Điều kiện hưởng lương hưu và mức hưởng lương hưu hằng tháng

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về CHẾ độ hưu TRÍ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (Trang 32 - 38)

2.2. Những quy định của pháp luật về chế độ hưu trí ở Việt Nam

2.2.2. Điều kiện hưởng lương hưu và mức hưởng lương hưu

2.2.2.1. Điều kiện hưởng lương hưu và mức hưởng lương hưu hằng tháng

Khi về hưu thì điều băn khoăn nhất của người lao động là mình đã có đủ điều kiện hưởng lương hưu chưa. Hầu hết luật các nước đều quy định điều kiện để được nhận lương hưu là tuổi đời và số năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Về cơ bản thì số năm tham gia bảo hiểm xã hội và số tuổi sẽ tỉ lệ thuận với số tiền nhận được khi về hưu. Điều này phù hợp với nguyên tắc công bằng, đóng góp nhiều thì được hưởng nhiều. Nhìn chung thì độ tuổi hưởng lương hưu trung bình theo luật các nước dao động từ 45 đến 65 tuổi và có phân biệt giữa nam và nữ, còn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội dao động trong khoảng 15 đến 20 năm. Luật hưu trí Nhật Bản quy định tuổi nghỉ hưu về cơ bản điều kiện hưởng lương hưu của người lao động là 65 tuổi với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 25 năm trở lên. Ngoài ra người tham gia bảo hiểm có thể nhận lương hưu sớm từ 60 đến 64 tuổi, nhưng mức lương hưu sẽ bị giảm đi bằng 0,5% nhân với số tháng nhận lương hưu sớm, ngược lại nếu nhận lương hưu muộn từ 66 đến 70 tuổi mức lương hưu sẽ tăng lên là 0,7% nhân với số tháng nhận muộn(26). Luật Hưu trí của Pháp và Hy Lạp trước đây quy định độ tuổi nghỉ hưu là 55 đối với nữ và 60 đối với nam nhưng Dự luật cải cách hưu trí của hai nước này đã tăng tuổi nghỉ hưu thêm 5 tuổi nữa đối với 2 phái. Tuy nhiên dự luật này đã không được sự ủng hộ của quần chúng. Xu thế gần đây tại các quốc gia là để độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau. Tiêu biểu là các nước Lào, Philipin, Hàn Quốc, Thái Lan… Còn lại một số quốc gia còn phân biệt giữa độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ, trong số các quốc gia này có Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Đài Loan…

(26)

Nhìn ra nước ngoài, Tổng quan về hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội Nhật Bản, Tạp chí Bảo Hiểm Xã Hội, Số 6B/2009 (132).

Tại Việt Nam, theo kết quả của nghiên cứu về độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trên khía cạnh bình đẳng giới và bền vững quỹ bảo hiểm xã hội của của Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ngân hàng thế giới công bố ngày 10/8/2010 thì độ tuổi nghỉ hưu trung bình của người lao động nữ là 51 và nam là 55. Bộ luật Lao động Việt Nam quy định tuổi nghỉ hưu là đủ 55 đối với nữ và đủ 60 đối với nam(27), điều kiện về thời gian đóng góp cũng tương tự quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định tuổi nghỉ hưu và điều kiện nghỉ hưu như sau:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2của Luật này(28) có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này(29) có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;

b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Ngoài ra để bổ sung một số thiếu sót về phần đối tượng được hưởng chế độ hưu trí, Chính phủ đã quy định thêm một số đối tượng được hưởng chế độ hưu trí nhưng không thõa những điều kiện luật định. Các đối tượng này gồm có người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà

(27) Khoản 1 Điều 145 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007;

(28)Xem phần 2.2.1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tr25, 26;

(29)

Xem phần 2.2.1. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tr25, 26.

trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên(30). Những đối tượng này trong Luật không quy định được hưởng chế độ hưu trí hoặc quy định không rõ ràng dẫn đến việc quyền lợi chính đáng của họ không được đảm bảo. Luật cũng như các văn bản hướng dẫn cho phép những đối tượng này được hưởng những ưu tiên nhất định nhằm thu hút lực lượng lao động vào làm trong các địa bàn, lĩnh vực này. Mục đích là tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền và các lĩnh vực, làm cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì luật cũng quy định điều kiện hưởng lương hưu là tuổi đạt 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Cùng với điều kiện về tuổi là điều kiên về thời gian tham gia là 20 năm. Luật cũng quy định đối tượng này nếu nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.(31) Cả 2 văn bản luật đều quy định phân biệt tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ. Như đã đề cập ở phần trên thì điều này đi ngược lại với xu thế chung của thế giới hiện nay. Xu thế hiện nay là tăng tuổi nghỉ hưu và điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như nhau. Hiện nay do đời sống phát triển nên sức khỏe của con người cũng được cải thiện, tuổi thọ của người dân cũng tăng lên. Việc có tăng tuổi nghỉ hưu hay không cũng là việc nên tính đến. Tuy nhiên khi tăng tuổi nghỉ hưu cũng cần phải lưu ý đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước, quyền lợi của người nghỉ hưu trước tuổi cũng như những phúc lợi mà người nghỉ hưu đúng tuổi được nhận. Nếu không xem xét kỹ vấn đề này sẽ dễ xảy ra tình trạng như ở Pháp và Hy Lạp vào năm 2010(32). Còn vấn đề tăng độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới có nhiều ý kiến cho rằng nên tăng vì thực tế tuổi thọ của nữ giới thường cao hơn nam giới. Theo người viết thì khi đề cập đến vấn đề này chúng ta nên lưu ý 2 vấn đề:

Đầu tiên, tuy khoa học đã chứng minh nữ giới thường sống lâu hơn nam giới nhưng không vì thế mà chúng ta tăng tuổi nghỉ hưu cho nữ bằng với nam giới. Bởi vì khi bước vào tuổi trung niên thì sức khỏe của phụ nữ không còn tốt như nam giới ở cùng độ tuổi đó cho nên không thể đảm nhận công việc nặng nhọc như nam giới

(30) Khoản 3, 4 Điều 26 Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc.

(31) Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2006;

(32) Khi đó, Chính phủ hai nước này đã bất chấp sự phản đối của người lao động và các tổ chức Công đoàn để đưa ra Dự luật cải cách hưu trí. Dự luật này định tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động nhưng không tăng lương hưu cũng như các khoản phúc lợi xã hội khác. Dự luật đã gây làn sóng phản đối mạnh mẽ của nhân dân và châm ngòi cho nhiều xung đột xã hội khác. Cuộc đấu tranh của người lao động đã gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế quốc gia, nhất là tại nước Pháp nhưng Chính phủ vẫn không nhượng bộ.

nhất là ở các ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, hóa chất... Việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ ở nhóm ngành này là không khả thi. Tuy nhiên đối với những công việc lao động trí óc thì không có bằng chứng nào chứng minh rằng nữ giới làm việc kém hiệu quả hơn nam giới. Việc cho họ nghỉ hưu như hiện nay đôi khi là làm mất cơ hội thăng tiến của họ.

Tiếp đến, cũng về vấn đề thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Luật hiện nay quy định nữ giới nghỉ hưu sớm hơn nam giới nhưng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là như nhau. Như vậy có phải là nữ giới “đóng ít nhưng hưởng nhiều hay không?”.

Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã nghiên cứu về độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trên khía cạnh bình đẳng giới và bền vững quỹ bảo hiểm xã hội đã đưa ra đề xuất về vấn đề trên như sau:

Đề xuất đầu tiên là lao động nữ được quyền lựa chọn nghỉ hưu sớm 5 năm;

hoặc tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và làm việc đến 60 tuổi như nam giới với thời điểm thực hiện bắt đầu từ năm 2011. Phụ nữ vẫn được hưởng quyền lương hưu khi đủ 55 tuổi như quy định hiện tại và công thức tính lương hưu của nữ giới dần dần được thay đổi để bình đẳng với nam giới.

Đề xuất thứ hai là tăng tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ. Theo đó, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ phụ thuộc vào tốc độ tăng tuổi nghỉ hưu với thời điểm đồng loạt áp dụng từ năm 2011. Như vậy, nếu lộ trình tăng dần 4 tháng mỗi năm thì đến năm 2025, lao động nữ sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi 60. Nếu lộ trình 6 tháng/năm, quá trình chuyển đổi hoàn thành vào năm 2020 và với thời gian tăng độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới lên 1năm/ mỗi năm, giai đoạn chuyển đổi sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Được biết kiến nghị sửa đổi độ tuổi nghỉ hưu cho nữ giới đã được ILSSA đề xuất từ năm 1997 với các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến nay, việc sửa đổi này vẫn đang trong quá trình xem xét, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh, thực tiễn.

Để bảo đảm quyền lợi của người lao động, luật Việt Nam có quy định điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng với mức thấp hơn cho người lao động nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng đầy đủ(33). Theo đó người lao động được hưởng hưu hằng tháng với mức thấp hơn khi rơi vào các trường hợp sau: người lao động đủ điều kiện về tuổi đời theo luật định mà chưa đủ 20 năm đóng

(33) Khoản 2 Điều 145 Bộ Luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007, Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2006.

bảo hiểm xã hội nhưng ít nhất đã có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên chua đủ điều kiện về tuổi đời nhưng ít nhất đã đủ 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định của Chính phủ, đã đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Vấn đề này chúng ta nên quy định rõ mức suy giảm khả năng lao động riêng cho từng nhóm ngành. Bởi vì đối với các ngành lao động chân tay thì mức suy giảm 61% là hầu như không còn khả năng lao động nữa. Tuy nhiên đối với các ngành lao động trí óc, nhất là trong giới khoa học, thì vấn đề suy giảm 61% khả năng lao động đôi khi không phải là trở ngại. Nếu cho đối tượng này được về hưu sớm thì vô tình chúng ta đã tước đi cơ hội cống hiến của họ, gây thiệt hại cho đất nước.

b. Mức hưởng lương hưu hằng tháng

Về vấn đề mức hưởng lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng, theo quan điểm của người viết thì không nên phân biệt tỷ lệ tăng lương hưu theo từng năm của nam và nữ việc này có lẽ không hợp lý.

Theo một số ý kiến ủng hộ thì cho rằng sự chênh lệch này xuất phát từ việc ưu tiên cho nữ giới do đặc thù về thể chất cũng như vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội. Sự giải thích này không thõa đáng vì khi nam giới về hưu muộn hơn nữ giới nhưng tỷ lệ tăng lương hưu theo từng năm lại thấp hơn là không công bằng. Khi về hưu thì nam giới hay nữ giới đều có điểm chung là không thể lao động tốt được nữa và phải sống nhờ vào gia đình. Như vậy thì tại sao lại có sự phân biệt này?

Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng lương hưu hằng tháng đối với người đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng là 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội dùng để tính trợ cấp một lần quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60(34) của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%

đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Về chế độ hưu trí hằng tháng với mức thấp hơn thì người nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động mà thõa mãn điều kiện để hưởng chế độ hưu trí với mức thấp hơn thì được hưởng lương hưu giống như đối tượng hưởng chế độ hưu trí đầy đủ. Tuy nhiên do nghỉ hưu sớm hơn quy định nên lương hưu của nhóm đối tượng này sẽ giảm 1%/ mỗi năm nghỉ trước tuổi. Quy định này là cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn định của quỹ lương hưu và khuyến khích người lao động tích cực đóng góp.

(34) Xem phụ lục 1

Luật cũng quy định mức lương hưu tối thiểu bằng mức lương tối thiểu chung và Chính phủ sẽ điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế nhưng trong tình hình lạm phát tăng cao trong những năm gần đây thì vấn đề này cũng khá nan giải. Như chúng ta đã biết, hiện nay giá cả các mặt hàng đều tăng lên từng ngày, từng giờ. Chính vì lẽ đó mà mức giá sinh hoạt cũng tăng theo. Trong khi đó tình trạng “giá chạy theo lương”, “lương chưa lên mà giá đã lên” vẫn chưa khắc phục được. Đời sống của người đang lao động còn khó khăn nói chi đến người lao động về hưu, nhất là đối tượng cán bộ, công chức, người lao động có thu nhập thấp. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, mức lương của cán bộ, công chức và những người làm trong các cơ quan nhà nước hiện nay quá thấp. Thực tế là hiện nay những đối tượng này không thể trang trải hết mọi chi phí với đồng lương của mình, nhất là trong tình hình bão giá như hiện nay. Trong khi đó luật quy định mức lương hưu tối thiểu bằng mức lương tối thiểu chung, sắp tới (tháng 5 năm 2011) mức lương tối thiểu chung là 830.000/tháng. Với 830.000/tháng thì dùng được vào việc gì? Đặc biệt đối với những người lao động về hưu mà con cái vẫn chưa đến tuổi lao động, người neo đơn, người nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động… Cho nên vấn đề lương hưu nên cần xem xét lại.

Ngoài việc điều chỉnh mức hưởng lương hưu thì để mức đóng bảo hiểm xã hội luôn hợp lý, luật cũng quy định việc điều chỉnh tiền lương tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung. Đối với các đối tượng khác thì mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. Còn đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Khi điều chỉnh tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội thì điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Luật cũng quy định các trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng gồm các trường hợp: chấp hành hình phạt tù nhưng không được

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về CHẾ độ hưu TRÍ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)