CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LUẬT CỦA CÁC DỊCH VỤ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1.3. Hợp đồng đại diện cho thương nhân
2.1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân
Để khắc phục những bất cập đó, Luật thương mại năm 2005 đã xác định lại khái niệm hoạt động thương mại và khái niệm hàng hóa theo hướng mở rộng phạm vi của những khái niệm này. Do đó, phạm vi hoạt động của đại diện cho thương nhân cũng được mở rộng, bao gồm tất cả các hoạt động đại diện cho thương nhân thực hiện trong mọi lĩnh vực của hoạt động thương mại từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư và các hoạt động nhằm sinh lợi khác.
Mặt khác, Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua cùng thời điểm với Luật thương mại năm 2005 đã tạo nền tảng và những chuẩn mực pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ dân sự trong đó có quan hệ thương mại. Luật thương mại năm 2005 xác định nguyên tắc trong áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan trong việc điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động đại diện cho thương nhân nói riêng*, theo đó, hiện nay hoạt động đại diện
2.1.3.3.Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân.
Do quan hệ giữa bên đại diện và bên giao đại diện được thiết lập thông qua hợp đồng nên quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện cho thương nhân chủ yếu được thiết lập thông qua các điều khoản của hợp đồng.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, bên đại diện và bên được đại diện có quyền và nghĩa vụ theo luật định (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
* Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện đối với bên giao đại diện.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Nghĩa vụ của bên đại diện.
Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, bên đại diện không những cho phép và ủy quyền cho bên đại diện quan hệ với bên thứ ba mà còn thường xuyên giao tiền và tài sản của mình cho bên đại diện quản lý. Vì vậy, nếu bên đại diện sơ suất hay thiếu trung thực có thể làm ảnh hưởng tới bên giao đại diện. Do đó, pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều quy định bên đại diện có nghĩa vụ phải phục tùng, cẩn thận, trung thành và nghĩa vụt hông báo đối với bên giao đại diện.
Theo Điều 145 luật thương mại năm 2005 bên đại diện có các nghĩa vụ sau (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
- Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện (nghĩa vụ này thường xuất hiện trong các trường hợp có xung đột về quyền lợi giữa bên đại diện và bên giao đại diện).
- Các hoạt động thương mại mà bên đại diện được bên giao đại diện thực hiện thường là tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, lựa chọn bên thứ ba có nhiều khả năng trở thành đối tác kinh doanh của bên giao đại diện, tiến hành giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Trong phạm vi đại diện, bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại nói trên nhân danh bên giao đại diện chứ không nhân danh mình. Những giao dịch do bên đại diện thực hiện nhân danh bên giao đại diện mà vượt quá phạm vi đại diện, nếu không được bên giao đại diện chấp nhận thì bên đại diện phải chịu trách nhiệm đối với bên thứ ba, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện. Khi giao dịch với bên thứ ba bên đại diện phải có nghĩa vụ thông báo cho bên thứ ba về thời hạn, phạm vi được ủy quyền của mình cũng như việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
- Khi thực hiện các hoạt động thương mại được ủy quyền, bên đại diện phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện hợp đồng trung thực, theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. Bên đại diện có nghĩa vụ hoạt động vì lợi ích của bên giao đại diện như nổ lực hoạt động vì lợi ích của bên giao đại diện như nổ lực hoạt động để tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng tìm hiểu diễn biến của thị trường.
Tình hình hoạt động của bên thứ ba, giữ gìn tốt các quan hệ kinh doanh cho bên giao đại diện. Để hạn chế xung đột về lợi ích kinh tế giữa bên đại diện và bên giao đại diện, luật thương mại quy định trong phạm vi đại diện, bên đại diện không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện. Ví dụ thương nhân A kí hợp đồng làm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đại diện tiêu thụ các loại bánh kẹo do thương nhân B sản xuất. Thương nhân A không được bán bánh kẹo của mình hoặc của người khác trong thời gian làm đại diện cho thương nhân B.
- Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền: bên đại diện phải nổ lực để cung cấp cho bên giao đại diện các thông tin mà mình biết hay phải biết với cương vị là bên đại diện. Bên đại diện cần phải thông báo kịp thời cho bên giao đại diện diễn biến của thị trường, tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tác, kết quả của các hoạt động đã thực hiện…Nhờ những thông tin này, bên giao đại diện có thể chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình thị trường và kịp thời đưa ra các chỉ dẫn cụ thể cho bên đại diện.
- Tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật. Nghĩa vụ này đòi hỏi trong phạm vi được ủy quyền bên đại diện phải tuân theo mọi chỉ dẫn của bên giao đại diện. Ví dụ:
một đại diện bán chịu hàng hóa không theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện là đã vi phạm nghĩa vụ này và phải chịu trách nhiệm trước người đại diện về bất cứ lượng hàng nào mà người thứ ba đã mua mà không trả tiền.
- Bên đại diện phải trao đổi, thông báo cho bên giao đại diện khi không thể thực hiện những chỉ dẫn của họ hoặc việc thực hiện có nguy cơ gây thiệt hại cho bên giao đại diện.
- Bên đại diện có quyền từ chối thực hiện chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó vi phạm các quy định của pháp luật hoặc không phù hợp với hợp đồng đại diện.
- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện. Nghĩa vụ này không có nghĩa là bên đại diện không được phép đại diện cho hai hoặc nhiều thương nhân cùng một lúc nếu trong hợp đồng không có những hạn chế như vậy.
- Bảo quản tài liệu. tài sản được giao để thực hiện hoạt động đại diện. Bên đại diện phải có trách nhiệm bảo quản tài sản, tài liệu được giao và phải trả toàn bộ tài sản, tài liệu đó cho bên giao đại diện khi kết thúc hoạt động đại diện. Bên đại diện phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản cho bên giao đại diện riêng biệt với tài sản của mình.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời 2 năm kể từ khi hợp đồng đại diện chấm dứt. Khi giao kết hợp đồng đại diện các bên có thể thỏa thuận thông tin nào được coi là bí mật. Nếu các bên không có thỏa thuận thì tùy vào điều kiện cụ thể để xem xét song các thông tin đó phải liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bên giao đại diện như bí quyết kinh doanh, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh tế, danh sách khách hàng….Những thông tin này chưa được công bố công khai và đã được tiết lộ cho bên đại diện trong khuôn khổ của hợp đồng đại diện. Nếu bên đại diện tiết lộ các thông tin này có thể làm phương hại đến công việc kinh doanh của bên giao đại diện.
Quyền của bên đại diện.
- Quyền hưởng thù lao: Bên đại diện được hưởng thù lao đối với các hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Mức thù lao và thời điểm được phát sinh quyền được hưởng thù lao do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện.
Mức thù lao thường là một tỉ lệ phần trăm nhất định tính trên các giá trị hợp đồng đã giao kết giữa bên giao đại diện và bên thứ ba. Các bên có thể thỏa thuận phương pháp xác định thù lao tùy theo điều kiện cụ thể của hợp đồng. Luật thương mại không ấn định thời điểm và các điều kiện phát sinh quyền hưởng thù lao mà sẽ do các bên tham gia hợp đồng tự do thỏa thuận. Trong thực tiễn kinh doanh, quyền được hưởng thù lao của bên đại diện thường phát sinh sau khi các hợp đồng giữa bên giao đại diện và bên thứ ba được giao kết nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Hợp đồng phải được giao kết trong phạm vi đại diện.
+ chỉ dẫn của bên giao dại diện đều được chấp hành nghiêm chỉnh.
+ Hợp đồng đó đã được giao kết dưới tác dụng của bên đại diện*.Tác động của bên đại diện đến việc giao kết hợp đồng giữa bên giao đại diện với bên thứ ba trước hết là tác động trực tiếp đến ý chí muốn giao kết hợp đồng của bên thứ ba như bên đại diện đã trực tiếp giao dịch với bên thứ ba và dẫn đến việc giao kết hợp đồng. Tác động này cũng có thể là ảnh hưởng gián tiếp đén việc giao kết hợp đồng giữa bên giao đại diện với bên thứ ba. Ví dụ. Sau khi được bên đại diện chắp nối để giao kết các hợp đồng lần đầu, bên thứ ba tự đến và giao kết hợp đồng với bên giao đại diện hoặc giới thiệu thêm các khách hàng mới. Pháp
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
luật của nhiều nước quy định rõ rằng hợp đồng được giao kết dưới cả hai loại tác động nói trên của bên đại diện thì bên đại diện đều có quyền được hưởng thù lao*. Luật thương mại Việt Nam chưa quy định cụ thể điều này. Do đó, tùy theo từng điều kiện cụ thể. Các bên cần xác định “tác động của bên đại diện” liên quan đến quyền hưởng thù lao của những người này. Các bên cũng có thể thỏa thuận rằng bên đại diện chỉ được hưởng thù lao khi bên giao đại diện đã thực hiện hợp đồng với bên thứ ba khi bên thứ ba đã thực hiện hợp đồng với bên giao đại diện.
- Nếu trong hợp đồng đại diện các bên không thỏa thuận mức thù lao thì mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo giá cả của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịc vụ*.
- Trong trường hợp các bên khô ng có thỏa thuận về thời hạn thanh toán thù lao cho bên đại diện và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm bên đại diện đã hoàn thành việc cung ứng dịch vụ đại diện*.
- Quyền yêu cầu thanh toán chi phí. Trong hợp đồng đại diện, các bên có quyền thỏa thuận về các nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan đến việc thực hiện hoạt động dại diện. Các bên có thể thỏa thuận mọi chi phí cho hoạt động đại diện do bên đại diện tự chịu, bên giao đại diện không có nghĩa vụ thanh toán các chi phí đó. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của bên đại diện. Điều 148 luật thương mại quy định: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền yêu cầu các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện.
- Quyền được cầm giữ tài sản,tài liệu được giao (Điều 149 luật thương mại năm 2005). Đây chất là một quyền được hưởng thù lao và thanh toán các chi phí hợp lý đã đến hạn. Vì để đảm bảo cho các quyền này được thực hiện, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao trong quá trình thực hiện hoạt động đại diện (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
* Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện đối với bên đại diện.
Mặc dù cả bên đại diện và bên giao đại diện đều có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đại diện nhưng người ta thường quan tâm đến nhiều hơn đến nghĩa vụ của bên giao đại diện. Điều đó xuất phát từ bản chất của quan hệ đại
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
diện, trong quan hệ này người ta phải thực hiện dịch vụ theo hợp đòng và theo quy định của pháp luật chủ yếu là bên đại diện. Tuy nhiên, theo quy định của luật thương mại Việt Nam hiện hành, bên giao đại diện cũng có một số quyền và nghĩa vụ sau:
- Nghĩa vụ của bên giao đại diện.
Điều 146 luật thương mai quy định: trừ trường hợp có quy định khác, bên giao đại diện có nghĩa vụ sau:
Nghĩa vụ thông báo: bên giao đại diện phải thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết. Đối với những hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên giao đại diện đã thực hiện, bên giao đại diện phải thông báo ngay việc chấp nhận hoặc không chấp nhận. Bên giao đại diện phải thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được hoặc không thực hiện được các hợp đồng trong phạm vi đại diện.
Nghĩa vụ cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện. Đây là nghĩa vụ mà bên giao đại diện phải thực hiện nhằm tạo điều kiện cho bên đại diện hoạt động nhưng cũng là để phục vụ cho lợi ích của chính họ.
Nghĩa vụ trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện. đây là nghĩa vụ quan trọng của bên giao đại diện. Thù lao mà bên giao đại diện thanh toán có thể bao gồm thù lao hợp đồng đại diện và những khoản thù lao phát sinh do bên đại diện phải thực hiện các nghĩa vụ ngoài những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đại diện. Ngoài ra, bên giao đại diện còn phải thanh toán cho bên đại diện những chi phí liên quan đến việc đại diện, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
- Quyền của bên giao đại diện.
Quyền của bên giao đại diện không được quy định thành một điều khoản cụ thể trong Luật thương mại. Do đó tính chất của hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng song vụ nên thông qua các nghĩa vụ của bên đại diện, có thể thấy được quyền của bên giao đại diện, có thể thấy được quyền của bên giao đại diện.
Đó là những quyền sau:
+Quyền không chấp nhận hợp đồng do bên đại diện ký không đúng thẩm quyền. Bên giao đại diện có quyền yêu cầu bên đại diện và khách hàng liên đới
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
bồi thường thiệt hại phát sinh nếu những người này cố ý xác lập thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền đại diện.
Quyền yêu cầu bên đại diện cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền.
Quyền đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ các chỉ dẫn đó.
2.2.Môi giới thương mại