Phương hướng phát triển hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về DỊCH vụ TRUNG GIAN THƯƠNG mại (đại DIỆN, môi GIỚI, ủy THÁC và đại lý) (Trang 56 - 62)

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAM

3.3. Phương hướng phát triển hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam

Hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ là mối quan tâm lớn của các thương nhân nói riêng để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và là mối quan tâm chung của xã hội, là yêu cầu cần chú trọng mà nhà nước mà nhà nước phải thực hiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhất là trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì hoạt động trung gian thương mại là công cụ kinh tế cực kì quan trọng mà ta phải biết tận dụng, đó là một biện pháp tạo nên thế mạnh cạnh tranh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

cũng như khả năng tự vệ trước sự tranh giành thị trường diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia.

Hướng phát triển của hoạt động này trong những năm tới là đẩy mạnh để tạo thành cầu nối giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.Trung gian thương mại tập trung vào xuất nhập khẩu, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thúc đẩy việc kinh doanh hàng hóa, kích thích nhu cầu tiêu dùng không chỉ trong nước mà vươn ra các quốc gia khác trong khu vực, tạo chỗ đứng cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trung gian thương mại được tăng cường theo hướng gắn kết với các hoạt động thương mại dịch vụ, đây là hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

3.4.Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về trung gian thương mại.

Luật thương mại cần thừa nhận thêm các hình thức trung gian thương mại khác như dịch vụ thương mại, vì trên thực tế không được quy định trong luật này vẫn diễn ra và có hiệu quả thực hiện tốt.Vấn đề thừa nhận nhằm tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh và đảm bảo quyền lợi cho thương nhân cũng như người tiêu dùng khi tham gia thực hiện các hoạt động này. Đây cũng là sự thể hiện cái nhìn bao quát, thông thoáng của luật pháp để khuyến khích các hoạt động trung gian thương mại trong nước và nước ngoài khi có ý định đầu tư vào Việt Nam.

Các văn bản pháp luật ban hành cần có sự tham khảo để phù hợp với các tập quán thương mại thế giới và pháp luật của quốc gia, cố gắng tạo mối dung hòa, tránh hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra, có vậy thì pháp luật trung gian thương mại mới được tuân thủ tốt và không trở thành rào cản đối với sự phát triển hoạt động trung gian thương mại khi thương nhân tiến hành trong và ngoài nước.

Điều quan trọng là các văn bản pháp luật đưa ra phải đảm bảo sự thống nhất, không để xuất hiện tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo quy định với các văn bản pháp luật đang có hiệu lực khác gây khó khăn, lúng túng trong quá trình áp dụng. Pháp luật phải tạo ra khung pháp lý để các hoạt động trung gian thương mại tuân thủ, phải có tầm bao quát, dự liệu được các vấn đề có thể xảy ra trên thực tế, tránh hiện tượng pháp luật chạy theo thực tế, đợi hoạt động đó xảy ra mới bắt đầu nghĩ đến việc tìm cách thức điều chỉnh, quản lý, như vậy sẽ có một

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

lỗ hỏng lớn về mặt pháp lý, những hoạt động trung gian thương mại của thương nhân bị bõ ngõ, nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước.

KẾT LUẬN

Cùng với chính sách mở cửa để hội nhập và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang chịu sự tác động và ảnh hưởng tới nền kinh tế của các nước trong khu vực cũng như kinh tế thế giới ngày càng nhiều. Để ổn định sự phát triển kinh tế của nước nhà, khẳng định vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế và nhanh chóng được các nước trên thế giới thừa nhận là nền kinh tế thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại Việt Nam cần phải có bước tiến mạnh mẽ, tạo nội lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam đi lên.

Việc xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doang trong và ngoài nước và đặc biệt Việt Nam chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới thị trường kinh doanh mang tầm cở quốc tế ngày càng mở ra cho thương nhân Việt Nam làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam mang tính cạnh tranh cao, gay gắt. Do đó, muốn tồn tại, thương nhân bắt buộc phải tìm ra phương thức để đưa hàng hóa, dịch vụ của mình tới người tiêu dùng và họ đã tìm đến dịch vụ trung gian thương mại như là một tất yếu của trong hoạt động của mình, đó là lý do để hoạt động trung gian thương mại luôn tồn tại và ngày càng phát triển trong hoạt động thương mại nói chung và nền kinh tế nói riêng.

Hoạt động trung gian thương mại được thực hiện càng đa dạng với nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong thương mại để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Do ngày càng phát triển nên mức độ ảnh hưởng cũng càng cao đòi hỏi cần có một hệ thống pháp lý chặt chẽ, hoàn thiện phù hợp để điều chỉnh các hoạt động này.Các văn bản pháp luật về trung gian thương mại phải đáp ứng được nhu cầu đặt ra của nền kinh tế là tạo hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và là cơ sở để các thương nhân hoạt động các dịch vụ trung gian đạt được hiệu quả cao nhất để góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật dân sự năm 2005 2. Luật thương mại năm 1997 3. Luật thương mại năm 2005

4.Giáo trình Luật thương mại năm 1997.

5. Giáo trình Luật thương mại năm 2005, trường đại học Luật Hà Nội 6.TH.s Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình Luật thương maị 1, Khoa Luật – trường đại học Cần Thơ.

7. Th.s Nguyễn Thị Vân Anh: “Các hình thức pháp lý chủ yếu của hoạt động trung gian thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3 (71) tháng 3/2006.

8. Th.s Nguyễn Thị Vân Anh: “ Một số ý kiến về khái niệm đại lí thương mại”, Tạp chí Luật học số 5/2006.

9. Th.s Nguyễn Thị Vân Anh: “Hoạt động đại diện cho thương nhân ở Việt Nam một số vấn đề pháp lý” Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8 (220)/2006.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về DỊCH vụ TRUNG GIAN THƯƠNG mại (đại DIỆN, môi GIỚI, ủy THÁC và đại lý) (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)