Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về CHẾ độ hưu TRÍ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (Trang 50 - 56)

“Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định” Tuy nhiên Nghị định 152/2006/NĐ – CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc không quy định chi tiết trường hợp này. Điều này dẫn đến thực trạng người lao động, nhất là lao động nữ làm các công việc như giảng dạy, nghiên cứu khoa học… bị ảnh hưởng quyền lợi do bị buộc phải nghỉ hưu sớm. Người viết kiến nghị Chính phủ nên quy định rõ “trường hợp đặc biệt khác” là như thế nào và lưu ý đến đối tượng vừa nêu.

Bên cạnh đó tại điểm d khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định rằng một trong những điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu là “ra nước ngoài định cư”. Tuy nhiên trong trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và mới bắt đầu nghỉ hưu hay mới nghỉ hưu được một thời gian nhất mà ra nước ngoài định cư thì phải xử lý như thế nào? Trường hợp này ta có thể vận dụng khoản 5 Điều 15 là ủy quyền cho người khác nhận. Nhưng trường hợp họ không có người tin cậy để ủy quyền hay họ có nhu cầu nhận một lần để có một số tiền đi định cư thì Luật không thấy quy định và các văn bản hướng dẫn cũng không thấy đề cập. Luật chỉ quy định vấn đề nhận trợ cấp một lần ở Điều 56. Theo người viết thì chúng ta nên cho phép người lao động được phép nhận trợ cấp một lần theo dạng người không đủ điều kiện

hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Phương án này vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa đỡ được rắc rối cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Vấn đề điều kiện được hưởng lương hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 52 cũng chưa hợp lý. Luật quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động là có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Theo người viết thì thời gian này là quá dài vì theo danh mục của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành thì có một số ngành người lao động không thể làm được đến 15 năm. Người viết kiến nghị không nên quy định một mốc bất di bất dịch như thế mà nên đưa thời gian đó về mức chung đối với tất cả các ngành. Còn về phần sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng do môi trường làm việc thì chúng ta nên quy về cho chế độ bệnh nghề nghiệp. Nếu đối tượng này muốn hưởng chế độ hưu trí thì chuyển sang phương thức tự nguyện và người sử dụng lao động, nhà nước cũng như chính bản thân họ sẽ liên đới đóng góp cho đến khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội đã được ban hành cách đây 5 năm. Tuy nhiên những bất cập trong quá trình thực hiện vẫn còn đó. Chế độ hưu trí là chế độ không thể thiếu đối với người lao động, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Mặc dù có một số bất cập nhưng chế độ hưu trí trong luật Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì sự công bằng và ổn định xã hội. Đó là cơ sở để phát triển đất nước. Có thể nói chế độ hưu trí đã giúp cho người lao động có một chỗ dựa vững chắc trong tương lai để yên tâm lao động sản xuất trong hiện tại. Ý thức được tầm quan trọng của chế độ này nên Đảng và nhà nước đã không ngừng sửa đổi, bổ sung những chính sách nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí. Tin chắc rằng với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với sự cố gắng của toàn xã hội thì pháp luật về chế độ hưu trí cho người lao động của Việt Nam sẽ dần hoàn thiện, đáp ứng sự mong mỏi của người lao động.

KẾT LUẬN

Chế độ hưu trí ra đời đánh dấu bước ngoặc quan trong trong lịch sử phát triển của loài người. Chế độ hưu trí giúp người lao động giảm nhẹ rủi ro trong cuộc sống đồng thời giúp giảm gánh nặng cho nhà nước trong việc chăm lo cho đời sống của người lao động. Thông qua chế độ hưu trí, nhà nước có thể tạo ra sự ổn định trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia.

Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chế độ hưu trí cũng như những bất cập trong việc thực hiện chế độ hưu trí cho người lao động ta có thể đánh giá rằng: chế độ hưu trí là một sản phẩm tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội. chế độ hưu trí đã được khai sinh và sẽ không thể bị mất đi khi con người còn lao động. Bên cạnh đó, chế độ hưu trí còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội khác. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chế độ hưu trí là việc làm rất quan trọng. Tuy nhiên việc này phải được thực hiện đồng bộ với các chính sách về dân số, phân công lao động, chính sách về kinh tế.

Chính sách của Nhà nước về chế độ hưu trí ở Việt Nam đã phần nào phản ánh được bản chất của nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Nhưng do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên những bất cập trong thực tiễn áp dụng luật vẫn xảy ra. Có thể kể đến những bất cập như trong việc xác định tuổi nghỉ hưu, chính sách tiền lương, vấn đề quỹ hưu trí. Qua những nội dung đã tìm hiểu, người viết cũng đề xuất một số vấn đề nhằm khắc phục những bất cập cũng như đưa ra những kiến nghị trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí. Đất nước ta đã đổi mới được hơn 20 năm. Trong hơn 20 năm đã qua, Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt. Trong thời gian tới, với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước, hy vọng chính sách hưu trí của Việt Nam sẽ hoàn thiện hơn, đáp ứng mong mỏi của người lao động và thể hiện rõ bản chất ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

v Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

2. Bộ luật lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007.

3. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

4. Công ước số 102 (năm 1952) của tổ chức Lao động thế giới về các quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội.

5. Nghị định số 152/2006/NĐ – CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

6. Nghị định số 11/2011/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ.

7. Nghị định số 143/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu.

8. Nghị định số 184/2007/ NĐ – CP ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã nghỉ việc.

9. Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.

10. Nghị định số 23/2011/ NĐ – CP ngày 04 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã nghỉ việc.

11. Nghị định số 166/2007/ NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

12. Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

13. Nghị định số 22/2011/ NĐ – CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

14. Thông tư số 03/2007/ TT – BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ – CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2007 của Thủ tướng Chính phủ.

16. Thông tư số 31/2007/TT – BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 184/2007/ NĐ – CP ngày 17 tháng 12 năm 2007 và Nghị định số 166/2007/ NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ.

17. Thông tư số 15/2010/TT – BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2010 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 29/2010/ NĐ – CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 28/2010/ NĐ – CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ.

18. Điều lệ Bảo hiểm xã hội (Ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ)

v Sách, báo, tạp chí

1. Giáo trình Luật An sinh xã hội, Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, năm 2005.

2. Tài liệu học tập Luật an sinh xã hội, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, năm 2009.

3. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia.

4. Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Như Ý chủ biên, tr864

5. Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức khi dân số già hóa, Giang Thanh Long, Diễn đàn phát triển Việt Nam, tháng 4 năm 2004.

6. Thi hành Luật Bảo hiểm xã hội: Từ hướng dẫn đến thực tiễn, Ts. Nguyễn Hữu Chí, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4 (97) tháng 4/2007.

7. Pháp luật về an sinh xã hội – Một số nghiên cứu, so sánh và kiến nghị, Ts.

Lê Thị Hoài Thu, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 11 (235)/2007.

8. Chế độ bảo hiểm hưu trí, Nguyễn Kim Phụng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số S8/2009.

9. Nhìn ra nước ngoài, Tổng quan về hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội Nhật Bản, Tạp chí Bảo Hiểm Xã Hội, Số 6B/2009 (132), 17/01/2011.

10. Tổng cục thống kê, Thống kê kinh tế - xã hội năm 2010.

v Các trang thông tin điện tử

1. Tamnhin.net: Biểu tình cải cách chế độ hưu trí.

http://www.tamnhin.net/Ansinhxahoi/1510/Bieu-tinh-cai-cach-che-do-huu- tri.html[truy cập ngày 6/01/2011]

6/01/2011]

3. Hanoimoionline. Bãi công phản đối cải cách hưu trí gây ảnh hưởng nghiêm trong tai Pháp.

http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/The_gioi/385585/bai-cong-phan- doi-cai-cach-huu-tri-gay-anh-huong-nghiem-trong-tai-phap.[truy cập ngày 6/01/2011]

4. VOVnews: Quốc Quốc hội Hy Lạp thông qua cải cách hưu trí.

http://vovnews.vn/Home/Quoc-hoi-Hy-Lap-thong-qua-cai-cach-huu- tri/20107/148936.vov[truy cập ngày 06/01/2011]

5. Cổng thông tin bảo hiểm Việt Nam: Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm

http://www.webbaohiem.net/kiến-thức-chung/1238-cac-khai-nim-va-nguyen- tc-c-bn-trong-bo-him.html[truy cập ngày 22/01/2011]

6. Cổng thông ti bảo hiểm Việt Nam: Lịch sử phát triển

http://www.webbaohiem.net/kiến-thức-chung/1239-lch-s-phat-trin.html 7. Một số vấn đề về chính sách hưu trí- T.s Nguyễn Huy Ban

http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/lao-dong-tien-

luong/2009/8391/Mot-so-van-de-ve-chinh-sach-huu-tri.aspx[truy cập ngày 11/02/2011]

8.http://tintuc.xalo.vn/00371823/Bai_3_Thanh_tuu_thoi_ky_doi_moi_o_Viet _Nam_Con_duong_di_len_CNXH_hinh_thanh_nhung_net_co_ban.html[cập nhật ngày 24/01/2011]

9. Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn

10.Việt báo: Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới

http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhin-lai-nen-kinh-te-Viet-Nam-qua-20-nam-doi- moi/65052003/87/[cập nhật ngày 19/02/2011]

11. http://congdan.vn/vi/spds/id1319-p19/Lao-dong-tien-luong[ cập nhật ngày 21/02/2011]

12. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, Tổng quan về Luật bảo hiểm xã hội http://www.bhxhquangnam.gov.vn/index.php?option=com_content&task=vie w&id=135&Itemid=282[cập nhật ngày 24/02.2011]

13. Tạp chí Bảo hiểm xã hội,www.Tapchibaohiemxahoi.org.vn

14. Đã đến lúc sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội, Tạp chí Đại biểu nhân dân, http://daibieunhandan.vn

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về CHẾ độ hưu TRÍ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)