong việc định danh

32 Bùi Xuân Nhự (chủ biên): Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, năm 2004, trang 180.

33 Hoàng Thế Liên – Nguyễn Đức Giao: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, tập III, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2001, trang 368.

tài sản thừa kế. Chẳng hạn, việc định danh tài sản là bất động sản mỗi quốc gia có quy định riêng của quốc gia mình. Ví dụ như: Pháp luật Việt Nam cho rằng bất động sản là đất đai, nhà, công trình gắn liền với đất...Tuy nhiên, pháp luật của Pháp lại có quy định khác. Điều 522 Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Súc vật mà người chủ sở hữu ruộng đất giao cho người thuê đất canh tác hoặc người lĩnh canh tác với thỏa thuận là để dùng vào việc canh tác dù có định giá hay không, đều được coi là bất động sản khi chúng còn gắn liền với ruộng đất theo thỏa thuận đó. Súc vật mà người chủ sở hữu ruộng đất giao cho những người không phải là người lĩnh canh tác hay tá điền để chăn nuôi theo hợp đồng nuôi súc vật thì được coi là động sản”. Hoặc Điều 524 Bộ luật dân sự Pháp được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 99 – 5 ngày 6 tháng 1 năm 1999 quy định: “Súc vật và đồ vật mà chủ sở hữu ruộng đất đưa vào để phục vụ hoặc khai thác ruộng đất đó được coi là bất động sản do mục đích sử dụng”34. Bên cạnh đó, pháp luật áp dụng để định danh tài sản cũng phụ thuộc vào những quy định của pháp luật của các nước, ví dụ, pháp luật Việt Nam quy định: “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”35. Nhưng theo quy định của Pháp thì việc định danh tài sản phải tuân theo pháp luật của quốc gia có tòa án thụ lý giải quyết, bất kể tài sản đó nằm ở quốc gia nào. Chính sự khác nhau trong cách định danh tài sản như vậy dẫn đến những xung đột pháp luật về định danh trong việc giải quyết các vụ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Tóm lại, việc định danh tài sản trong quan hệ thừa kế có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý, là cơ sở để cho các quốc gia chọn luật áp dụng điều chỉnh đối với tài sản thừa kế đó.

Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài đối với tài sản là bất động sản nhìn chung các quốc gia căn cứ vào nguyên tắc hệ thuộc Luật nơi có vật để điều chỉnh thí dụ như pháp luật Anh, Mỹ, Pháp... Tuy nhiên, đối với một số nước như Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Bồ Đào Nha,... việc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài dựa trên nguyên tắc thống nhất về di sản thừa kế. Điều này có nghĩa là pháp luật của nước này không chia dia sản thừa kế ra làm các loại khác nhau để giải quyết, mà thống nhất giải quyết toàn bộ di sản thừa kế theo một nguyên tắc là: hệ thuộc Luật nhân thân của người để lại di sản đó, cụ thể là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế.36

34 Hoàng Thế Liên: Bình luận Bộ luật dân sự 2005, tập III, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010, trang 544-545.

35 Khoản 3 Điều 766 Bộ luật dân sự 2005.

36 Bùi Xuân Nhự (chủ biên): Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, năm 2004, trang 176.

Đối với pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, như phân tích ở phần trên di sản cũng được chia thành hai loại là bất động sản và động sản. Đối với di sản thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là bất động sản thì pháp luật Việt Nam có quy định “Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”37. Nguyên tắc này được một số quốc gia áp dụng như Nam Phi, Úc, Ba-ha-ma, Bỉ, Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công- gô, Bờ biển Ngà, Mỹ, Pháp, Thái Lan, Ấn Độ...Các tài sản như thế nào là bất động sản. Nhìn chung các nước có những khái niệm tương đối không giống nhau về bất động sản. Bên cạnh đó, pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hoà Pháp, Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…). Tuy nhiên, Nga quy định cụ thể bất động sản là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung.

Tuy nhiên, mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền”

với đất đai được coi là bất động sản. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là bất động sản, nếu đã bứt khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ. Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy định: “Bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sự Đức đưa ra khái niệm bất động sản bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất38.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, thì pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào về bất động sản mà chỉ liệt kê những tài sản nào được xem là bất động sản:

- Ðất đai;

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

- Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

- Các tài sản khác do pháp luật quy định39.

Như vậy, khái niệm bất động sản rất rộng, đa dạng và được quy định cụ thể

37 Khoản 2 Điều 767 Bộ luật dân sự 2005.

38 Xem tại http://www.veqa.edu.vn/bat-dong-san-nha-dat.html , [cập nhật 24/2/2011].

39 Khoản 1 Điều 174 Bộ luật dân sự 2005.

bằng pháp luật của mỗi nước. Nhìn chung, các quy định về bất động sản trong pháp luật của Việt Nam là khái niệm mở mà cho đến nay chưa có các quy định cụ thể danh mục các tài sản này.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài có di sản là bất động sản thì pháp luật được áp dụng để điều chỉnh về quan hệ thừa kế bất động sản đó là nước nơi có bất động sản. Như vậy, Việt Nam áp dụng nguyên tắc hệ thuộc Luật nơi có vật để giải quyết xung đột về thừa kế đối với bất động sản. Do đó, khi một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh đối với di sản là bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để điều chỉnh. Về quy định thừa kế đối với bất động sản ở Việt Nam, trong đó đối với đất đai, nhà ở thì còn hạn chế quyền được hưởng di sản của một số chủ thể thừa kế như cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Chẳng hạn, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì chỉ có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi được thừa kế nếu thuộc một trong các đối tượng được pháp luật công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 126 Luật nhà ở năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)40. Trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc một trong những đối tượng đó thì chỉ được hưởng phần giá trị căn nhà được thừa kế chứ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam chấp nhận dẫn chiếu pháp luật nước ngoài trong khi giải quyết quan hệ đó. Tuy nhiên, trong quan hệ liên quan đến bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam thì nhìn chung phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Ví dụ như khoản 2 Điều 769 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hoặc khoản 2 Điều 770 quy định: “Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các

40 Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam;

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư;

người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.

bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, căn cứ vào những quy định đó có thể suy ra rằng, đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài đối với di sản là bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Tóm lại, thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài đối với di sản là bất động sản pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật các nước khác nói chung trên nguyên tắc đều áp dụng nguyên tắc hệ thuộc Luật nơi có vật để điều chỉnh. Bất động sản được xem là tài sản có giá trị và liên quan mật thiết với quốc gia cũng như của từng xã hội, hộ gia đình, do đó Nhà nước nào cũng muốn bảo vệ tài sản đó bằng việc áp dụng pháp luật của mình, chẳng hạn như Điều 3 Bộ luật dân sự Pháp quy định “...Mọi bất động sản, kể cả bất động sản do người nước ngoài chiếm hữu, đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật Pháp”41.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THỪA kế THEO PHÁP LUẬT TRONG tư PHÁP QUỐC tế VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)