Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUẢN lý NHÀ nước về ĐĂNG kí KINH DOANH và HÀNH NGHỀ y, dược tư NHÂN (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÍ, QUẢN LÝ ĐĂNG KÍ KINH DOANH VÀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN

2.5.3 Xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại về đăng kí kinh doanh và hành nghề y, dược tư nhân

2.5.3.3 Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm

Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm là Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư, thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

Điều 49, 50, 51, 52, 53 Nghị 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày ngày 04 tháng 4 năm 2007 quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:

o Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ .

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.

o Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư:

Thanh tra viên kế hoạch và đầu tư đang thi hành công vụ có quyền:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 200.000 đồng;

Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.

Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư có quyền:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.

o Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành:

Các Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư theo quy định trong phạm vi thẩm quyền quản lý kế hoạch và đầu tư của Bộ, ngành, địa phương được Chính phủ quy định.

o Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác:

Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ,

những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này và quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

o Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính về kế hoạch và đầu tư:

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 51 Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

o Nguyên tắc xác định thẩm quyền:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm theo các quy định của Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác được xác định tại Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 51 Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Trong trường hợp xử phạt một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại QUẢN lý NHÀ nước về ĐĂNG kí KINH DOANH và HÀNH NGHỀ y, dược tư NHÂN (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)